Bệnh cúm đối với người bình thường đã đáng ngại, với bà bầu thì lại càng phức tạp hơn. Với phụ nữ mang thai, khi hệ miễn dịch suy giảm cùng với những thay đổi trong cơ thể có nguy cơ làm bệnh cúm lâu khỏi hoặc trầm trọng hơn, ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.
[toc]
Virus cúm lây lan, phát tán như thế nào?
Bệnh cúm là bệnh nhiễm trùng đường hô hấp, do virus gây ra. Bệnh cúm rất dễ lây lan bởi virus cúm phát tán và tiến triển với tốc độ nhanh chóng. Ở những nơi có khí hậu nóng ẩm như nước ta, bệnh cúm rất dễ lây từ người này sang người khác thông qua dịch tiết đường hô hấp từ khoảng cách xa đến hơn 2m.
Các chuyên gia y tế cho rằng virus cúm phát tán chủ yếu bởi vô số phân tử nước khi người bị cúm ho và hắt hơi – 2 triệu chứng rất phổ biến của bệnh cúm. Những giọt nước li ti này được bắn vào không khí, sau đó có thể vô tình rơi vào miệng, mũi hoặc có thể bị hít vào phổi của những người ở gần khu vực xung quanh.
Nếu bệnh nhân nói chuyện với người đối diện mà không đeo khẩu trang, virus cúm cũng dễ dàng thoát ra bên ngoài và tiếp cận vật chủ mới. Khoảng thời gian virus cúm phát tán thường bắt đầu trước cả khi người bệnh cảm thấy không khỏe hoặc chỉ mới xuất hiện một vài triệu chứng đầu tiên.
Ngoài ra, người bệnh cũng có khuynh hướng dùng tay để che miệng khi hắt hơi hoặc ho, sau đó tiếp tục sinh hoạt bình thường mà không rửa tay. Điều này vô tình khiến cho người khác bị nhiễm virus cúm khi chạm vào bề mặt của các vật có chứa virus cúm rồi đưa tay sờ lên miệng, mũi hoặc có thể là dụi mắt của mình. Virus cúm có khả năng bám vào các loại vật dụng như mặt bàn, điện thoại, cốc nước, đũa, bát… và tồn tại đến 48 giờ sau để tìm cơ hội xâm nhập cơ thể con người.
Dấu hiệu bệnh cúm: Người nhiễm virus cúm thường có các biểu hiện như:
- sốt tương đối cao (trên 39 độ C),
- lúc nóng, lúc lạnh,
- đau đầu,
- toàn thân nhức mỏi,
- thường thì sau khi hạ sốt sẽ có các triệu chứng như là ngạt mũi, chảy nước mũi, đau họng… khiến thể lực của người bệnh tiêu hao lớn và hồi phục chậm.
Bệnh cúm ảnh hưởng thai phụ thế nào?
Trước hết, cần khẳng định rằng phụ nữ khi mang thai dễ bị lây nhiễm cúm hơn và khi bị cúm thì thường nặng hơn người khác.
Điều này có thể lý giải là do cơ thể của thai phụ đặc biệt nhạy cảm với các tác nhân gây bệnh, hơn nữa, hệ miễn dịch suy giảm khi phụ nữ bắt đầu mang thai khiến họ dễ bị nhiễm khuẩn, mắc ho, cảm lạnh và cúm. Tỷ lệ tử vong của cúm cũng tăng lên nhiều đối với phụ nữ mang thai.
Điều đáng lo ngại là không chỉ cúm mà hầu hết những bệnh do virus gây ra ở phụ nữ mang thai thường kéo dài hơn ở những phụ nữ khác. Trung bình 1 trường hợp bệnh cúm có thể kéo dài từ 3 – 4 ngày. Nhưng với phụ nữ mang thai có thể lâu hơn vài ngày.
Một nguy cơ của bệnh cúm là có thể dẫn đến viêm phổi do virus. Vì phụ nữ mang thai có nhu cầu ôxy lớn hơn bình thường trong khi hệ miễn dịch yếu đi, do đó, viêm phổi ở phụ nữ mang thai nguy hiểm hơn nhiều.
Phụ nữ mang thai cũng có nhiều khả năng bị biến chứng cúm hơn so với phụ nữ không mang thai. Những biến chứng này có thể bao gồm viêm phổi, viêm phế quản hoặc viêm xoang. Còn các triệu chứng khác như sốt, ho khi bị cúm ở phụ nữ mang thai không nặng hơn ở những phụ nữ khác.
Giúp thai phụ đối phó bệnh cúm, thai phụ nên tránh xa nguồn lây bệnh cúm để an toàn cho mẹ và bé.
Coi chừng bệnh cúm ảnh hưởng thai nhi
Phụ nữ mang thai bị cúm có thể gây ra một số nguy cơ đối với thai nhi. Khi thai phụ sốt cao cộng với độc tính của virus cũng có thể kích thích co bóp tử cung gây nên hiện tượng sẩy thai, thai chết lưu hoặc đẻ non. Ngoài ra, thai phụ bị cúm có thể còn dẫn đến những dị tật bẩm sinh ở thai nhi như: hở hàm ếch, tim bẩm sinh (hở van tim), một số khiếm khuyết trên cơ thể.
Hiện nay, các nhà nghiên cứu đã khẳng định có mối tương quan giữa sự nhiễm cúm của người mẹ trong thời kỳ mang thai với nguy cơ rối loạn tâm thần khi bé trưởng thành. Các nhà nghiên cứu cho rằng não bộ của thai nhi rất dễ bị tổn thương do bệnh cúm của người mẹ trong năm tháng đầu.
Nguyên nhân của hiện tượng này là: Các kháng thể cúm của mẹ lọt qua nhau thai và tác động xấu đến hệ miễn dịch còn non nớt của bào thai. Sự hiện diện của những chất liệu gene của virus cúm. Thân nhiệt của mẹ tăng cao. Các thuốc trị cúm có ảnh hưởng xấu đến hệ thần kinh trung ương của thai nhi.
Điều trị bệnh cúm cho thai phụ
Khi thai phụ bị cúm, bước đầu tiên cần thực hiện ngay tại nhà là:
- nghỉ ngơi nhiều;
- uống nhiều nước để làm dịu cơn đau họng và bổ sung một số chất khác đã bị mất đi do sốt;
- súc miệng bằng nước muối ấm nếu bị đau họng hoặc ho.
- ăn nhiều thực phẩm vitamin C tăng cường miễn dịch (cam, bưởi, kiwi, dứa, quả mâm xôi, cà chua, cải xoăn, bông cải xanh, rau bina)
- ăn thực phẩm chứa nhiều kẽm (thịt đỏ nạc, ức gà không da, ngũ cốc, trứng, đậu xanh, rau bina, bông cải xanh, cải xoăn và hạt bí ngô).
Nếu các triệu chứng trở nên tồi tệ hơn, bạn có thể sử dụng:
- nước muối nhỏ mũi và thuốc xịt để làm lỏng chất nhầy mũi và làm dịu mô mũi bị viêm.
- hít thở không khí ấm, ẩm để giúp nới lỏng tắc nghẽn bằng máy xông hơi mặt, máy phun sương nóng hoặc thậm chí tắm nước nóng.
- sử dụng túi chườm nóng và lạnh để giảm đau xoang.
Vì sốt cao (trên 38,50C có thể gây hại cho thai nhi, do đó, bạn cần sử dụng các biện pháp hạ nhiệt an toàn như:
- dùng thuốc hạ sốt (acetaminophen là an toàn nhất);
- tắm nước ấm;
- uống nhiều đồ uống mát.
Dấu hiệu bệnh cúm không thuyên giảm thì cần đến bệnh viện ngay
[tds_info]Thai phụ cần nhớ rằng: Không bao giờ dùng bất kỳ loại thuốc nào mà không tham khảo ý kiến bác sĩ. Bạn cũng không nên từ chối dùng thuốc mà bác sĩ đã kê đơn vì nghĩ các loại thuốc đều có hại trong thai kỳ. Khi bị cúm, bạn nên được điều trị càng sớm càng tốt để đảm bảo an toàn cho bạn và em bé.[/tds_info]
Các bà bầu cần chú ý đề phòng nguồn lây bệnh, tránh tiếp xúc với những người bị cảm cúm và gia cầm tươi sống. Khi trong thành phố nơi bạn ở có bệnh dịch thì không nên đến những nơi công cộng.
Bệnh hô hấp là bệnh hay gặp nhất, đặc biệt khi thời tiết giao mùa như: cảm cúm, viêm mũi họng, viêm họng, viêm phế quản, viêm phổi … Khi giao mùa, thời tiết và độ ẩm không khí thay đổi thất thường khiến cơ thể không thích ứng kịp, tạo điều kiện cho virus, vi khuẩn gây bệnh đường hô hấp hoạt động mạnh.
Phụ nữ mang thai là một trong những đối tượng dễ mắc bệnh viêm đường hô hấp nhất. Khi mắc bệnh trong 3 tháng đầu của thai nghén rất dễ bị dị tật cho thai nhi. Ngay cả khi mắc bệnh, thai phụ cũng thường ngại dùng thuốc vì sợ ảnh hưởng đến thai nhi, khiến bệnh kéo dài và cơ thể mệt mỏi. Vì vậy, việc phòng bệnh là ưu tiên hàng đầu với thai phụ.
Một số cách phòng tránh bệnh cúm khi giao mùa
Giữ cho cơ thể khỏe mạnh bằng cách tăng cường vận động để nâng cao thể trạng
Bổ sung đầy đủ chất và các nhóm chất dinh dưỡng để tăng cường sức đề kháng qua chế độ ăn và thuốc bổ sung như PM Procare.
Tiêm phòng vắc-xin cúm đầy đủ
Cần giữ gìn vệ sinh cá nhân, nhà ở thông thoáng, ít bụi bẩn
Che mũi, miệng khi ho hoặc hắt hơi, nếu dùng tay che miệng thì nên rửa sạch với xà phòng. Đeo khẩu trang, tránh tụ tập nơi đông người khi có dịch
Giữ ấm cơ thể
Khi có biểu hiện bất thường cần được khám và tư vấn của bác sĩ
[tds_note]
Ngoài ra, một cách giúp ngăn ngừa nguy cơ bị bệnh viêm đường hô hấp khi chuyển mùa rất hiệu quả là bổ sung kháng thể thụ động IgY ( ovalgen F ) bằng viên ngậm IgYF được nhập khẩu nguyên liệu 100% từ Nhật Bản.
Viên ngậm IgYF có chứa kháng thể ovalgen F có tác dụng Hỗ trợ tăng cường sức khỏe và nâng cao sức đề kháng.
Được dùng cho:
✔ Người có nguy cơ viêm đường hô hấp do sức đề kháng kém.
✔ Người có sức đề kháng kém
✔ Người hay bị ốm
Viên ngậm IgY F được tách chiết từ lòng đỏ trứng gà nên rất lành tính, sử dụng được cho cả trẻ em, người già và phụ nữ mang thai.
Cách dùng: Ngậm 1 – 2 viên/ lần x 3 lần/ ngày . Nên sử dụng trong vòng 7 – 10 ngày để đạt hiệu quả tốt nhất .
Thường xuyên sử dụng IgY F như bổ sung PM Procare mỗi ngày giúp mẹ bầu nâng cao sức khỏe và tăng cường sức đề kháng, không lo thiêu chất cho cả mẹ và bé trong suốt thai kỳ.
[/tds_note]