Đau đầu khi mang thai là một căn bệnh tưởng chừng đơn giản nhưng vẫn có những biến chứng nguy hiểm đối với cả thai phụ và thai nhi. Mang thai 3 tháng cuối là thời điểm quan trọng trong chu kỳ sinh con của người phụ nữ. Vì vậy trong giai đoạn này, các bà mẹ phải cẩn thận với một số căn bệnh khiến cho việc sinh sản gặp khó khăn và có thể gây ra các trường hợp sinh non, sảy thai, thai lưu,…
1. Nguyên nhân gây đau đầu khi mang thai 3 tháng cuối
Vào 3 tháng cuối của giai đoạn thai kỳ, thai nhi phát triển lớn, trọng lượng tăng, có thể làm cản trở quá trình lưu thông máu lên não và gây ra bệnh đau nhức ở đầu.
Ngoài ra, có thể kể đến một số yếu tố khác làm tăng chứng đau đầu ở bà mẹ bầu là:
- Do sự lo lắng, căng thẳng và suy nghĩ nhiều trong thời gian mang bầu.
- Nội tiết tố trong cơ thể thay đổi khiến bà mẹ bầu dễ mệt mỏi, cáu gắt và đau đầu.
- Chế độ ăn uống không hợp lý, sử dụng các chất kích thích như rượu, bia thuốc lá,…
- Thiếu máu làm Oxy lên não kém, dẫn đến tình trạng đau đầu.
- Sống trong môi trường ồn ào, tinh thần hay bị gò bó, căng thẳng.
- Thiếu ngủ, mệt mỏi liên tục khi vận động, làm việc, hay để cơ thể bị đói, thiếu nước.
- Thay đổi thời tiết đột ngột cũng là nguyên nhân dẫn đến đau đầu ở bà bầu.
- Tư thế nằm sai, hay nằm ngửa khiến các mạch máu bị chèn ép.
2. Nguy hiểm khi đau đầu vào cuối thai kỳ
Đau đầu là một hiện tượng tự nhiên của cơ thể, nhưng đau đầu ở bà bầu mang thai 3 tháng cuối trong nhiều trường hợp có thể là nguy cơ ảnh hưởng nghiêm trọng tới thai nhi.
Giống như một số các bệnh lý khác khi mang thai như phù chân, táo bón,… đau đầu thường xuất hiện và khỏi hẳn sau khi bà bầu qua giai đoạn mang thai. Dù vậy, các cơn đau đầu mang đến cảm giác khó chịu, mệt mỏi, khiến các bà mẹ khó ăn, từ đó ảnh hưởng tới sức khỏe bản thân cũng như của thai nhi.
Bệnh tiền sản giật rất nguy hiểm đối với bà mẹ đang mang thai.
Biến chứng nguy hiểm nhất của đau đầu có thể xảy ra trong khi mang thai 3 tháng cuối đó là biến chứng tiền sản giật. Khi bị đau đầu, các bà bầu có thể bị cao huyết áp, là một dấu hiệu phổ biến của tiền sản giật rất nguy hiểm. Thông thường, dấu hiệu tiền sản giật chỉ xuất hiện vào 3 tháng đầu thai kỳ nhưng vẫn có những trường hợp bị kéo dài và nặng hơn ở 3 tháng cuối thai kỳ. Vì vậy, bà bầu mang thai 3 tháng cuối bị mắc bệnh đau đầu cần phải theo dõi thường xuyên và nhập viện ngay khi có các biến chứng xấu.
3. Phòng tránh đau đầu ở 3 tháng cuối thai kỳ
Để phòng ngừa hiệu quả những nguy hiểm khi bị đau đầu ở 3 tháng cuối của thai kỳ, các bà mẹ nên chú ý những lời khuyên dưới đây:
- Cần có một chế độ ăn uống hợp lý, ăn nhiều rau xanh, trái cây. Bổ sung các thực phẩm nhiều dinh dưỡng như protein, canxi, magie, sắt,… để cải thiện sức khỏe và tăng cường đề kháng cho cơ thể.
- Tránh các loại đồ uống độc hại, chất kích thích như cà phê, rượu bia, thuốc lá,…
- Không nên làm việc quá nhiều mà nên dành thời gian nghỉ ngơi, nên thư giãn tại không gian yên tĩnh, tránh tiếng động ồn ào và giật mình.
- Ngủ đủ giấc, thường xuyên tập thể dục thể thao để nâng cao sức khỏe, đem lại lợi ích khi sinh con.
- Tuyệt đối không tự ý sử dụng bất kỳ loại thuốc giảm đau nào kể cả có nguồn gốc tự nhiên, thảo dược. Phải được sự đồng ý của bác sĩ mới được dùng.
- Nên thực hiện thăm khám định kỳ sức khỏe của cả mẹ và thai nhi.
- Ngoài thực hiện chế độ ăn uống, sinh hoạt điều độ thì mẹ có thể bổ sung thêm dưỡng chất từ thuốc bổ mỗi ngày để nâng cao sức đề kháng cho cơ thể mạnh khỏe, thai nhi phát triển tối ưu. Các dưỡng chất mẹ cần lưu ý cung cấp đủ như: DHA, EPA, Sắt, acid folic, canxi, I ốt, Vitamin B12,…
Nếu có các triệu chứng đau đầu dữ dội, kèm theo các dấu hiệu như sốt cao, phù nề, đau bụng,… thì các mẹ nên ngay lập tức nhập viện để được theo dõi và tư vấn một cách tốt nhất cho sức khỏe của mình và bé trong tương lai.
Xem thêm: Chế độ dinh dưỡng khi mang thai
Theo: Procarevn.vn
58 thoughts on “Nguy hiểm đau đầu khi mang thai 3 tháng cuối thai kỳ”
E đang mang thai ở tuần 34 nhưng gò nhiều vào mỗi buổi sáng lại gò cứng bụng và đau bụng phần trên ngực khó thở cơn đau kéo dài 2 tiếng nhưng e ko thấy dấu hiệu ra nước hay chảy máu dịch âm đạo j vậy bs cho e hỏi có phải là dấu hiệu e sắp gần đến ngày sinh không
Chào bạn Diệu,
Với cơn đau kéo dài 2 tiếng, bạn nên tới bác sĩ để thăm khám và được hỗ trợ cụ thể càng sớm càng tốt bạn nhé!
Chúc bạn thai kỳ khỏe mạnh!
Đau đầu + nôn mửa
Chào bạn Hiền,
Với tình trạng đau đầu + nôn mửa ở những tháng cuối thai kỳ bạn nên tới bác sĩ thăm khám cụ thể để được hỗ trợ kịp thời (nếu cần) càng sớm càng tốt bạn nhé!
Chúc bạn một thai kỳ mạnh khỏe!
Mang thai được 35 tuần 3 ngày bị đau đầu ?
Chào bạn,
Nguyên nhân chính gây ra các cơn đau đầu khi bạn đang mang thai là do thai nhi lớn lên chèn ép đến các mạch máu khiến lưu lượng máu lên não giảm, hoặc do chế độ dinh dưỡng của bạn chưa được tốt dẫn đến thiếu dưỡng chất, thiếu máu; hay do thiếu ngủ, mệt mỏi, căng thẳng, uống ít nước, dùng các chất kích thích có chứa cafein… ; hoặc do đang mắc một bệnh nhiễm trùng nào khác: cúm, viêm mũi họng, viêm xoang…
Ngoài ra, ở 3 tháng giữa và cuối của thai kỳ, đau đầu có thể là dấu hiệu của tiền sản giật khi mang thai – một hội chứng thai kỳ nghiêm trọng bao gồm huyết áp cao, phù và có protein trong nước tiểu.
Để giảm bớt hiện tượng đau đầu bạn cần giữ tinh thần thoải mái, có chế độ làm việc nghỉ ngơi hợp lý, bổ sung dưỡng chất đầy đủ, uống thuốc bổ tổng hợp PM Procare hàng ngày, uống nhiều nước, hạn chế uống các chất khích thích có cafein, tập luyện thể dục nhẹ nhàng thường xuyên, chữa khỏi bệnh đang gặp (nếu có)…
Nếu tình trạng đau đầu đột ngột xuất hiện ở mức độ nặng hoặc không có dấu hiệu thuyên giảm, hoặc kèm với tình trạng buồn nôn, nôn… thì bạn nên tới bác sĩ thăm khám cụ thể để nhận được hỗ trợ kịp thời bạn nhé!
Chúc bạn một thai kỳ mạnh khỏe!
Đau đầu mệt mỏi buồn nôn trong người khó chịu
Chào bạn Kim Trúc,
Để xác định rõ tình trạng của mình thế nào, bạn nên tới bác sĩ thăm khám cụ thể để được hỗ trợ kịp thời bạn nhé!
Chúc bạn một thai kỳ mạnh khỏe!