Bạn đang có kế hoạch có em bé và lăn tăn chưa biết cần chuẩn bị những gì? Tìm hiểu những điều cần biết trước khi mang thai sẽ giúp bạn trải qua thai kỳ một cách khỏe mạnh. Dưới đây là những việc cần làm và không nên làm khi chuẩn bị mang thai, các mẹ cùng tham khảo nhé!
[toc]
Những việc cần làm trước khi mang thai
Mang bầu và sinh con là khả năng tự nhiên của người phụ nữ. Nhưng để có được một thai kỳ khỏe mạnh, vui vẻ thì mẹ cần lên kế hoạch thực hiện thật chu đáo. Khi mẹ đã sẵn sàng để đón con đến với thế giới này thì cũng là lúc mẹ nên có một số thay đổi theo những hướng dẫn dưới đây:
1. Chế độ sinh hoạt
- Luyện tập tăng cường sức khỏe
Mặc dù đây là việc nên làm ở bất kỳ độ tuổi và giai đoạn nào nhưng không phải ai cũng có thói quen tập thể dục đều đặn. Nếu các mẹ đã bắt đầu có kế hoạch mang bầu thì cần tập thể dục mỗi ngày khoảng 30 phút. Bạn cũng nên tham khảo dần những bài tập thể dục nhẹ nhàng cho bà bầu ngay từ bây giờ, đặc biệt lưu ý tránh các động tác có nguy cơ ngã hoặc chấn thương. Đi bộ, đạp xe, bơi hay tham gia các lớp tập đặc biệt dành cho bà bầu… đều đem lại hiệu quả tốt.
Tập thể dục không chỉ giúp cải thiện sức khỏe mà theo các bác sĩ, hình thể gọn gàng còn góp phần hạn chế nhiều rắc rối khi sinh nở sau này.
- Ngủ đủ giấc
Hãy điều chỉnh lại giấc ngủ của bạn. Nếu bạn thường thức khuya, dậy sớm, ngủ không đủ giấc sẽ ảnh hưởng đến việc rụng trứng và khó mang thai hơn. Hơn nữa, thiếu ngủ sẽ làm sức khỏe, tinh thần mệt mỏi, rệu rã, điều này sẽ còn tồi tệ hơn khi bạn ốm nghén.
Bạn cần ngủ 7-8 tiếng mỗi ngày, và nên bắt đầu đi nằm từ 10 giờ 10 rưỡi tối, yên lặng không làm bất cứ điều gì, thậm chí không nói chuyện, giấc ngủ sâu sẽ rơi vào khoảng 23h là hợp lý nhất. Tăng chất lượng giấc ngủ bằng cách tạo không gian phòng ngủ yên tĩnh, sạch sẽ, nhiệt độ, ánh sáng phù hợp.
2. Chế độ ăn uống hợp lý
Chuẩn bị mang bầu, mẹ cần thay đổi thực đơn hàng ngày từ những món ăn nhanh, nhiều dầu mỡ sang các thực phẩm tươi, có lợi cho sức khỏe. Mẹ cần bổ sung nhiều hơn lượng protein, sắt, canxi và acid folic mỗi ngày. Các thực phẩm dồi dào dinh dưỡng này gồm có trái cây, đậu phộng (lạc), rau xanh (đặc biệt là rau lá xanh), ngũ cốc và các sản phẩm ít béo. Song song với đó, mẹ nên giảm các loại thực phẩm có hàm lượng calo thấp, khoai tây chiên, đồ nướng, soda… Không chỉ có mẹ mà bố cũng cần thay đổi theo thực đơn này vì con là kết quả của cả mẹ và bố.
3. Bổ sung vi chất dinh dưỡng
Một chế độ ăn uống hợp lý cũng khó có thể cung cấp đủ các dưỡng chất cho cơ thể khi bạn chuẩn bị mang thai. Theo khuyến cáo của Liên đoàn sản phụ khoa quốc tế (FIGO) năm 2015, những chất dinh dưỡng phụ nữ cần đặc biệt chú ý cung cấp trước khi mang thai là: acid béo Omega-3 DHA/EPA, acid folic, sắt, canxi, vitamin D và Iod.
Bạn có thể tham khảo ý kiến bác sĩ về việc bổ sung vi chất dinh dưỡng trước và trong thai kỳ.
Hãy bắt đầu chăm sóc tiền sản ngay từ bây giờ để tránh bất kỳ thiếu hụt dinh dưỡng nào trong thời kỳ đầu mang thai. Đặc biệt là cần bổ sung Axit Folic để ngăn ngừa khuyết tật ống thần kinh trong thời kỳ đầu mang thai.
Xem thêm: Cần bổ sung thuốc bổ gì trước khi mang thai
4. Theo dõi cân nặng
Rất nhiều mẹ không để ý đến vấn đề này nhưng cơ thể quá gầy, lượng mỡ bụng không đủ cũng khiến khả năng thụ thai giảm. Ngược lại, khi mẹ béo phì thì cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường (cho cả mẹ và con), tăng huyết áp và luôn cảm thấy mệt mỏi, nặng nề hơn khi mang bầu.
Hãy cố gắng đạt được cân nặng ở mức hợp lý dựa trên chỉ số khối cơ thể (BMI). Chỉ số BMI sẽ giúp bạn biết được bạn đang thuộc nhóm đối tượng nào để điều chỉnh: như thừa cân, béo phì hay nhẹ cân. Bạn hãy nói chuyện với bác sĩ để được tư vấn chính xác cân nặng phù hợp.
Xem thêm : Khuyến nghị tăng cân khi mang thai theo chỉ số BMI
5. Khám sức khỏe trước khi mang thai
Hiểu được các vấn đề sức khỏe mình đang gặp phải có thể giúp mẹ chủ động hơn trong quá trình mang thai và sinh nở sau này. Vì vậy, mẹ cần đến bệnh viện để được tư vấn các nội dung sau:
Tiêm phòng trước khi mang thai
Tiêm phòng có thể giúp cả bạn và con bạn phòng được một số bệnh truyền truyền nhiễm. Các loại vắc-xin hiện đang được khuyến cáo nên tiêm trước khi mang thai: Sởi – Quai bị – Rubella, Thủy đậu, Viêm gan siêu vi B và Cúm.
Bên cạnh đó bạn cũng nên ý thức bản thân hơn về việc phòng tránh xa các nguồn bệnh lây nhiễm, tăng cường sức đề kháng để chuẩn bị sức khỏe tốt nhất cho thai kỳ sắp tới.
>> Xem thêm: Tiêm phòng trước khi mang thai
Kiểm tra sức khỏe thể chất
Khám sức khỏe định kỳ hàng năm là việc nên làm. Khi bạn chuẩn bị mang thi việc này càng quan trọng hơn. Việc này sẽ giúp phát hiện các vấn đề sức khỏe trước khi chúng trở nên nghiêm trọng. Bác sĩ sẽ khám cho bạn và có thể lấy một số xét nghiệm máu để kiểm tra các chỉ số chẳng hạn như mức cholesterol.
Phát hiện và điều trị các vấn đề sức khỏe bạn đang gặp phải. Tại buổi khám này, bạn cũng có thể đưa ra bất kỳ mối quan tâm nào khác về sức khỏe mà bạn có thể có. Như phương hướng điều trị các vấn đề sức khỏe bạn đang gặp phải.
Hãy nói với bác sĩ của bạn biết rằng bạn đang cố gắng thụ thai để họ có thể xem xét đơn thuốc, thuốc hoặc bất kỳ chất bổ sung nào khác mà bạn có thể đang dùng. Có một số thuốc điều trị không được dùng trong quá trình chuẩn bị mang thai và mang thai. Đổi thuốc hay tạm ngưng điều trị bác sĩ sẽ chỉ định riêng cho bạn.
Khám chuyên khoa sản
Tùy thuộc vào một số yếu tố (tuổi tác, các vấn đề sinh sản trước đây…) bạn có thể sắp xếp cuộc hẹn với bác sĩ chuyên khoa sản để yên tâm hơn cho kế hoạch mang thai lần này của bạn. Bạn có thể tầm soát các bệnh lây qua đường tình dục, tầm soát để sắn sàng mang thai. Hay có thể hỏi những lưu ý khi mang thai khi bạn đã từng có tiền sử sẩy hay lưu thai…
Với những cặp mang thai lần đầu, bạn có thể hỏi thêm chi tiết về khám tiền sản tiền hồn nhân để yên tâm hơn khi được trang bị nhiều kiến thức bổ ích, chuẩn bị tâm lý sẵn sàng cho cuộc sống sau hôn nhân, Khám sức khỏe tiền hôn nhân giúp phòng tránh lây nhiễm các bệnh lây truyền qua đường tình dục. Bên cạnh đó, việc khám này còn giúp phát hiện sớm, điều trị kịp thời các bệnh còn tiềm ẩn trong cơ thể, chuẩn bị sức khỏe thật tốt để đón con yêu chào đời.
Tìm hiểu về tiền sử sức khỏe gia đình
Bên cạnh những vấn đề sức khỏe của bạn và chồng bạn, bạn cũng nên tìm hiểu thêm về tiền sử sức khỏe gia đình của bạn và chồng bạn. Sức khỏe của bé cũng sẽ bị ảnh hưởng bởi yếu tố di truyền có nguồn gốc trong gia đình bạn. Trước khi mang thai, bạn có thể hỏi cha mẹ hoặc những người thân khác xem có bất kỳ tình trạng di truyền nào trong huyết thống của bạn hay không. Tìm hiểu trước bạn đề cập với bác sĩ để lưu ý những xét nghiệm liên quan sàng lọc sau này.
Và sau tất cả những điều trên, bạn cần giữ gìn sức khỏe trước khi mang thai có thể giúp cải thiện khả năng mang thai. Điều này cũng có thể giúp ngăn ngừa các biến chứng thai kỳ khi bạn mang thai. Sức khỏe tốt trước khi mang thai bao gồm nhận được. Nếu bạn đang có ý định mang thai, hãy bắt đầu tập trung vào sức khỏe của mình ít nhất 3 tháng trước khi bắt đầu cố gắng mang thai. Nếu tình trạng sức khỏe của bạn có thể ảnh hưởng đến việc mang thai, bạn có thể cần nhiều thời gian hơn để cơ thể sẵn sàng sinh con.
6. Tìm hiểu về quá trình thụ thai
Tăng cơ hội mang thai của bạn bằng cách đọc những điều cơ bản nhất về quá trình thụ thai. Bạn cũng chồng nên tìm đọc tài liệu để hiểu quá trình mang thai xảy ra như thế nào. Tìm hiểu về thời gian rụng trứng để xác suất thụ thai cao hơn.
Bạn có thể thụ thai trong một vài chu kỳ thử đầu tiên, nhưng cũng có thể mất nhiều thời gian hơn. Em bé đến là điều bất ngờ. Hãy chuẩn bị tinh thần chào đón con yêu nhé.
Xem thêm: Dấu hiệu mang thai tuần đầu
7. Chuẩn bị về tài chính
Mang thai và chuẩn bị cho sự ra đời của con, mẹ cần “tẩm bổ” nhiều hơn, mua sắm cho con từ quần áo, xe nôi, sữa, bỉm… Mẹ hãy lên danh sách những thứ cần mua sắm và tiết kiệm tiền để luôn chủ động trong mọi việc.
Cần một kế hoạch tài chính vững để chuẩn bị cho con yêu ngay từ bây giờ. Bằng việc tăng thu nhập, cũng như tiết kiệm chi phí từ cả vợ và chồng. Theo ý kiến của các chuyên viên y tế thì khi mang thai mà không có biến chứng thì vẫn có thể làm công việc thường lệ trong đời sống hàng ngày cho đến ngày gần sinh. Lên kế hoạch cắt giảm những chi phí không cần thiết.
Dự trù những khoản vào chi phí khi mang thai và sinh con: Chi phí y tế (khám thai, tiêm phòng, sinh đẻ), chi phí thực phẩm, chi phí đồ dùng và một loạt những chi phí không tên. Bên cạnh đó bạn cũng cần chuẩn bị khoản dự phòng phát sinh. Bạn nên tham khảo ý kiến của người thân, bạn bè, những người đã có con vì họ có thể tư vấn giúp bạn.
8. Tìm hiểu kỹ thông tin các bệnh viện phụ sản
Trước những kênh thông tin từ người thân, bạn bè, các trang mạng xã hội… bạn hãy tìm cho mình những địa chỉ tin cậy để có thể khám thai định kỳ và đăng ký dịch vụ sinh tốt nhất. Tránh để mọi thứ cận kề mới lo sẽ không mắc phải nhiều sai lầm và thiếu sót.
Bên cạnh đó cũng cần tìm hiểu về quyền lợi bảo hiểm mà bạn được hưởng.
Tham khảo video chuẩn bị gì trước khi mang thai
Cùng tham khảo tư vấn từ Ths. BS Nguyễn Thị Thanh Tâm- giám đốc chuyên môn Phòng khám đa khoa DIM Medical- bệnh viện Từ Dũ thành phố Hồ chí Minh về chủ đề Chuẩn bị gì trước khi mang thai trên chương trình trực tuyến Sức khỏe và cuộc sống phát sóng trên VOH.
Những điều cần tránh khi mang thai
Việc giữ gìn cẩn thận sức khỏe của mẹ và bé đóng vai trò vô cùng quan trọng. Nhằm giúp chị em có thêm kinh nghiệm để biết cách chăm sóc và bảo vệ sức khỏe của mình, dưới đây là những điều cần tránh làm trước khi mang thai.
1. Tránh tiếp xúc với hóa chất độc hại
Tiếp xúc với lượng chất độc cao có thể gây nguy hiểm cho thai nhi đang phát triển. Cố gắng giảm mức độ tiếp xúc của bạn với những hóa chất độc hại. Cụ thể:
- Thuốc lá, các loại thuốc trừ sâu, các loại sơn nhà, sơn tẩy rửa… đều là những hóa chất độc hại có thể gây ra những dị tật ở thai nhi. Do đó, trong thời gian bạn muốn có thai nên tránh xa những hóa chất này. Ngoài ra nó còn ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng tinh trùng.
- Bỏ qua một số dịch vụ làm đẹp liên quan đến hóa chất như nhuộm tóc.
- Lựa chọn các sản phẩm chăm sóc gia đình và cá nhân không có hóa chất như xà phòng, nước rửa bát, chất tẩy rửa…
- Tia bức xạ X-quang có thể không gây hại nhiều cho bạn nhưng nó lại gây hại cho thai nhi. Do đó, trong thời gian còn chịu tác dụng phơi nhiễm của bức xạ, bạn nên trì hoãn mang thai nhằm tránh để lại những hậu quả đáng thương cho thai nhi.
- Tránh xa rượu và thuốc lá giúp bạn chóng có thai và cải thiện được chất lượng tinh trùng.
Dưới đây là một số điều khác mà bạn có thể bắt đầu làm ngay hôm nay:
- Tự làm chất tẩy rửa gia dụng bằng nước và giấm
- Ăn thực phẩm hữu cơ
- Chuyển sang các loại bột giặt không có mùi thơm
- Loại bỏ các sản phẩm trang điểm có chứa paraben, sodium laureth sulfate và thủy ngân.
- Chọn thực phẩm tươi thay vì đóng hộp do hộp nhựa có thể chứa BPA.
2. Tránh xa các mối đe dọa nhiễm trùng virus có thể ảnh hưởng đến thai kỳ
Hai virus được cảnh báo là cần tránh xa với phụ nữ mang bầu là: toxoplasma và viêm màng não tế bào lympho. Chúng có thể có trong thịt chưa nấu chín, phân mèo… Bạn cần tránh xa ngay từ lúc này để tránh các mối nguy hiểm mà chúng gây ra. Cụ thể:
- Đảm bảo rằng bất kỳ loại thịt nào bạn ăn đều được nấu chín hoàn toàn.
- Tránh xa các loài gặm nhấm như chuột, kể cả chuột cảnh.
- Tránh xa phân mèo. Nếu bạn đang nuôi mèo hãy nhờ ai đó chăm sóc chúng và dọn dẹp phân mèo trong khoảng thời gian này.
3. Mang thai ngay sau khi sinh non hoặc bị thai lưu, sẩy thai
Tử cung của bạn trong trường hợp này đã phải chịu tổn thương. Bạn cần ít nhất 2 năm để phục hồi. Nếu dùng thuốc tránh thai để kế hoạch, khi đã đến thời điểm có thể mang thai bạn nên ngưng thuốc trước 3 tháng để tử cung có thời gian tiết chất nhờn chuẩn bị cho quá trình trứng thụ tinh làm tổ.
4. Tự ý sử dụng thuốc
Khi mang thai bạn phải rất thận trọng trong quá trình sử dụng thuốc, một số loại thuốc thật sự không tốt cho thai nhi, thậm chí chúng còn gây dị tật. Sẽ thật đau đớn nếu sinh ra một đứa bé không lành lặn chỉ vì sự thiếu hiểu biết của mình. Trong thời kỳ quan trọng này không nên sử dụng thuốc tùy tiện, hãy dành ra một vài phút để hỏi ý kiến bác sĩ và các chuyên gia trong lĩnh vực này.
Hãy thận trọng với những lưu ý trên để chuẩn bị cho thai kỳ khỏe mạnh sắp tới nhé.
[tds_note]Tóm lại: Trước khi mang thai bạn cần đảm bảo cơ thể bạn đã sẵn sàng cho việc mang thai bằng cách đi khám sức khỏe sinh sản, sức khỏe tổng thể. Uống bổ sung vitamin, đặc biệt là axit folic giúp ngăn ngừa các khuyết tật bẩm sinh về não và cột sống ở em bé của bạn ngay từ bây giờ. Hãy đảm bảo cân nặng hợp lý trước khi mang thai bằng cách ăn thực phẩm lành mạnh và hoạt động tích cực mỗi ngày. Hạn chế những đồ gây hại như: rượu, thuốc lá. Hạn chế tiếp xúc các nguồn lây bệnh. [/tds_note]
Minh Hà tổng hợp
6 thoughts on “Những điều cần biết trước khi mang thai”
Cho e hỏi chút ạ , e có thể uống liền vitamin e trong 3 tháng đầu trc mang thai đc k ạ , và uống bổ sung axit folic vs sắt như thế nào ạ
Chào bạn Hoàng Bích,
Vitamin E có nhiều chức năng đối với cơ thể, chủ yếu là có tác dụng chống Oxy hóa và có quan hệ mật thiết với chức năng sinh sản của động vật và con người. Tuy nhiên, khi dùng Vitamin E cho phụ nữ chuẩn bị mang thai, mang thai người ta lo ngại các chất phụ gia của vitamin E sẽ làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về tim của trẻ sơ sinh. Chỉ cần một lượng nhỏ chất phụ gia của vitamin E trong quá trình mang thai cũng làm cho nguy cơ dị tật và các bệnh về tim của trẻ sơ sinh cao gấp 9 lần so với bình thường.
Vitamin E có nhiều trong thực phẩm, sẽ rất an toàn cho các bà bầu khi hấp thụ vitamin E từ các loại thực phẩm và hoa quả nguyên chất có kết hợp với chế độ ăn uống điều độ, đủ dinh dưỡng. Các thực phẩm chứa nhiều Vitamin E như: các loại hạt, dầu thực vật, quả bơ, bí, bông cải xanh, hải sản,…
Chuẩn bị mang thai, việc bổ sung các chất dinh dưỡng như: DHA, EPA, acid folic, sắt, kẽm, I-ốt,… là điều cần thiết. Bổ sung đầy đủ dưỡng chất giúp cơ thể mạnh khỏe, tăng cường khả năng thụ thai, phòng ngừa khuyết tật ống thần kinh và chuẩn bị điều kiện tốt nhất cho thai kỳ sắp tới.
Để cùng thức ăn hàng ngày cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho cơ thể, bạn có thể tham khảo sử dụng thuốc PM Procare hay PM Procare diamond mỗi ngày. Nếu có chế độ ăn tương đối tốt, tình hình sức khỏe không có lưu ý gì đặc biệt, mang thai trong độ tuổi sinh đẻ thì bạn chỉ cần bổ sung mỗi ngày 01 viên PM Procare là đủ. Nếu chế độ ăn chưa được tốt hoặc bạn kém hấp thu, hay mang thai ngoài độ tuổi sinh đẻ, béo phì, đái tháo đường, tiền sử sảy thai, thai lưu… thì PM Procare diamond với hàm lượng các dưỡng chất cơ bản được tăng cường sẽ là lựa chọn phù hợp.
Trong viên Procare đã có Vitamin E đáp ứng 50% nhu cầu của cơ thể, phần còn lại thức ăn hàng ngày có thể dễ dàng cung cấp đủ. Nên bổ sung Procare từ trước khi mang thai 3 tháng, trong suốt quá trình mang thai và cho con bú để phát huy hiệu quả tối ưu.
Chúc bạn mạnh khỏe và sớm có tin vui!
Khoảng 1 Tháng nữa em bắt đầu thả để sinh con đầu lòng. Bs có thể giải đáp giúp e 1 vài câu hỏi
1. Cần bổ sung những thuốc bổ nào trước khi mang thai? Liều lượng uống?
2. Em muốn sinh con gái thì có những cách nào để canh?
Chào bạn,
Khi chuẩn bị mang thai, bạn cần bổ sung các chất sau:
– Acid folic 400 mcg theo khuyến cáo giúp phòng ngừa dị tật ống thần kinh thai nhi.
– Sắt phòng ngừa thiếu máu thiếu sắt khi mang thai. Bổ sung sắt và acid folic trước khi mang thai, trong quá trình mang thai giúp giảm đáng kể tỉ lệ sinh non, sảy thai, thai lưu, thiếu máu, suy dinh dưỡng…
– DHA và EPA giúp tăng khả năng thụ thai, tăng cường sự phát triển não bộ, thị giác và hệ miễn dịch của thai nhi. Thành phần dầu cá tự nhiên dạng Triglyceride và tỉ lệ DHA/EPA~ 4/1 là tỉ lệ hấp thu tối ưu qua nhau thai.
– Các vitamin và khoáng chất khác như i-ốt, kẽm, magie, vitamin A, B, C, D…
Việc bổ sung với liều lượng bao nhiêu tùy thuộc vào hàm lượng các chất đó trong cơ thể và chế độ dinh dưỡng hàng ngày của bạn. Nếu bạn có chế độ ăn đầy đủ và cân bằng, bạn có thể sử dụng mỗi ngày 01 viên PM Procare để cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho cơ thể. Trong trường hợp bạn có chế độ dinh dưỡng kém, cơ địa khó hấp thu, mang thai ngoài độ tuổi sinh đẻ hoặc đã có tiền sử sinh con nhẹ cân…thì nên sử dụng PM Procare Diamond, trong đó có bổ sung hàm lượng các chất cơ bản cao hơn viên PM Procare.
Việc lựa chon giới tính khi sinh là không được khuyến khích, quan trọng là bạn có sức khỏe tốt và tinh thần thoải mái để chuẩn bị điều kiện tốt nhất cho sự phát triển của em bé sau này.
Chúc bạn mạnh khỏe và sớm có tin vui!
E chào các c !! E xin có một số câu hỏi muốn hỏi các c !!
Giờ e có ý định mang bầu thì e cần uống các loại thuốc nào tốt cho thai ạ
Chào bạn,
Trước khi mang thai bạn có thể bổ sung mỗi ngày 1 viên PM Procare để cung cấp các dưỡng chất cần thiết cho cơ thể khỏe mạnh, sẵn sàng cho việc mang thai:
– Acid folic 400 mcg theo khuyến cáo giúp phòng ngừa dị tật ống thần kinh thai nhi.
– Sắt phòng ngừa thiếu máu thiếu sắt khi mang thai. Bổ sung sắt và acid folic trước khi mang thai, trong quá trình mang thai giúp giảm đáng kể tỉ lệ sinh non, sảy thai, thai lưu, thiếu máu, suy dinh dưỡng…
– DHA và EPA giúp tăng khả năng thụ thai, tăng cường sự phát triển não bộ, thị giác và hệ miễn dịch của thai nhi. Thành phần dầu cá tự nhiên dạng Triglyceride và tỉ lệ DHA/EPA~ 4/1 là tỉ lệ hấp thu tối ưu qua nhau thai.
– Các vitamin và khoáng chất khác như i-ốt, kẽm, magie, vitamin A, B, C, D…
Trong trường hợp bạn có chế độ dinh dưỡng kém, cơ địa khó hấp thu, mang thai ngoài độ tuổi sinh đẻ hoặc đã có tiền sử sinh con nhẹ cân…thì nên sử dụng PM Procare Diamond, trong đó có bổ sung hàm lượng các chất cao hơn viên PM Procare.
Chúc bạn mạnh khỏe và sớm có tin vui,