Đau đầu khi mang thai là một căn bệnh tưởng chừng đơn giản nhưng vẫn có những biến chứng nguy hiểm đối với cả thai phụ và thai nhi. Mang thai 3 tháng cuối là thời điểm quan trọng trong chu kỳ sinh con của người phụ nữ. Vì vậy trong giai đoạn này, các bà mẹ phải cẩn thận với một số căn bệnh khiến cho việc sinh sản gặp khó khăn và có thể gây ra các trường hợp sinh non, sảy thai, thai lưu,…
1. Nguyên nhân gây đau đầu khi mang thai 3 tháng cuối
Vào 3 tháng cuối của giai đoạn thai kỳ, thai nhi phát triển lớn, trọng lượng tăng, có thể làm cản trở quá trình lưu thông máu lên não và gây ra bệnh đau nhức ở đầu.
Ngoài ra, có thể kể đến một số yếu tố khác làm tăng chứng đau đầu ở bà mẹ bầu là:
- Do sự lo lắng, căng thẳng và suy nghĩ nhiều trong thời gian mang bầu.
- Nội tiết tố trong cơ thể thay đổi khiến bà mẹ bầu dễ mệt mỏi, cáu gắt và đau đầu.
- Chế độ ăn uống không hợp lý, sử dụng các chất kích thích như rượu, bia thuốc lá,…
- Thiếu máu làm Oxy lên não kém, dẫn đến tình trạng đau đầu.
- Sống trong môi trường ồn ào, tinh thần hay bị gò bó, căng thẳng.
- Thiếu ngủ, mệt mỏi liên tục khi vận động, làm việc, hay để cơ thể bị đói, thiếu nước.
- Thay đổi thời tiết đột ngột cũng là nguyên nhân dẫn đến đau đầu ở bà bầu.
- Tư thế nằm sai, hay nằm ngửa khiến các mạch máu bị chèn ép.
2. Nguy hiểm khi đau đầu vào cuối thai kỳ
Đau đầu là một hiện tượng tự nhiên của cơ thể, nhưng đau đầu ở bà bầu mang thai 3 tháng cuối trong nhiều trường hợp có thể là nguy cơ ảnh hưởng nghiêm trọng tới thai nhi.
Giống như một số các bệnh lý khác khi mang thai như phù chân, táo bón,… đau đầu thường xuất hiện và khỏi hẳn sau khi bà bầu qua giai đoạn mang thai. Dù vậy, các cơn đau đầu mang đến cảm giác khó chịu, mệt mỏi, khiến các bà mẹ khó ăn, từ đó ảnh hưởng tới sức khỏe bản thân cũng như của thai nhi.
Bệnh tiền sản giật rất nguy hiểm đối với bà mẹ đang mang thai.
Biến chứng nguy hiểm nhất của đau đầu có thể xảy ra trong khi mang thai 3 tháng cuối đó là biến chứng tiền sản giật. Khi bị đau đầu, các bà bầu có thể bị cao huyết áp, là một dấu hiệu phổ biến của tiền sản giật rất nguy hiểm. Thông thường, dấu hiệu tiền sản giật chỉ xuất hiện vào 3 tháng đầu thai kỳ nhưng vẫn có những trường hợp bị kéo dài và nặng hơn ở 3 tháng cuối thai kỳ. Vì vậy, bà bầu mang thai 3 tháng cuối bị mắc bệnh đau đầu cần phải theo dõi thường xuyên và nhập viện ngay khi có các biến chứng xấu.
3. Phòng tránh đau đầu ở 3 tháng cuối thai kỳ
Để phòng ngừa hiệu quả những nguy hiểm khi bị đau đầu ở 3 tháng cuối của thai kỳ, các bà mẹ nên chú ý những lời khuyên dưới đây:
- Cần có một chế độ ăn uống hợp lý, ăn nhiều rau xanh, trái cây. Bổ sung các thực phẩm nhiều dinh dưỡng như protein, canxi, magie, sắt,… để cải thiện sức khỏe và tăng cường đề kháng cho cơ thể.
- Tránh các loại đồ uống độc hại, chất kích thích như cà phê, rượu bia, thuốc lá,…
- Không nên làm việc quá nhiều mà nên dành thời gian nghỉ ngơi, nên thư giãn tại không gian yên tĩnh, tránh tiếng động ồn ào và giật mình.
- Ngủ đủ giấc, thường xuyên tập thể dục thể thao để nâng cao sức khỏe, đem lại lợi ích khi sinh con.
- Tuyệt đối không tự ý sử dụng bất kỳ loại thuốc giảm đau nào kể cả có nguồn gốc tự nhiên, thảo dược. Phải được sự đồng ý của bác sĩ mới được dùng.
- Nên thực hiện thăm khám định kỳ sức khỏe của cả mẹ và thai nhi.
- Ngoài thực hiện chế độ ăn uống, sinh hoạt điều độ thì mẹ có thể bổ sung thêm dưỡng chất từ thuốc bổ mỗi ngày để nâng cao sức đề kháng cho cơ thể mạnh khỏe, thai nhi phát triển tối ưu. Các dưỡng chất mẹ cần lưu ý cung cấp đủ như: DHA, EPA, Sắt, acid folic, canxi, I ốt, Vitamin B12,…
Nếu có các triệu chứng đau đầu dữ dội, kèm theo các dấu hiệu như sốt cao, phù nề, đau bụng,… thì các mẹ nên ngay lập tức nhập viện để được theo dõi và tư vấn một cách tốt nhất cho sức khỏe của mình và bé trong tương lai.
Xem thêm: Chế độ dinh dưỡng khi mang thai
Theo: Procarevn.vn
58 thoughts on “Nguy hiểm đau đầu khi mang thai 3 tháng cuối thai kỳ”
Bác Sĩ cho e hỏi e dag mang thai tuần 31 có triệu chứng đau nhâm nhẩm bụng trên đau nhói đầu ti và bị tức ngực khó thở thì có sao không ak
Chào bạn Thương,
Càng về cuối thai kỳ, thai nhi càng lớn. Các dây chằng vùng bụng càng phải dãn rộng ra để có đủ không gian cho con phát triển. Đồng thời hệ thống dây chằng này cũng càng phải kéo căng ra để lâng đỡ thai nhi. Việc này sẽ khiến cho mẹ bầu gặp phải cảm giác đau lâm râm, thỉnh thoảng có thể có cảm giác đau nhói vùng bụng. Tử cung lớn lên chiếm chỗ vùng bụng, đè lên cơ hoành cũng khiến me có cảm giác khó thở. Hơi thởi nhanh và nông hơn. Đồng thời lúc này cơ thể mẹ cũng thay đổi nhanh chóng để chuẩn bị cho quá trình nuôi con bú sau này, bầu ngực lớn lên và nhạy cảm hơn… Đó là hiện tượng sinh lý bình thường bạn ko cần quá lo lắng.
Nếu có các dấu hiệu đặc biệt như: đau bụng từng cơn, ra máu… thì bạn nên tới bác sĩ để được thăm khám cụ thể.
Chúc bạn một thai kỳ mạnh khỏe!
Cả đêm.ngủ không được,… sáng cũng khoing ngủ được chút nào 2 ngày không ngủ được mỏi mắt đau đầu chóng mặt,… mỏi cổ,… đau vai,… xưng vùng hóp mông bên trái do ngủ ngiêng và mẫn đỏ khó chịu
Chào bạn Nhi,
Giấc ngủ có vai trò quan trọng đối với sức khỏe của mẹ và thai nhi. Để được hỗ trợ phù hợp, kịp thời thì bạn nên tới bác sĩ thăm khám cụ thể bạn nhé!
Chúc bạn một thai kỳ mạnh khỏe!
E nay thai 37 tuần. Ko biết bị sao ma hơn 1yuan nay cứ sáng dậy là đầu đau hai bên thái dương và xuống hàm.pjai uống 1 viên sủi para mới do
Chào bạn Thủy,
Đau đầu trong thời gian 3 tháng cuối thai kỳ bạn cần hết sức thận trọng, bởi nó có thể là dấu hiệu dự báo biến chứng tiền sản giật – một hội chứng rất nguy hiểm trong thai kỳ. Chính vì vậy, bạn nên tới bác sĩ thăm khám, kiểm tra cụ thể để nhận được hỗ trợ kịp thời (nếu cần).
Chúc bạn một thai kỳ mạnh khỏe!
Tại sao mang thai tuần 27 mà em đau cả người, mệt mỏi, nằm ngiêng bên trái không được bên phải cũng không xong,… em hay đau thắt hông , khó thở, bụng căng cứng,.. buồn ngủ mà ngủ không được,.. tay chân rả rời có sao khoing ạ.
Chào bạn Ngọc Nhi,
Khi mang thai cơ thể mẹ bầu có nhiều thay đổi, việc phải mang thêm một em bé trong bụng khiến mẹ bầu mệt mỏi, khó chịu – đó là biểu hiện bình thường mà hầu hết các mẹ bầu đều gặp phải. Nhưng mức độ trầm trọng của đau yếu, mỏi mệt thì mỗi người một khác. Cũng có thể do sức khỏe bản thân bạn đang gặp vấn đề khiến cảm giác mệt mỏi trở lên khó chịu hơn. Nếu tình trạng này trầm trọng và ảnh hưởng tới sinh hoạt hàng ngày thì bạn nên tới bác sĩ để được tăm khám cụ thể. Dựa vào kết quả thăm khám bác sĩ sẽ có hỗ trợ phù hợp cho bạn.
Chúc bạn môt thai kỳ mạnh khỏe!
Đau đầu đau họng khi mang thai tuần 36 có sao không
Chào bạn Tuyến,
Đau đầu, đau họng, sốt có thể là biểu hiện của viêm đường hô hấp. Bạn nên tới bác sĩ để được thăm khám cụ thể và nhận hỗ trợ kịp thời. Không nên cố gắng tự chịu đựng vừa gây khó chịu mệt mỏi cho bản thân mẹ mà thai nhi cũng bị ảnh hưởng theo. Mẹ mệt mỏi, khó ăn uống thì trước hết sẽ ảnh hưởng tới khả năng cung cấp dưỡng chất cho con. Sau đó bệnh ko được chữa trị kịp thời có thể dẫn tới những hệ lụy nguy hiểm khác…
Chúc bạn một thai kỳ mạnh khỏe!