Dọa sẩy thai là tiền đề cho sẩy thai và thường xảy ra trước tuần thứ 20 của thai kỳ. Hãy cùng Procare tìm hiểu những nguyên nhân, cách phòng ngừa và điều trị để tránh xảy ra hậu quả đáng tiếc khi mang thai.
Dọa sẩy thai là gì?
Dọa sẩy thai là tình trạng thai nhi vẫn còn sống và phát triển trong buồng tử cung nhưng có các dấu hiệu như đau bụng và ra máu. Dọa sẩy thai thường xảy ra ở những tuần đầu của thai kỳ, khi trứng được thụ tinh dính vào tử cung chưa chắc chắn nên thai sẽ dễ bị bong ra. Sau tam cá nguyệt thứ nhất những hiện tượng này sẽ không còn phổ biến nữa.
Sẩy thai là hậu quả phổ biến của dọa sảy thai và có thể xảy ra ở 40 trong số 100 trường hợp. Nguy cơ sẩy thai cao hơn ở những phụ nữ lớn tuổi. Khoảng một nửa số phụ nữ bị chảy máu trong ba tháng đầu tiên có thể bị sẩy thai.
Dọa sẩy thai thường gặp ở phụ nữ trong những tuần đầu của thai kì
Nguyên nhân của dọa sẩy thai
- Thể chất người mẹ suy nhược do làm việc quá sức, nghỉ ngơi không hợp lý, dinh dưỡng kém dẫn đến thiếu chất, thai yếu.
- Bất thường nhiễm sắc thể (nhẹ), bất đồng nhóm máu giữa mẹ và thai nhi.
- Do va chạm mạnh, xoa bóp bụng, núm vú gây co bóp tử cung.
- Niêm mạc tử cung quá mỏng (có thể do nạo phá thai trước đó hoặc sử dụng thuốc tránh thai một lần thường xuyên) khiến thai dễ bị bong ra.
- Một số bệnh của bà mẹ như: sốt cao, suy tim, mất cân bằng nội tiết, bệnh thận mạn tính hoặc các bệnh về tử cung (viêm nhiễm cổ tử cung, u tử cung, ung thư cổ tử cung, tử cung tăng co bất thường,…);
Một số yếu tố làm tăng nguy cơ sẩy thai như: nhiều tuổi, tình trạng béo phì, các vấn đề về tuyến giáp, bệnh tiểu đường không được kiểm soát.
Các triệu chứng dọa sẩy thai
- Đau bụng, có hoặc không có chảy máu âm đạo: cảm giác đau tức hoặc đau âm ỉ từng cơn ở bụng dưới và mỏi ở vùng thắt lưng.
- Chảy máu âm đạo trong vòng 20 tuần đầu tiên của thai (tính từ ngày cuối của chu kì kinh nguyệt trước): khi bạn thấy xuất hiện dịch màu hồng nhạt hoặc vài giọt máu chảy ra từ âm đạo thì hãy nghĩ đến khả năng dọa sẩy thai.
- Đôi khi có những thai phụ bị bong rau dọa sẩy nhưng không có bất cứ biểu hiện gì, thuộc diện bong rau kín, máu chưa thoát ra ngoài được và chỉ có thể phát hiện được khi thực hiện siêu âm.
Vì vậy khi có bất kì dấu hiệu hoặc nghi ngờ thì bạn cần đến gặp bác sĩ để được khám và tư vấn ngay, tránh để xảy ra hậu quả đáng tiếc.
Đến bác sĩ để được tư vấn ngay khi có dấu hiệu dọa sảy thai
Các biến chứng có thể xảy ra
- Thiếu máu từ trung bình đến mất máu nặng, đôi khi cần phải truyền máu
- Nhiễm trùng
- Sẩy thai
Xử trí dọa sẩy thai
Phụ nữ có dọa sẩy thai vẫn có thể có một thai kỳ bình thường nên khi có tình trạng dọa sẩy thai, bạn không cần quá lo lắng vì sẽ chỉ làm cho tình trạng càng thêm trầm trọng. Hãy thực hiện một số lời khuyên dưới đây cho đến khi các dấu hiệu dọa sẩy thai không còn:
- Nghỉ ngơi: chế độ nghỉ ngơi hợp lí sẽ giúp đảm bảo các cơ quan sinh sản nhất là tử cung không bị kích thích trong thời gian này.
- Giữ tâm lý thoải mái, tránh căng thẳng quá mức.
- Kiêng các hoạt động mạnh: lao động hoặc chơi các môn thể thao mạnh trong khi có dấu hiệu dọa sẩy sẽ tăng nguy cơ sẩy thai.
- Kiêng quan hệ tình dục: dừng quan hệ tình dục cho đến khi các dấu hiệu dọa sẩy kết thúc. Việc quan hệ tình dục phải mất rất nhiều sức vận động của cơ và các hệ thận kinh, đặc biệt là cơ quan sinh sản tử cung và âm đạo làm tăng nguy cơ sẩy thai.
- Tránh xoa bụng, đấm lưng hay vê đầu vú vì đó là những kích thích khiến tử cung co bóp nhanh và mạnh hơn làm thay dễ sẩy hơn.
- Có chế độ dinh dưỡng hợp lý với đầy đủ các chất dinh dưỡng là rất quan trọng. Trong giai đoan này, các bà mẹ thường gặp tình trạng ốm nghén nhưng vẫn phải bổ sung đủ chất bằng các thực phẩm, các sản phẩm thay thế hoặc viên bổ sung vitamin. Không được ăn, uống những loại thực phẩm có chất kích thích, nghiêm cấm hút thuốc lá, uống rượu, bia.
- Đi khám và điều trị theo đơn thuốc của bác sĩ: khi có những biểu hiện bất thường thì cần đi khám và sử dụng theo đơn thuốc của bác sĩ mục đích ổn định sức khỏe của cả mẹ và thai nhi. Những phụ nữ đã từng bị sẩy thai có nguy cơ cao nên cần được theo dõi thường xuyên hơn.
Chế độ dinh dưỡng hợp lý giúp phòng tránh nguy cơ dọa sẩy thai
Phòng ngừa
Để phòng tránh nguy cơ sảy thai bạn nên chuẩn bị thật tốt trước khi quyết định mang thai. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng những phụ nữ được chăm sóc trước khi sinh có thai kỳ tốt hơn.
Sẩy thai do các bệnh của bà mẹ, chẳng hạn như huyết áp cao có thể ngăn chặn cách phát hiện và điều trị bệnh trước khi có thai.
Để có một thai kì khỏe mạnh, bạn nên tránh những thứ có hại cho thai nhi, chẳng hạn như: rượu, thuốc lá, bệnh truyền nhiễm, lượng caffein cao, chất kích thích…
Bổ sung đầy đủ Omega-3, Vitamin, Khoáng chất trước và trong khi mang thai có thể giúp giảm nguy cơ bị sẩy thai.
Tóm lại: dọa sẩy thai là một vấn đề thường gặp phải của phụ nữ mang thai trong 3 tháng đầu thai kỳ. Để tránh xảy ra biến chứng sẩy thai, các bà mẹ nên có chế độ ăn uống, vận động hợp lý, tránh xa các yếu tố gây hại như thuốc lá, rượu bia…và thăm khám thường xuyên để có được tư vấn kịp thời từ các chuyên gia y tế. Không nên tùy tiện sử dụng các loại thuốc không rõ thành phần, nguồn gốc mà hãy bổ sung đầy đủ vi chất trước và trong quá trình mang thai để em bé được chào đời khỏe mạnh.
DS. Nguyễn Quỳnh tổng hợp
Xem thêm:
58 thoughts on “Dọa sẩy thai và những điều bạn cần biết”
Ra ít dịch màu nâu, sau đó ra dịch nhầy có chứa máu đỏ tươi, chưa có tim thai ạ
Chào bạn Thi,
Ra máu là dấu hiệu tình trạng thai nhi đang gặp vấn đề bất thường, bạn nên tới bác sĩ để thăm khám kiểm tra cụ thể càng sớm càng tốt. Đồng thời có chế độ ăn uống bổ sung dưỡng chất đầy đủ, tăng cường thời gian nghỉ ngơi thư giãn, không đi lại nhiều, không làm việc nặng nhọc, tránh quan hệ vợ chồng trong thời gian này…
Nên tới bác sĩ thăm khám càng sớm càng tốt bạn nhé!
Chúc bạn một thai kỳ mạnh khỏe!
Ra máu màu nâu
Chào bạn Xuân,
Ra máu khi mang thai có thể xảy ra ở bất kỳ giai đoạn nào, nhưng thường gặp nhất ở thai kỳ thứ 1. Đây có thể là máu báo theo chu kỳ kinh nguyệt do sự bám vào niêm mạc tử cung của phôi thai, hoặc có thể do những bất thường trong thai kỳ: dọa sảy thai, thai ngoài tử cung, do nhiễm trùng,… Gần 30% phụ nữ bị ra máu khi mang thai và không phải trường hợp nào cũng nguy hiểm. Tuy nhiên bạn cũng không biết chắc rằng có vấn đề gì đang sảy ra với thai kỳ của mình. Vì vậy, điều quan trọng là bạn phải báo ngay với bác sĩ khi bị ra máu để nhận được sự hỗ trợ hợp lý, kịp thời bạn nhé!
Chúc bạn một thai kỳ mạnh khỏe!
Em có dịch dưới màng nuôi có nguy cơ doạ sẩy có được ăn quả sung không ạ?
Cảm ơn đã tư vấn cho e ạ
Chào bạn Kim Oanh,
Quả sung không làm trầm trọng thêm tình trạng dọa sảy hay ảnh hưởng xấu tới thai nhi, mẹ có thể ăn được. Tuy nhiên, chỉ nên ăn ở mức độ vừa phải như một loại trái cây bổ sung thêm mà thôi, ko nên ăn quá nhiều gây đầy bụng, khó tiêu, táo bón sẽ không tốt cho sức khỏe của mẹ cũng như sự an toàn của con bạn nhé!
Đồng thời với tình trạng dọa sảy, bạn nên tăng cường ăn đầy đủ – đa dạng các thực phẩm, nên ưu tiên các món ăn dễ tiêu hóa; hạn chế các thực phẩm nhiều dầu mỡ, khó tiêu, hạn chế các thực phẩm dễ gây táo bón, đi ngoài…
Ngoài tăng cường chế độ ăn, bạn có thể bổ sung mỗi ngày 01 viên PM Procare hoặc PM Procare diamond để cung cấp đầy đủ các dưỡng chất cần thiết cho cơ thể khỏe mạnh, thai nhi phát triển tối ưu. Đặc biệt hàm lượng DHA, EPA trong thuốc Procare cao, ở dạng dễ hấp thu còn giúp tăng cường lưu lượng máu tới tử cung, tạo điều kiện thuận lợi cho thai nhi phát triển tốt nhất.
Chúc bạn một thai kỳ mạnh khỏe!
Chào bác sĩ.
Hồi lúc 13t e có bị dọa sảy và đc bs chích 4 lần thuốc. K bit chích thuốc như v có gây dị tật thai nhi k ạ?
E đọc đc 1 bài như v e hoang mang quá
Chào bạn Lina,
Khi mang thai việc dùng thuốc cần hết sức thận trọng, bởi thuốc dùng không đúng có thể gây ảnh hưởng xấu tới thai kỳ của bạn. Tuy nhiên, không phải vì thế mà mẹ bầu ko được dùng thuốc khi bị ốm hoặc khi thai kỳ gặp nguy cơ. Vẫn có những thuốc vừa chữa khỏi bệnh, vừa an toàn đối với thai kỳ của bạn. Nhưng nhất thiết cần dùng theo đúng chỉ định của bác sĩ.
Nếu bạn đã được bác sĩ thăm khám, chẩn đoán và chỉ định dùng thuốc thì bạn có thể yên tâm thực hiện theo đúng chỉ định của bác sĩ. Bởi khi chỉ định dùng thuốc gì, bác sĩ đã cân nhắc kỹ lưỡng giữa lợi ích đạt được và nguy cơ có thể xảy ra rồi. Chỉ khi lợi ích đạt được cao hơn nguy cơ có thể xảy ra thì bác sĩ mới chỉ định. Vì vậy bạn yên tâm thực hiện theo đúng chỉ định của bác sĩ, thăm khám đầy đủ theo lịch hẹn; có chế độ ăn uống bổ sung đầy đủ dưỡng chất để cơ thể khỏe mạnh, thai nhi phát triển tối ưu bạn nhé!
Chúc bạn một thai kỳ mạnh khỏe!
Thua bs thai e dc 4 tuần co hien tượng dọa sảy thai ra máu âm đạo màu đỏ có cục máu đông mà thai jo chậm phát triển jo pai lam sao bs.bs giup chi e voi
Chào bạn Trang,
Khi có hiện tượng dọa sảy thai, ra máu thì bạn nên tới bác sĩ để được thăm khám cụ thể. Dựa vào kết quả thăm khám bác sĩ sẽ có hỗ trợ phù hơp cho bạn. Đồng thời cần lưu ý chế độ ăn uống bổ sung dưỡng chất đầy đủ, ăn các thực phẩm dễ tiêu hóa; tăng cường thời gian nghỉ ngơi, thư giãn… Tuy nhiên, các biện pháp ăn uống, sinh hoạt hàng ngày thường khó giúp ích cho sự phát triển an toàn của thai nhi (nếu bản thân thai yếu). Do đó, nên xác định rõ và luôn giữ tư tưởng thoải mái là cần thiết.
Chúc bạn sức khỏe!