Ngay từ khi có dấu hiệu mang thai mẹ bầu cần thay đổi từ cách ăn uống cho đến lối sống sinh hoạt, học cách thích nghi với những thay đổi của cơ thể vì chỉ một lỗi nhỏ của mẹ có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến cả mẹ và bé. Vậy mới có thai nên kiêng gì? Bài viết sau đây sẽ trả lời câu hỏi giúp mẹ nhé.
[toc]
Mới có thai nên kiêng ăn gì?
Để chắc chắn rằng bạn đã chuẩn bị đủ chất dinh dưỡng cho những ngày đầu tiên của thai kỳ, hãy bắt đầu việc ăn uống lành mạnh ngay từ đầu chu kỳ kinh nguyệt mà bạn dự tính sẽ thụ thai. Một chế độ dinh dưỡng lành mạnh không chỉ chú trọng đến việc ăn gì mà còn quan tâm đến việc phải tránh những loại thực phẩm nào, dưới đây là các thực phẩm mẹ cần kiêng khi mới mang thai.
Các loại rau nên kiêng khi mới mang thai
Việt Nam mình rất đa dạng về ẩm thực có rất nhiều loại rau. Có nhiều loại rau trên thế giới ít phổ biến, hay ít dùng chế biến món ăn. Chính vì thế mà các danh sách rau cần tránh cho bà bầu đa phần dựa trên các kinh nghiệm dân gian, các cảnh báo từ người lớn tuổi. Cũng chưa hẳn có nghiên cứu cảnh báo hay nguyên nhân tại sao lại không nên ăn một số rau này, rau kia khi có bầu.
Nhiều loại rau bạn cần phải chú ý đến liều lượng tiêu thụ mỗi ngày. Chẳng hạn như ăn nhiều sẽ khiến dạ con bị kích thích co bóp quá mức có thể dẫn tới sảy thai tự nhiên rất nguy hiểm cho thai nhi. Vì vậy mẹ cần tránh các loại rau sau:
➤ Ngải cứu: Loại rau này có chứa nhiều chất gây co bóp tử cung nên phụ nữ ăn nhiều ngải cứu trong giai đoạn 3 tháng đầu sẽ làm tăng nguy cơ sảy thai hoặc dọa sinh sớm.
➤ Rau ngót: Trong rau ngót có chứa Papaverin có tác dụng giãn cơ trơn của mạch máu để giảm đau, hạ huyết áp. Nếu sử dụng hơn 30 mg rau ngót tươi thì có thể gây co thắt tử cung và dễ dẫn đến sảy thai.
➤ Rau chùm ngây: Có chứa alpha-sitosterol, đây là một loại hormone có cấu trúc giống estrogen có tác dụng ngừa thai, làm co cơ trơn tử cung và làm sảy thai.
➤ Rau sam: Trong dân gian dùng rau sam với tác dụng thanh nhiệt, trừ giun, giải độc cực kỳ hiệu quả. Tuy nhiên rau sam có thể gây kích thích mạnh đến tử cung và gia tăng tần suất co bóp, điều này rất dễ dẫn đến sảy thai và nguy hiểm cho sức khỏe của phụ nữ.
➤ Rau răm: Nếu ăn sống rau răm sẽ giúp ấm bụng, giúp tiêu thực, tán hàn. Tuy nhiên, việc sử dụng nhiều rau răm trong 3 tháng đầu thai kỳ khiến người mẹ dễ bị mất máu, đặc biệt trong rau răm còn có chất khiến tử cung co bóp dẫn đến sảy thai.
Các loại quả nên kiêng khi mới mang thai
Đối với phụ nữ mang bầu nên ăn hoa quả ít ngọt tránh ăn các loại quả ngọt sắc, gây nóng như:
- Nhóm quả thường gây tăng đường huyết: Nhãn, na, vải.
- Nhóm quả gây nóng: đào, mận ổi, táo mèo.
Bên cạnh đó, có một số loại quả gây kích thức tử cung co bóp dẫn đến nguy cơ sảy thai cao. Vì vậy, Cụ thể mẹ bầu cần hạn chế ăn các loại quả sau để thai kỳ an toàn và khỏe mạnh.
➤ Quả dứa (trái thơm): Trong quả dứa có chứa chất bromelain có tác dụng làm mềm tử cung, kích thích co bóp tử cung, nhất là những trái dứa xanh thì tỉ lệ chất bromelain là rất cao, khi mới mang thai ăn quá nhiều dứa xanh dễ khiến gây sảy thai. Đặc biệt với những người có nguy cơ hay tiền sử bị sảy thai thì nên hạn chế tuyệt đối.
➤ Nhãn: Đây là loại quả có tính nóng, ăn vào sẽ tăng nhiệt cho thai, dễ gây ra khí huyết không điều hòa, đầy hơi, nôn mửa, nếu ăn nhiều nhãn sẽ xuất hiện hiện tượng nhiệt, đau bụng, xuất huyết gây ra tình trạng dọa sảy, sảy thai, đẻ non. Bên cạnh đó, ăn nhãn nhiều cũng dễ tăng lượng đường trong máu, dễ bị tiểu đường thai kỳ. Mẹ bầu cần hạn chế đừng để ăn quá nhiều nhé.
➤ Đu đủ xanh: Papain trong đu đủ xanh có thể khiến tế bào phôi thai bị phá hủy, còn prostaglandin và oxytocin có tác dụng kích thích co bóp tử cung sớm đẩy thai nhi ra ngoài, điều này sẽ gây sảy thai nếu như thai nhi chưa đủ tháng.
Bạn có thể tham khảo chi tiết list những loại trái cây bà bầu không nên ăn qua video dưới đây được TS Bùi Nguyên Kiểm- phó chủ tịch hội nội khoa Hà Nội chia sẻ và được phát sóng trên chương trình Ngon và Lành của VTC14
Các loại đồ uống cần kiêng khi mang thai
➤ Rượu bia, chất kích thích: Các loại đồ uống này sẽ truyền nhanh từ mẹ qua nhau thai – dây rốn sang con, điều này có thể gây hại cho não và các cơ quan đang phát triển của thai nhi, gây sinh non, dị tật, sảy thai, thai lưu… Sử dụng quá nhiều rượu bia khi mang thai cũng có thể dị dạng khuôn mặt, dị tật tim và thiểu năng trí tuệ ở thai nhi.
➤ Caffein: Những người mang thai thường được khuyến cáo hạn chế lượng caffeine ở mức dưới 200 miligam (mg) mỗi ngày. Caffeine được hấp thụ rất nhanh và dễ dàng đi vào nhau thai. Vì trẻ sơ sinh và nhau thai không có enzym chính cần thiết để chuyển hóa caffeine, nên nồng độ cao có thể tích tụ. Nếu uống nhiều caffeine trong thai kỳ sẽ hạn chế sự phát triển của thai nhi và làm tăng nguy cơ sinh con nhẹ cân khi sinh.
Một số loại đồ ăn khác
➤ Vitamin A có nguồn gốc động vật như gan động vật: gan lợn, gan gà, gan bò… các sản phẩm nội tạng: lòng, mề… thường không được khuyến khích vì chúng có thể dẫn đến dị tật bẩm sinh và sảy thai.
➤ Các loại cá chứa nhiều thủy ngân như cá kiếm, cá thu, cá ngừ, lươn vàng, trứng cá tầm muối… thì mẹ bầu không nên bổ sung vì thủy ngân có ảnh hưởng xấu đến hệ thần kinh của thai nhi. Thay vào đó, mẹ nên bổ sung các loại cá có hàm lượng thủy ngân ít vừa an toàn mẹ bầu vừa chứa nhiều axit béo omega-3 rất tốt cho thai nhi có thể kể đến như: cá hồi, cá da trơn, cá chép, cá rô phi.
➤ Đồ ngọt quá, mặn quá, hay nhiều dầu mỡ là nhóm thực phẩm nằm ở tầng tháp trên cùng trong tháp dinh dưỡng dành cho bà bầu. Tức nghĩa là nhóm thực phẩm cần ăn ít nhất – (theo khuyến cáo của viên dinh dưỡng quốc gia: Mỗi ngày bạn nên ăn 25 g đường và 25 g muối, 25 g dầu ăn). Ăn mặn quá, ngọt quá hay nhiều chất béo đều không tốt cho bà bầu. Ăn mặn quá có thể tăng nguy cơ phù nề, ứ nước và tăng huyết áp đối với bà bầu. Ăn quá ngọt bà bầu dễ mắc bệnh tiểu đường. Mẹ bầu có nguy cơ béo phì, bé tăng cân quá mức trong khi lại thiếu các chất dinh dưỡng khác cho thai nhi.
➤ Đồ tái sống như nem chua, gỏi sushi, tiết canh hay thịt tái, trứng lòng đào, giá đỗ sống, rau mầm sống vì một số loại vi khuẩn trong những loại đồ ăn này làm tăng nguy cơ ngộ độc thực phẩm.
➤ Đồ ăn đóng hộp, chế biến sẵn có thể chứa một loại vi khuẩn có tên là Listeria monocytogenes gây bệnh cho mẹ và có thể làm sảy thai hoặc ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Thay vì đó mẹ bầu hãy nên ăn đồ ăn tươi ngon và tự chế biến để đảm bảo an toàn thực phẩm, yên tâm cho thai kỳ khỏe mạnh.
Xem thêm: Dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng đầu
[tds_note]Khi bạn đang mang thai, điều rất quan trọng là phải giảm thiểu nguy cơ nhiễm trùng bằng mọi cách: Chọn lựa thực phẩm nguồn gốc an toàn, tươi ngon. Chế biến, bảo quản thực phẩm thật sạch như hoa quả rau củ rửa kỹ bằng nước, gọt vỏ hoặc nấu chín trái cây và rau quả. Hãy duy trì nó như một thói quen tốt sau khi em bé chào đời.[/tds_note]
Những điều cần kiêng khi mới mang thai
Bên cạnh vấn đề ăn uống thì khi mới mang thai mẹ bầu cũng cần phải lưu ý đến các vấn đề khác cần kiêng. Cần kiêng vận động quá mạnh cũng nhưng tránh xa các nguồn lây nhiễm có thể gây ảnh hưởng đến thai nhi. Cụ thể:
Về vận động đi đứng
Cần kiêng những hoạt động quá mạnh có nguy cơ sảy thai, động thai. Đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến việc sảy thai. Các mẹ bầu cần lưu ý những điều sau nhất là trong những tháng đầu mang thai:
- Tránh mang vác vật nặng: mang vác vật nặng có thể gây sa tử cung, rất nguy hiểm.Mẹ bầu cần hết sức lưu ý không bê vác vật nặng.
- Kiêng leo trèo, làm việc nặng vì thai nhi trong giai đoạn mới mang thai đang mới hình thành nên dễ bị tác động bởi các hoạt động của mẹ.
- Kiêng gập người lên xuống thường xuyên để tránh tình trạng chóng mặt, choáng váng do máu lên não chậm.
- Tránh ngồi xổm, đứng quá lâu hoặc đứng lên ngồi xuống đột ngột.
- Tránh giữ một tư thế quá lâu bởi nó có thể gây ra tình trạng sưng phù hay các vấn đề về tĩnh mạch. Cố gắng thường xuyên thay đổi tư thế mẹ nhé!
- Kiêng bắt chéo chân và gập gối vì sẽ làm hạn chế lưu thông máu xuống chân. Đồng thời có thể gây suy giãn tĩnh mạch, triệu chứng thường gặp ở phụ nữ mang thai.
- Kiêng đứng kiễng chân lấy đồ vật trên cao
- Tránh đi giày cao gót: mẹ bầu nên đi giày cao gót từ 3cm trở xuống, rộng rãi để an toàn. Nhất là khi thai lớn, trọng tâm cơ thể thay đổi mẹ sẽ khó khăn hơn khi di chuyển.
- Không chơi các trò chơi mạo hiểm, vận động mạnh như đu quay, trượt patin…
Tránh xa các nguồn lây nhiễm
- Tránh các loại sơn: Độ độc của sơn phụ thuộc vào từng dung môi và hóa chất trong sơn cũng như mức độ tiếp xúc. Không có cách nào để đo độc tính khi tiếp xúc thực tế với sơn, vì vậy tránh tiếp xúc với sơn tối đa mẹ nhé!
- Không dọn phân mèo: Phân mèo có thể chứa vi khuẩn mang bệnh toxoplasmosis, một bệnh ký sinh trùng hiếm gặp gây ảnh hưởng xấu tới sức khoẻ của mẹ và con.
Tránh xa các chất độc hại, thuốc
- Tránh xa thuốc lá/ khói thuốc lá: Có khoảng 4.000 hóa chất trong khói thuốc và một số hóa chất có liên quan đến ung thư. Tiếp xúc với khói thuốc khi mang thai có thể dẫn đến sẩy thai, sinh non, sinh con nhẹ cân, trẻ gặp vấn để về học tập hoặc hành vi, hội chứng trẻ sơ sinh chết đột ngột…
- Hạn chế tiếp xúc với các loại hóa chất như thuốc xịt muỗi, thuốc đuổi côn trùng, các loại hóa chất tẩy rửa, javen…
- Một số loại thuốc có thể gây tác dụng xấu đối với thai nhi, nên hỏi ý kiến bác sĩ thăm khám trực tiếp trước khi dùng thuốc để đảm bảo an toàn
Tránh bồn tắm nước nóng hay phòng xông hơi
Với thời gian tiếp xúc quá quá lâu như ngâm mình trong bồn nước nóng, phòng xông hơi là hoàn toàn không tốt cho mẹ bầu. Bởi việc này khiến nhiệt độ cơ thể tăng cao trong tam cá nguyệt đầu tiên có thể dẫn đến một số dị tật bẩm sinh, thậm chí gây sảy thai, thai lưu. Bạn có thể tắm với cách này an toàn khi không tắm quá 20 phút.
Một số thắc mắc khi mới mang thai
Có nên kiêng quan hệ khi mới mang thai?
Đây cũng là câu hỏi của nhiều mẹ đặc biệt là các mẹ đang mang thai lần đầu, những câu hỏi như khi mới mang thai có gây ảnh hưởng đến bé không, có dễ gây sảy thai không? là điều băn khoăn của đa số phụ nữ.
Theo các chuyên gia sản khoa thì tình dục là an toàn cho cả mẹ và con nếu thực hiện đúng cách. Trong suốt thời gian mang thai, nếu có một thai kỳ bình thường, không thuộc nhóm nguy cơ sinh non hoặc sảy thai thì việc quan hệ tình dục là an toàn và bạn không cần lo lắng sẽ ảnh hưởng đến thai nhi.
Thai nhi trong buồng tử cung được bảo vệ tương đối an toàn nhờ nước ối bao bọc, màng ối vững chắc và nút nhầy che kín cổ tử cung. Động tác quan hệ, ngay cả khi quan hệ sâu, dương vật cũng không thể chạm đến thai nhi. Do vậy, quan hệ tình dục có thể được xem như không gây hại đến thai nhi. Hơn nữa việc quan hệ giúp gắn kết tình cảm vợ chồng, người vợ được chồng nâng niu hơn. Giá trị cuộc sống của người phụ nữ tăng cao, tâm hồn thư thái, thai nhi cũng vì thế mà phát triển toàn diện hơn.
Vì vậy, không nhất thiết phải kiêng quan hệ tuyệt đối. Tuy nhiên, cần tìm tư thế thoải mái nhất và việc sinh hoạt tình dục phải do người phụ nữ hoàn toàn quyết định. Một số điểm cần lưu ý khi quan hệ khi mang thai gồm:
- Nên sử dụng bao cao su khi quan hệ để tinh dịch không vào tử cung vì trong tinh dịch có chứa chất có thể gây co thắt tử cung ảnh hưởng đến thai nhi trong 3 tháng đầu.
- Không nên quan hệ khi mang thai nếu chồng đang bị các bệnh tình dục như lậu, giang mai, tránh gây viêm nhiễm cho thai phụ.
- Lựa chọn các tư thế quan hệ phù hợp, tránh tư thế tì đè lên bụng thai phụ.
- Thực hiện động tác nhẹ nhàng, không nên quan hệ một cách thô bạo
- Tránh việc kích thích quá nhiều vào núm vú vì có thể gây co thắt tử cung
Ngoài ra, trong một số những trường hợp nhất định sau đây, bác sĩ có thể đưa lệnh “cấm” trong 3 tháng đầu thai kỳ để đảm bảo an toàn cho thai kỳ đó là:
- Dọa sảy thai
- Chảy máu âm đạo nhiều
- Nhau tiền đạo
- Có tiền sử sinh non, sảy thai
- Có các bất thường về nước ối, nhau thai
Có nên sử dụng mỹ phẩm, hóa chất khi mới mang thai?
Nhuộm tóc, dùng mỹ phẩm trong 3 tháng đầu có phải kiêng không?
Về nhuộm tóc: Hiện nay, vẫn chưa có bằng chứng cho thấy mẹ nhuộm tóc có ảnh hưởng đến sự phát triển và hình thành của thai nhi, nhưng để chắc chắn an toàn thì mẹ nên kiêng trong 3 tháng đầu đến tháng thứ 4 khi thai nhi đã hình thành đủ các bộ phận, cứng cáp hơn thì hãy có ý định nhuộm tóc mẹ nhé.
Ngoài ra, mẹ cũng nên kiêng các dịch vụ chăm sóc cá nhân như xông hơi hay bồn tắm massage trong 3 tháng đầu và kể cả suốt quá trình mang thai vì sự gia tăng nhiệt độ cơ thể khi mang thai có thể làm tăng nguy cơ dị tật ở thai nhi.
Sử dụng mỹ phẩm: son môi, phấn, sơn móng tay
Khi sử dụng các loại mỹ phẩm này mẹ bầu cần tuyệt đối tránh xa các sản phẩm có chứa chì, , một nguyên nhân có thể ảnh hưởng tới sự phát triển của thai nhi và não bộ, Mẹ có thể dùng các loại mỹ phẩm thiên nhiên, an toàn cho cơ thể, hoặc có thể hạn chế tối đa dùng mỹ phẩm trong thời gian mang thai của mình.
Thông tin thêm: Cẩm nang sức khỏe cho bà bầu từ khi mang thai đến khi sinh
Giai đoạn mới mang thai, đặc biệt là 3 tháng đầu thai nhi lúc này tuy chỉ là một dấu chấm nhỏ nhưng mọi tác động của mẹ đã có thể gây ảnh hưởng lớn đến sự phát triển và hình thành của bé. Vì vậy mẹ cần chú ý đến thực đơn dinh dưỡng, bổ sung thuốc bổ mỗi ngày cũng như có chế độ sinh hoạt phù hợp để đảm bảo thai kỳ an toàn cũng như việc cung cấp dưỡng chất tốt nhất cho cả mẹ và bé ở giai đoạn khởi đầu đời này.
Mai Linh
132 thoughts on “Giải đáp thắc mắc: Mới có thai nên kiêng gì?”
Tư vấn giúp em chế độ dinh dưỡng hợp lý cho tuần đầu của thai kì ạ.
Chào bạn Thi,
Thai kỳ thứ nhất là giai đoạn hình thành và phát triển đa số các cơ quan của thai nhi. Việc ăn uống, sinh hoạt như thế nào vô cùng quan trọng vì đây là thời kỳ nhạy cảm nhất. Một chế độ ăn lành mạnh bao gồm nhiều vitamin và rau quả, giàu chất đạm, ít chất béo: thịt nạc, cá, trứng, các loại đậu đỗ,… tránh những đồ uống có cồn, chè, cafe. Thực hiện ăn chín uống sôi, không ăn những thức ăn chế biến sẵn, có nhiều chất bảo quản… Tránh xa rượu, bia, thuốc lá, thuốc phiện, hóa chất độc hại. Một số thực phẩm bạn cũng không nên ăn nhiều trong thời gian này như: rau ngót, rau răm, rau sam, mướp đắng, dứa, ngải cứu,…
Khi mang thai, nhu cầu dưỡng chất tăng cao khiến chế độ ăn hàng ngày khó có thể cung cấp đủ. Do đó, cùng với chế độ ăn phụ nữ có thai được khuyên bổ sung thêm viên đa vi chất tổng hợp như PM Procare mỗi ngày để cung cấp các dưỡng chất cần thiết với liều lượng phù hợp cho mẹ khỏe mạnh thai nhi phát triển tối ưu; phòng ngừa các biến chứng trong thai kỳ: sảy thai, sinh non, sinh con nhẹ cân, cao huyết áp, tiền sản giật, đái tháo đường,… Bạn chỉ cần uống mỗi ngày 01 viên sau bữa ăn là đủ.
Bạn có thể tham khảo thêm: Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng đầu
Chúc bạn một thai kỳ mạnh khỏe!
Mọi người tư vấn giùm em
Chào bạn Thanh Ky,
Vui lòng để lại thông tin cần tư vấn tại đây để được chuyên gia giải đáp trong thời gian sớm nhất bạn nhé!
Thân ái,
Vợ e mới có thầ sao vợ em . mẹt với ăn uống không ngon . chỉ cách giùm em với ạ
Chào bạn Thanh Kỳ,
Ở những tháng đầu mang thai, do sự thay đổi đột ngột của nội tiết tố mà đa số bà bầu gặp phải hiện tượng nghén với các biểu hiện: nôn, buồn nôn, chóng mặt, đau đầu, dễ nhạy cảm với một số mùi vị nhất đinh, chán ăn,… Thông thường các triệu chứng này sẽ giảm khi bạn bước sang tháng thứ 4 thai kỳ mà không phải điều trị gì. Nếu triệu chứng ốm nghén trầm trọng khiến bạn không ăn uống được và ảnh hưởng tới sức khỏe thì bạn cần tới bác sĩ để được giúp đỡ.
Mức độ nghén và biểu hiện nghén của mỗi người là khác nhau. Tuy nhiên Có một số cách chung giúp giảm nghén bạn có thể thực hiện: uống nhiều nước trong ngày, chia thức ăn thành nhiều bữa nhỏ, không để bụng lo quá hoặc đói quá; tránh xa các mùi vị gây cho bạn cảm giác khó chịu; tránh các thức ăn khó tiêu, nhiều dầu mỡ: đồ ăn chiên xào, đồ ăn nhanh, đồ ăn cay, nóng, thức ăn chế biến sẵn,…
Khi mang thai, nhu cầu dinh dưỡng tăng cao khiến bà bầu khó có thể cung cấp đủ nếu chỉ qua thức ăn hàng ngày. Với trường hợp các mẹ bầu bị ốm nghén thì nguy cơ thiếu dưỡng chất càng tăng cao. Do đó, ngoài chế độ ăn bạn có thể dùng thiêm viên bổ tổng hợp như PM Procare diamond mỗi ngày để cung cấp đầy đủ dưỡng chất với liều lượng phù hợp cho mẹ khỏe mạnh và thai nhi phát triển tối ưu. Trong thành phần của Procare có Mg và Vitamin B6 còn giúp giảm đáng kể các triệu chứng ốm nghén khi mang thai.
Bạn có thể tham khảo thêm bài viết sau: Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu bị nghén nặng
Chúc bạn và gia đình mạnh khỏe!
em mang thai đứa thứ 2 nên kiêng cữ ăn gì không ạ
Chào bạn Yến Nhi,
Thai kỳ thứ nhất là giai đoạn hình thành và phát triển đa số các cơ quan của thai nhi. Việc ăn uống, sinh hoạt như thế nào vô cùng quan trọng vì đây là thời kỳ nhạy cảm nhất. Một chế độ ăn lành mạnh bao gồm nhiều vitamin và rau quả, giàu chất đạm, ít chất béo: thịt nạc, cá, trứng, các loại đậu đỗ,… tránh những đồ uống có cồn, chè, cafe. Thực hiện ăn chín uống sôi, không ăn những thức ăn chế biến sẵn, có nhiều chất bảo quản… Tránh xa rượu, bia, thuốc lá, thuốc phiện, hóa chất độc hại. Một số thực phẩm bạn cũng không nên ăn nhiều trong thời gian này như: rau ngót, rau răm, rau sam, mướp đắng, dứa, ngải cứu,…
Khi mang thai, nhu cầu dưỡng chất tăng cao khiến chế độ ăn hàng ngày khó có thể cung cấp đủ. Với trường hợp mang thai lần 2, lần 3 thì việc cung cấp dưỡng chất càng cần luwy ý hơn bởi lần mang thai trước đó đã lấy đi sức khỏe, nguồn dưỡng chất của mẹ rất nhiều. Do đó, cùng với chế độ ăn bạn nên bổ sung thêm viên đa vi chất tổng hợp như PM Procare hay PM Procare diamond mỗi ngày để cung cấp các dưỡng chất cần thiết với liều lượng phù hợp cho mẹ khỏe mạnh thai nhi phát triển tối ưu; phòng ngừa các biến chứng trong thai kỳ: sảy thai, sinh non, sinh con nhẹ cân, cao huyết áp, tiền sản giật, đái tháo đường,…
Chúc bạn một thai kỳ mạnh khỏe!
E mang thai tuần thứ 11 e có đi nhuộm tóc ko biết có ảnh hưởng gi đến thai nhi ko ,mong bác sĩ cho e biết à.
Chào bạn Tuyết Mai,
Mặc dù chưa có nghiên cứu cụ thể nào kết luận việc uốn/nhuộm tóc có ảnh hưởng tới thai kỳ ra sao nhưng do bản chất các thuốc uốn/nhuộm tóc đều chứa các chất hóa học không tốt sức khỏe nên mẹ bầu luôn được khuyên ko nên tiến hành uốn/nhuộm tóc trong thai kỳ. Đặc biệt 3 tháng đầu là thời kỳ thai nhi đang hình thành hầu hết các bộ phần nên càng cần thận trọng hơn nữa. Nếu bắt buộc phải dùng thuốc làm tóc thì nên chọn loại an toàn đối với phụ nữ mang thai.
Tuy nhiên, nếu đã lỡ uốn/nhuộm thì bạn cũng ko nên quá lo lắng. Bởi lo lắng lúc này không giúp giải quyết được vấn để mà còn có thể ảnh hưởng tới quá trình phát triển của thai nhi. Nên có chế độ làm việc nghỉ ngơi phù hợp, ăn uống bổ sung dưỡng chất đầy đủ để cơ thể mạnh khỏe, thai nhi phát triển tối ưu. Đồng thời thực hiện thăm khám thai định kỳ theo đúng chỉ định của bác sĩ.
Chúc bạn một thai kỳ mạnh khỏe!
E chào bác sĩ . Bác sĩ cho em hỏi ny e mới thử que thử thì thấy 2 vạch hôm 27/3 cho e hỏi khoảng bao lâu e có thể đi siêu âm . Em có thể đi siêu âm luôn đc ko ạ
Chào bạn Trung Kiên,
Thông thường sau khi trễ kinh khoảng 2 tuần thì mẹ nên đi siêu âm để xem thai nhi đã vào tử cung làm tổ chưa cũng như để đánh giá ban đầu sự phát triển của thai bạn nhé!
Thân ái,