Khi mang thai hệ thống miễn dịch của cơ thể người mẹ hoạt động kém hơn bình thường, nguy cơ mắc các bệnh nhiễm trùng vì thế sẽ tăng lên. Tiêm phòng trước khi mang thai là cách tốt nhất để bảo vệ cho cả mẹ và con tránh khỏi những nguy hiểm, bệnh tật trong thời gian nhạy cảm này. Vậy những loại vắc-xin nào bạn nên tiêm phòng khi chuẩn bị mang thai?
.
Tiêm phòng trước khi mang thai để bảo vệ mẹ và bé
Vì sao nên tiêm phòng trước khi mang thai?
Khi mang thai, hệ thống miễn dịch của cơ thể người mẹ hoạt động kém hơn bình thường. Nguy cơ mắc các bệnh nhiễm trùng của bạn cũng vì vậy mà tăng lên. Một số bệnh chỉ gây ra những triệu chứng khó chịu thông thường. Tuy nhiên, số khác lại có thể gây những ảnh hưởng nặng nề đến sức khỏe của bạn và bé trong bụng. Tiêm phòng là cách tốt nhất để bảo vệ bạn khỏi những nguy hiểm không đáng có này. Ngoài ra, khi mang thai nghĩa là bạn đang chia sẻ mọi thứ cho thai nhi. Nếu nhận được vắc-xin, bạn không chỉ bảo vệ bản thân mà bạn còn đang cho con một sức đề kháng ngay từ khi còn trong bụng mẹ.
Những loại vắc-xin bạn nên tiêm phòng trước khi mang bầu
– Tiêm phòng Rubella: Bạn có biết 90% các trường hợp nhiễm Rubella trong 3 tháng đầu thai kỳ có thể gây dị tật thai nhi hoặc sảy thai? Virut Rubella gây ảnh hưởng đến não, tim, tai và mắt của thai nhi, thậm chí có thể làm thai nhi tử vong.
– Tiêm phòng sởi: Nếu mắc bệnh sởi khi mang thai, nguy cơ dị dạng thai nhi cũng rất cao. Ngoài ra, bị sởi khi mang thai có thể gây sảy thai, sinh non hoặc thai chết lưu.
– Tiêm phòng Quai bị: Virut quai bị có thể làm viêm nhiễm buồng trứng, đồng thời phá hủy tế bào trứng, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe sinh sản của phụ nữ. Ngoài ra, quai bị có thể gây dị tật bẩm sinh, sinh non và thai chết lưu. Đặc biệt, nếu mẹ bầu bị nhiễm quai bị trong tam cá nguyệt thứ nhất và thứ ba của thai kỳ.
Hiện nay, bạn có thể chủ động phòng ngừa sởi, quai bị và Rubella chỉ với một mũi vắc-xin 3 trong 1 (MMR ). MMR rất hiệu quả và an toàn, có thể giảm từ 90-95% nguy cơ nhiễm bệnh. Một số người có thể đã tiêm phòng MMR khi còn nhỏ và có khả năng miễn dịch với “bộ ba” này. Tuy nhiên, cho dù đã được tiêm phòng từ trước, bạn vẫn nên xét nghiệm lại. Nên tiêm phòng MMR một tháng trước thụ thai.
– Tiêm phòng Thủy đậu: Đã từng bị thủy đậu hay may mắn thoát khỏi căn bệnh này khi còn nhỏ không có nghĩa bạn hoàn toàn miễn dịch. Thậm chí, nếu đã tiêm phòng thủy đậu khi còn nhỏ, bạn cũng nên tiêm phòng thêm một mũi tăng cường. Giống như MMR, bạn cũng nên tiêm ngừa thủy đậu trước khi mang thai ít nhất khoảng 1 tháng.
– Tiêm phòng Cúm: Cúm có thể xảy ra theo mùa hoặc thành dịch. Virus Cúm có thể qua nhau thai và ảnh hưởng tới sự phát triển bình thường của thai nhi, nhất là trong 3 tháng đầu tiên khi mà các cơ quan đang trong quá trình hình thành. Bằng việc tiêm phòng các chủng Cúm mùa trước khi mang thai, bạn sẽ giảm được khoảng 70% nguy cơ mắc Cúm trong suốt 1 năm tiếp theo. Bạn nên tiêm phòng Cúm từ 2-3 tháng trước khi mang bầu để vắc-xin bắt đầu phát huy tác dụng.
Cảm cúm khi mang thai có thể gây ra những biến chứng nghiêm trọng
– Tiêm phòng HPV: Nếu dưới 26 tuổi, bạn nên tiêm phòng virus HPV gây bệnh Ung thư cổ tử cung. Vắc-xin này bao gồm 3 mũi tiêm, kéo dài trong 6 tháng và không được tiêm khi đang mang thai. Vì vậy, bạn nên tính toán thời gian phù hợp với thời gian mang thai.
– Tiêm phòng Viêm gan B: Viêm gan siêu vi B có thể lây truyền từ người mẹ bị bệnh sang con qua đường máu. Vì vậy, bạn nên tiêm phòng từ trước khi mang thai, càng sớm càng tốt để tránh nguy cơ mắc bệnh cho cả mình và em bé. Bạn cũng có thể tiêm khi đang mang thai nếu như bác sỹ thấy phù hợp.
Bằng cách tiêm phòng trước khi mang thai, bạn có thể giúp bản thân và con yêu phòng tránh được nhiều bệnh giúp thai kỳ và quá trình chăm sóc con trở nên nhẹ nhàng thuận lợi hơn.
Xem thêm: Một số lưu ý khi tiêm phòng trước khi mang thai
.
DS. Minh Phương
108 thoughts on “Tiêm phòng trước khi mang thai”
Em năm nay 25 tuổi đnag có ý định kết hôn và muốn sinh con luôn, khi còn nhỏ em đã tiêm phòng và cũng đã từng bị thuỷ động, sởi và quai bị. Vậy em muốn hỏi e có phải tiêm các tiêm phòng đó lại ko?
Chào bạn Linh,
Bệnh sởi, quai bị, thủy đậu sinh miễn dịch trọn đời nếu bạn đã từng bị mắc bệnh. Tuy nhiên, cũng có tái nhiễm nhưng rất hiếm. Nếu cẩn trọng, bạn có thể tiêm phòng trước khi mang thai để yên tâm hơn bạn nhé!
Chúc bạn mạnh khỏe và sớm có tin vui!
Tiem vacxin ngua utct sau may thang co e be thj tot
Chào bạn,
Vaccine phòng HPV chống chỉ định cho phụ nữ có thai vì hiện tại chưa có bất cứ thử nghiệm lâm sàng trên phụ nữ có thai. Vì vậy bạn nên hoàn thành 3 mũi tiêm trước khi mang thai, hoặc nếu lỡ mang thai khi chưa hoàn thành xong 3 mũi tiêm thì cần phải ngừng lại liệu trình và đợi sau khi sinh em bé mới tiếp tục.
Nhà sản xuất cũng như các cơ quan giám sát không đưa ra bất cứ khuyến cáo nào về thời gian tránh thai sau khi tiêm phòng HPV, tuy nhiên để đảm bảo an toàn bạn nên mang thai sau khi tiêm phòng ít nhất 1 tháng.
Khi dự định có thai bạn cũng nên bắt đầu bổ sung các vitamin và khoáng chất để cơ thể sẵn sàng cho việc mang thai và phòng ngừa các dị tật cho thai nhi. Có thể sử dụng các thuốc bổ đa vi chất như PM Procare để bổ sung:
– Acid folic 400 mcg theo khuyến cáo bổ sung từ trước khi mang thai và trong 3 tháng đầu thai kỳ giúp phòng ngừa 70% dị tật ống thần kinh thai nhi.
– Sắt: bổ sung sắt và acid folic trước khi mang thai, trong suốt quá trình mang thai giúp giảm đáng kể tỉ lệ sinh non, sảy thai, thai lưu, thiếu máu, suy dinh dưỡng…
– DHA và EPA giúp tăng khả năng thụ thai, tăng cường sự phát triển não bộ, thị giác và hệ miễn dịch của thai nhi, giảm các biến chứng trong thai kỳ như tiền sản giật, đái tháo đường, sinh non. Thành phần dầu cá tự nhiên dạng Triglyceride và tỉ lệ DHA/EPA~ 4/1 là tỉ lệ hấp thu tối ưu qua nhau thai.
– Các vitamin và khoáng chất khác như i-ốt, kẽm, magie, vitamin A, B, C, D, E…
Chúc bạn và gia đình mạnh khỏe,
Chào bác sĩ !
Cho e hỏi e vừa mới tiêm phòng viêm gan B nhắc lại lần cuối và cúm nhắc lại (vì cúm hết hạn mà chưa mang thai nên bác sĩ cho tiêm nhắc lại) và dặn e sau 1tháng mới được mang thai.Nhưng nếu em lỡ mang thai trong tháng tiêm phòng(tức chưa qua tg 1tháng bs dặn)thì có ảnh hưởng gì tới thai nhi không ạ!
Cảm ơn ạ!mong co câu trả lời sớm từ các bs ạ!
Chào bạn Lệ,
Về nguyên tắc thì vaccine viêm gan B và vaccine phòng cúm thuộc nhóm vaccine bất hoạt, do đó tương đối an toàn và nhà sản xuất cũng không chống chỉ định trong thai kỳ. Tuy nhiên để chắc chắn và đảm bảo cơ thể có đủ thời gian tạo ra kháng thể đề kháng với virus thì các chuyên gia khuyến cáo nên mang thai sau khi tiêm ít nhất 1 tháng. Nếu bạn đã lỡ mang thai trong thời gian đó thì cũng không cần quá lo lắng. Trong giai đoạn sớm của thai kỳ liên kết thai còn lỏng lẻo, vì vậy bạn nên hạn chế các vận động mạnh và nhớ bổ sung đầy đủ các vitamin và khoáng chất qua thuốc bổ như PM Procare, PM Procare Diamond để em bé phát triển toàn diện về thể chất và trí tuệ.
Chúc bạn và gia đình mạnh khỏe,
E vua di tiem rubella ve. Bac si bao phai 1 thang sau moi tiem dc vac xin cum. Va nhu bac si vua tiem cho e noi thi vac xin cum pai bat buoc tiem trc khi mag bau 3 thag. Xin hoi bac si la neu e tiem vac xin cum dc 2 thag ma e co bau thi co anh huong gi toi thai nhi k a? Cam on bac si da dah thoi gian trao doi.
Chào bạn,
Về nguyên tắc thì vaccine phòng cúm là vaccine bất hoạt nên khá an toàn, nhà sản xuất cũng không chống chỉ định trong thai kỳ. Tuy nhiên do lo ngại thành phần chất bảo quản thiomersal (một loại thủy ngân hữu cơ) trong vaccine cúm nên một số chuyên gia khuyến cáo tốt nhất nên tiêm phòng trước khi mang thai 1-3 tháng. Nếu lỡ có bầu sau khi tiêm phòng chưa đủ 2 tháng thì bạn cũng có thể yên tâm, cho đến thời điểm hiện tại vẫn chưa có báo cáo nào về việc vaccine cúm gây ảnh hưởng đến thai nhi.
Trước khi mang thai bạn cũng nên bổ sung các vitamin và khoáng chất quan trọng như:
– Acid folic 400 mcg theo khuyến cáo giúp phòng ngừa dị tật ống thần kinh thai nhi.
– Sắt phòng ngừa thiếu máu thiếu sắt khi mang thai. Bổ sung sắt và acid folic trước khi mang thai giúp giảm đáng kể tỉ lệ sinh non, sảy thai, thai lưu, thiếu máu, suy dinh dưỡng…
– DHA và EPA giúp tăng khả năng thụ thai, tăng cường sự phát triển não bộ, thị giác và hệ miễn dịch của thai nhi. Nên chọn loại dầu cá tự nhiên dạng Triglyceride và tỉ lệ DHA/EPA~ 4/1 bởi đây là tỉ lệ hấp thu tối ưu qua nhau thai.
– Các vitamin và khoáng chất khác như i-ốt, kẽm, magie, vitamin A, B, C, D…
Thường thì chế độ ăn khó đảm bảo được hàm lượng các vitamin và khoáng chất theo nhu cầu của phụ nữ mang thai nên bạn có thể bổ sung qua các loại thuốc bổ uy tín trên thị trường như PM Procare.
Chúc bạn mạnh khỏe và sớm có tin vui,
Cam on bac si. Cho e hoi them la e dịnh thang 2 -2017 mang bau thi bay gio tiem phong rubela va cum dc k a? Mong som nhan dc cau tra loi.
Chào bạn,
Vaccine Rubella nên tiêm trước khi mang thai ít nhất 3 tháng và vaccine phòng cúm tiêm trước khi mang thai 1-2 tháng. Vaccine phòng cúm sẽ có hiệu lực trong 1 năm, như vậy hiện tại bạn có thể tiêm 2 loại vaccine này được.
Chúc bạn mạnh khỏe và sớm có tin vui,