Khám thai là một trong những sự kiện không thể thiếu trong quá trình mang thai, để đảm bảo một thai kỳ suôn sẻ, bé chào đời khỏe mạnh và an toàn. Bài viết này xin giới thiệu lịch khám thai quan trọng trong các giai đoạn mang thai mà mẹ bầu không thể bỏ qua. Các lịch trình khám thai trong bài viết này được khuyến nghị từ các bác sĩ Bệnh viện Từ Dũ.
[toc]
Lịch khám thai thông thường
3 tháng đầu (tính từ ngày đầu kinh cuối đến 13 tuần 6 ngày)
+ Khám lần đầu: sau trễ kinh 2 – 3 tuần
+ Khám lần hai: lúc thai 11 – 13 tuần 6 ngày để đo độ mờ da gáy
3 tháng giữa (tính từ tuần 14 đến 28 tuần 6 ngày): 1 tháng khám 1 lần
3 tháng cuối (tính từ tuần 29 đến tuân 40)
+ Tuần 29 – 32: khám 1 lần
+ Tuần 33 – 35: 2 tuần khám 1 lần
+ Tuần 36 – 40: 1 tuần khám 1 lần
Nếu không có điều kiện khám thai định kỳ thì cần duy trì tối thiểu là 3 lần khám thai cho một thai kỳ tại các thời điểm thai được 12, 22, 32 tuần.
Ngoài ra, khi có những dấu hiệu bất thường thì mẹ bầu cần đi khám ngay, không cần đợi theo lịch, vì đó là những nguy cơ có thể nguy hiểm cho cả mẹ và con
- ra máu, ra nước ối,
- đau bụng từng cơn hoặc có cơn đau bụng dữ dội,
- sốt, khó thở,
- nhức đầu, hoa mắt chóng mặt, mờ mắt,
- phù nề,
- đi tiểu ít,
- tăng cân nhanh,
- thai đạp yếu, đạp ít hay không đạp.
Cần khám thai bao nhiêu lần trong cả thai kỳ
Theo khuyến nghị từ Bệnh viện Từ Dũ, các bà bầu nên đến khám thai thông thường khoảng 11 lần trong suốt thai kỳ, căn cứ theo số tuần tuổi thai.
Lần khám | Các giai đoạn mang thai | Tuổi thai |
Thứ 1 | 3 tháng đầu: Ngày đầu kinh cuối ≤ Tuổi thai < Tuần 14 |
Sau trễ kinh 2 – 3 tuần |
Thứ 2 | Tuần 11 ≤ Tuổi thai < Tuần 14 | |
Thứ 3 | 3 tháng giữa: Tuần 14 ≤ Tuổi thai < Tuần 29 |
Tuần 16 ≤ Tuổi thai ≤ Tuần 22 |
Thứ 4 | Tuần 22 ≤ Tuổi thai ≤ Tuần 28 | |
Thứ 5 | 3 tháng cuối: Tuần 29 ≤ Tuổi thai ≤ Tuần 40 |
Tuần 29 ≤ Tuổi thai ≤ Tuần 32 |
Thứ 6 | Tuần 32 ≤ Tuổi thai ≤ Tuần 34 | |
Thứ 7 | Tuần 34 ≤ Tuổi thai ≤ Tuần 36 | |
Thứ 8 | Tuần 37 | |
Thứ 9 | Tuần 38 | |
Thứ 10 | Tuần 39 | |
Thứ 11 | Tuần 40 |
Nội dung khám thai
1. Khám thai trong 3 tháng đầu (Từ khi có thai đến 13 tuần 6 ngày)
Mục đích
- Xác định có thai – tình trạng thai.
- Xác định tuổi thai – tính ngày dự sinh.
- Đánh giá sưc khỏe của mẹ: bệnh lý nội, ngoại khoa và thai nghén.
Các việc phải làm
- Hỏi bệnh
- Tiền căn bản thân: sản – phụ khoa, PARA; nội – ngoại khoa.
- Tiền căn gia đình.
- Về lần mang thai này
- Khám tổng quát: cân nặng – mạch, huyết áp – tim phổi.
- Khám sản khoa: khám âm đạo, đo bề cao tử cung, đặt mỏ vịt lần khám đầu tiên.
- Cận lâm sàng.
- Máu (khi xác định có tim thai qua siêu âm): Huyết đồ, HBsAg, VDRL, HIV, đường huyết khi đói; Nhóm máu, Rhesus; Rubella: IgM, IgG. (với trường hợp tiền sử sẩy thai liên tiếp thử thêm: CMv, Toxoplasmosis); Double test: sau khi đo độ mờ gáy (thai 12 tuần).
- Nước tiểu: 10 thông số.
- Siêu âm (lần 1): bắt buộc để xác định tuổi thai, thai trong hay ngoài tử cung, tình trạng thai: thai trứng, đa thai, dọa sẩy, thai lưu,…
- Siêu âm đo độ mờ gáy (thai 12 tuần).
2. Khám thai trong 3 tháng giữa (Từ 15 đến 28 tuần)
Các việc cần làm
- Theo dõi sự phát triển của thai: trọng lượng me, bề cao tử cung, nghe tim thai.
- Phát hiện sớm những bất thường của thai kỳ: đa ối, đa thai, nhau tiền đạo, tiền sản giật,…
- Khám tiền sản cho những thai phụ có nguy cơ cao hoặc siêu âm phát hiện bất thường.
- Phát hiện các bất thường của mẹ.
- Hở eo tử cung: dựa vào tiền căn, lâm sàng và siêu âm.
- Tiền sản giật: Huyết áp cao, Protein niệu.
- Dọa sẩy thai to hoặc dọa sanh non.
- Hướng dẫn về dinh dưỡng, vệ sinh, sinh hoạt, tái khám và chích ngừa uốn ván rốn.
- Hướng dẫn các sản phụ tham gia lớp “Chăm sóc sức khỏe bà mẹ”
Cận lâm sàng
- Tiêm VAT ngừa uốn ván từ tuần 22 đến 28.
- Nghiệm pháp dung nạp đường ở tuổi thai từ 24 – 28 tuần tầm soát đái thoái đường thai kỳ (Chỉ định: béo phì, tăng cân nhanh, gia đình trực hệ đái tháo đường, tiền căn bản thân: sinhc on to, thai dị tật hoặc thai lưu lớn không rõ nguyên nhân, đường niệu (+), đường lúc đói > 105 mg/dL).
- Triple test: thực hiện ở tuổi thai 14 – 21 tuần, đối với những trường hợp chưa thực hiện sàng lọc trong 3 tháng đầu thai kỳ.
- Tổng phân tích nước tiểu (mỗi lần khám).
- Siêu âm: Siêu âm hình thái học (hoặc 3D,4D) tối thiểu 1 lần ở tuổi thai 20-25 tuần khảo sát hình thái thai nhi, tuổi thai, sự phát triển thai, nhau, ối.
3. Khám thai trong 3 tháng cuối (Từ 29 đến 40 tuần)
Các việc cần làm
Ngoài những phần khám tương tự 3 tháng giữa thai kỳ, từ tuần 36 trở đi cần xác định thêm.
- Đếm cử động thai
- Tiên lượng sinh thường hoặc sinh mổ.
- Khung chậu.
- Ước lượng cân thai.
- Ngôi thai.
Lưu ý các triệu chứng bất thường
- Ra huyết âm đạo.
- Ra nước ối.
- Đau bụng từng cơn.
- Phù, nhức đầu, chóng mặt.
Ở các lần khám thai cuối, bác sĩ sẽ tư vấn thêm cho mẹ về
- Tình trạng thai.
- Đồ đạc cho mẹ và trẻ sơ sinh khi đi sinh.
Cận lâm sàng
- Tiêm VAT lần 2 cho những thai phụ sinh con so, hoặc từ bé có tiêm chủng bạch hầu, ho gà, uốn ván. Mũi VAT lần 2 cách lần 1 tối thiểu 1 tháng.
- Tổng phân tích nước tiểu (mỗi lần khám)
- Siêu âm
- Siêu âm tối thiểu 1 lần lúc thai 32 tuần để xác định ngôi thai, lượng ối, vị trí nhau, đánh giá sự phát triển của thai nhi. Có thể lặp lại mỗi 4 tuần.
- Siêu âm màu (thai ≥ 28 tuần) khi nghi ngờ thai chậm phát triển: mẹ tăng cân chậm,BCTC không tăng, các số đo sinh học thai nhi không tăng sau 2 tuần, mẹ cao huyết áp,… có thể lặp lại sau mỗi tuần.
- Non stress test: thực hiện khi co chỉ định.
- Quang kích chậu: khám khung chậu nghi ngờ.
- MRI khi có chỉ định.
Bên cạnh việc khám thai đều đặn, bà bầu cũng cần bổ sung cho mình một chế độ dinh dưỡng hợp lý ngay từ khi mới mang thai để có một thai kỳ khỏe mạnh, bé phát triển tốt. Chúc mẹ bầu có thai kỳ khỏe mạnh!
Theo Phác đồ điều trị sản phụ khoa – Bệnh viện Từ Dũ
36 thoughts on “Lịch khám thai – Khuyến nghị từ bệnh viện Từ Dũ”
Em có thai được 6 tuần.tính thời điểm hiện tại.Em đi khám phòng mạch tư bác sĩ bảo có tim thai rồi.và thai có dấu hiệu bốc tách 5%.cho em hỏi có nguy hiểm không ah.và cần đi khám lại vào tuần thứ mấy
Chào bạn Trâm,
Thai 6 tuần đã có tim thai là dấu hiệu tốt. Còn việc bóc tách túi thai 5% thì chưa cần quá lo lắng. Với tỷ lệ bóc tách thấp và được điều trị kịp thời, khả năng giữ được thai sẽ càng cao. Việc quan trọng em cần làm trong thời gian này là tăng cường nghỉ ngơi thư giãn, không làm việc quá sức, không mang vác vật nặng, không đi lại quá nhiều… Đồng thời thực hiện chế độ ăn uống, bổ sung dưỡng chất đầy đủ, uống thuốc dưỡng thai (nếu cần) theo đúng chỉ định của bác sĩ. Thực hiện khám lại theo đúng lịch hẹn, nếu có các biểu hiện bất thường như đau bụng, ra máu… thì nên tới bác sĩ thăm khám càng sớm càng tốt.
CHúc bạn một thai kỳ mạnh khỏe!
Dem ngu dau dau di tieu lien tuc
Chào bạn,
Những tháng cuối thai kỳ, thai nhi dần di chuyển xuống dưới khung xương chậu, chèn ép lên bàng quang khiến mẹ dễ buồn tiểu và đi tiểu nhiều hơn. Đồng thời lúc này thai nhi đã lớn chèn ép đến các mạch máu khiến lưu lượng máu lên não giảm, hoặc do chế độ dinh dưỡng của bạn chưa được tốt dẫn đến thiếu dưỡng chất; hay do thiếu ngủ, mệt mỏi, lo lắng, căng thẳng, uống ít nước, dùng các chất kích thích có chứa cafein; thay đổi thời tiết, cơ thể đang có bệnh như: viêm đường hô hấp, cảm cúm, viêm xoang,… Đây là những nguyên nhân thường gặp khiến mẹ bầu bị đau đầu. Đau đầu cũng là biểu hiện ban đầu của tình trạng cao huyết áp, tiền sản giật – cần hết sức thận trọng.
Chính vì vậy, nếu điều kiện cho phép, tốt nhất bạn nên tới bác sĩ thăm khám để được hỗ trợ cụ thể. Không nên cố gắng chịu đựng bạn nhé!
Chúc bạn môt thai kỳ mạnh khỏe, mẹ tròn con vuông!
Quá ngày dự sinh 4 ngày. Cần nhập viện ko
Chào bạn Minh,
Khi quá ngày dự sinh, bạn cần nhận được sự thăm khám, theo dõi cẩn trọng của bác sĩ, thông thường bác sĩ sẽ hẹn theo dõi hàng ngày.
Không phải trường hợp nào cũng sinh đúng ngày dự tính, đa phần các trường hợp sinh sớm hoặc muôn hơn ngày dự tính khoảng 2 tuần. Bạn cần theo dõi sát sự thay đổi của cơ thể mình, thực hiện theo dõi theo hướng dẫn của bác sĩ, tới bác sĩ thăm khám khi có bất kỳ dầu hiệu bất thường nào bạn nhé!
Chúc bạn mạnh khỏe, mẹ tròn con vuông!
E can tu van
Chào bạn Khôi,
Bạn vui lòng để ý điện thoại, nhân viên tư vấn sẽ liên lạc lại với bạn trong thời gian sớm nhất
Thân ái,
khám phụ khoa bằng mở vịt có ảnh hưởng gì không ạ.
Chào bạn Thùy Dương,
Ở phụ nữ mang thai, môi trường âm đạo thay đổi nên dễ gặp tình trạng huyết trắng ra nhiều. Cùng với đó, sức đề kháng của mẹ giảm, việc vệ sinh vùng kín khi mang thai cũng khó khăn hơn sẽ tạo điều kiện thuận lợi để các tác nhân gây bệnh dễ dàng xâm nhập gây viêm nhiễm phụ khoa. Việc khám phụ khoa định kỳ hay khi gặp các biểu hiện bất thường là cần thiết. Các thao tác khi khám phụ khoa luôn được các bác sĩ lưu ý cẩn trọng và khám phụ khoa bằng mỏ vịt không ảnh hưởng xấu tới thai kỳ như nhiều mẹ lo lắng. Tuy nhiên, để việc thăm khám chính xác, an toàn, hiệu quả cao thì mẹ bầu cũng cần thực hiện thăm khám ở các cơ sở có uy tín.
Chúc bạn một thai kỳ mạnh khỏe!
Em quên ngày hẹn khám kỳ tới tháng 11/2019 xem lại dùm em được không Nguyễn Thị Thùy Trang sinh năm 1989 an giang
Chào bạn Thùy Trang,
Thông thường ở tuổi thai này bác sĩ sẽ hẹn lich khám 1 tháng/1 lần (nếu không có chú ý đặc biệt). Tuy nhiên, để xác định chính xác thì bạn nên liên lạc với bác sĩ thăm khám trực tiếp bạn nhé!
Chúc bạn một thai kỳ mạnh khỏe!