Cholesterol đóng vai trò quan trọng trong thai kì, nhưng nếu bà bầu có mức cholesterol cao thì nên cẩn thận và cần biết cách kiểm soát lượng cholesterol một cách an toàn và hiệu quả.
[toc]
Khi bạn mang thai, cholesterol tăng tự nhiên
Các bà mẹ tương lai sẽ trải nghiệm sự gia tăng tự nhiên về mức cholesterol trong thai kỳ. Các chỉ số mỡ máu thường sẽ trở lại mức bình thường vào khoảng sáu tuần sau khi sinh.
Hầu hết phụ nữ sẽ có tổng mức cholesterol khoảng 170 mg/dL trước khi mang thai. Chỉ số này sẽ dao động trong khoảng 175 mg/dL đến 200 mg/dL trong thời kỳ đầu mang thai và lên tới khoảng 250 mg/dL vào cuối thai kỳ.
Theo Trường Y Harvard , mức cholesterol toàn phần dưới 200 mg/dL là lý tưởng và trên 240 mg/dL được coi là cao. Tuy nhiên, những chỉ số này không chính xác trong giai đoạn mang thai.
Phụ nữ mang thai sẽ trải qua sự gia tăng LDL cholesterol – cholesterol xấu, nhưng HDL cholesterol – hay còn gọi là cholesterol tốt, giúp loại bỏ cholesterol xấu – cũng tăng lên đến 65 mg/dL trong giai đoạn cuối thai kỳ. HDL cholesterol trên 60 mg/dL có tác dụng bảo vệ chống lại bệnh tim.
Cholesterol thực sự là một chất quan trọng cần thiết cho thai kỳ, vì em bé sử dụng cholesterol để phát triển trí não và nhiều tế bào quan trọng khác. Ngoài ra, mức cholesterol tăng là cần thiết trong thai kỳ của bạn để sản xuất hormon estrogen và progesterone, những hormone quan trọng và chủ yếu cho thai kỳ phát triển.
Khi nào bạn nên lo lắng về cholesterol?
Một điều cần xem xét là sức khỏe của người mẹ trước khi mức cholesterol bắt đầu tăng lên. Phụ nữ thường không có nguy cơ mắc bệnh tim mạch cho đến sau khi mãn kinh, khi họ không còn có thể sinh con.
Nội tiết tố nữ estrogen giúp làm tăng HDL cholesterol (cholesterol tốt). Vì vậy phụ nữ có ít nguy cơ bị cholesterol cao, khi so với nam giới. Sự sản xuất estrogen cao nhất là trong thời kỳ sinh đẻ.
Đa số phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ sẽ không gặp rủi ro với mức cholesterol và sẽ tiếp tục như vậy trong nhiều năm tới, vì vậy không dùng statin khi mang thai là biện pháp thận trọng cần thiết. Vì vậy, nếu bạn đang mang thai và bị tăng cholesterol, bạn nên thoải mái với việc không dùng statin.
Nhưng, giống như rất nhiều thứ khác, mọi thứ thay đổi ở thời kỳ mãn kinh. Tại thời điểm này, nhiều phụ nữ trải qua một sự thay đổi lớn về mức cholesterol: cholesterol toàn phần, cholesterol xấu tăng và cholesterol tốt giảm. Khi đó phụ nữ tiền mãn kinh với chế độ ăn tốt, thường xuyên vận động, duy trì cân nặng hợp lý, không hút thuốc lá… thì vẫn chưa đủ để giữ cho cholesterol không tăng lên. Nếu bạn gần mãn kinh thì điều quan trọng là bạn phải kiểm tra cholesterol và trao đổi ý kiến với bác sĩ.
Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là cholesterol cao là vấn đề của riêng phụ nữ lớn tuổi. Nguyên nhân gây ra chứng cholesterol cao còn đến từ nhiều yếu tố khác như: lối sống không lành mạnh; đang mắc các bệnh thận, gan, tuyến giáp hoạt động kém; di truyền cholesterol cao từ gia đình…
Vì vậy bạn nên bắt đầu kiểm tra cholesterol ở tuổi 20, và nên bắt đầu kiểm tra cholesterol ở tuổi càng sớm càng tốt, đặc biệt nếu bạn có người thân trong gia đình mắc bệnh tim mạch.
Tôi có thể sử dụng Statin khi đang mang thai không?
Không, bạn không nên. Đó là câu trả lời ngắn gọn bạn thường nhận được từ các bác sĩ.
Nhưng câu hỏi thực sự là: Tại sao bạn lại sử dụng statin khi mang thai? Bác sĩ Stuart Spitalnic của Bệnh viện Newport ở Rhode Island hỏi. Hãy nhớ rằng, cholesterol không phải là một căn bệnh, nó là một yếu tố nguy cơ gây bệnh.
Statin là một nhóm thuốc làm giảm mức LDL cholesterol, hay còn gọi là cholesterol xấu, bằng cách ngăn chặn sự sản xuất cholesterol ở gan, nơi phần lớn lượng cholesterol trong cơ thể được tạo ra.
Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ thông báo rằng statin không được khuyến cáo cho phụ nữ mang thai. Chúng được đánh giá là loại thuốc mang thai loại X, có nghĩa là các nghiên cứu cho thấy chúng có thể gây dị tật bẩm sinh và các rủi ro rõ ràng vượt trội hơn bất kỳ lợi ích nào.
Thuốc statin đi qua nhau thai và có liên quan đến các tác động có thể có trên phôi thai đang phát triển.
Do rủi ro về mặt lý thuyết và lợi ích hạn chế của các loại thuốc này trong thai kỳ, hầu hết các cơ quan chức năng khuyên nên ngừng loại thuốc này trong thai kỳ. Tuy nhiên, sử dụng thuốc statin vô tình trong ngắn hạn không có khả năng gây ra sự gia tăng kết quả mang thai bất thường. Vì vậy, nếu bạn biết mình có thai khi đang dùng thuốc statin trước đó, bạn và em bé sẽ ổn; chỉ cần dừng statin càng sớm càng tốt.
Có một số nghiên cứu mâu thuẫn với nhau rằng statin có thể an toàn khi mang thai, nhưng vì những nghiên cứu này mâu thuẫn với nhau, an toàn nhất là bạn nên ngừng dùng statin khi đang muốn mang thai và trong khi mang thai.
Ăn kiêng và tập thể dục trước khi dùng thuốc
Chế độ ăn uống lành mạnh là điều đầu tiên và quan trọng nhất mà bà bầu có thể làm để giảm mức cholesterol, bao gồm ăn thực phẩm ít chất béo bão hòa và nhiều chất xơ, nhiều trái cây, rau quả và ngũ cốc nguyên hạt, chưa qua chế biến
Chế độ ăn bạn cần chú ý:
Lựa chọn các thực phẩm chứa Cholesterol thấp: rau xanh, bí đỏ, nấm hương, các sản phẩm được làm từ lạc, đậu thịt nạc…
Hạn chế sử dụng những thực phẩm có chứa nhiều chất béo no: Đây là các chất rất dễ làm tắc động mạch như: mỡ động vật và sữa. Nếu như cần uống sữa chỉ nên sử dụng loại sữa có hàm lượng chất béo chỉ từ 1-2%. Nên sử dụng dầu đậu nành, dầu olive, dầu hướng dương thay thế cho mỡ lợn.
Ăn nhiều hoa quả: đối với bệnh mỡ máu cao thì ăn nhiều, đặc biệt những hoa quả ít ngọt như lê, ổi, mận, táo, cam, bưởi… sẽ giúp tăng cường lượng chất xơ trong bữa ăn. Đây là các chất xơ dưới dạng hòa tan. Những thức ăn có chứa nhiều chất xơ hòa tan sẽ làm giảm chất béo & cholesterol được hấp thụ vào cơ thể, không những thế còn giúp hệ tiêu hóa được hỗ trợ và cải thiện.
Không nên ăn hơn 255g/1 tuần thịt đỏ: Các loại thịt đỏ như trâu, bò, cừu, ngứa… có chứa rất nhiều cholesterol, nếu bạn sử dụng nó nhiều sẽ làm tăng bệnh. Thay vào đó thì người bị máu nhiễm mỡ nên ăn thịt nạc, thịt gia cầm loại bỏ da, đặc biệt nên ăn cá nhiều hơn thịt để có thể thu nhận được acid béo hệ Omega-3, loại acid béo này có tác dụng bảo vệ tim mạch. Một số loại cá rất tốt như cá hồi, cá mòi, cá trích, cá ngừ và cá thu…
Không ăn tối quá muộn: Không ăn tối quá muộn nhất là với thức ăn nhiều đạm bởi rất khó tiêu hoá & sẽ làm cholesterol đọng lại trên thành động mạch dẫn tới xơ vữa động mạch.
Bổ sung viên bổ tổng hợp có chứa DHA, EPA như PM Procare diamond mỗi ngày vừa để cung cấp đủ dưỡng chất, vừa giúp bảo vệ tim mạch.
Các bà bầu cũng cần tập thể dục để giúp kiểm soát mức cholesterol. Đây không phải là một bài tập khó khăn, chỉ cần bạn ra ngoài và đi dạo. Vì vậy, tất cả những người phụ nữ mang thai hoặc phụ nữ muốn có thai, hãy kiểm soát mức cholesterol bằng cách ăn thực phẩm tốt và tập thể dục. Đồng thời, ngừng dùng statin ngay bây giờ! Cơ thể của bạn và em bé sẽ phải cảm ơn bạn vì điều đó.
Ở đa số phụ nữ, khuyến nghị về chế độ ăn uống và thay đổi lối sống là đủ. Hãy áp dụng khuyến nghị này trước và sau khi mang thai để chăm sóc sức khỏe của chính mình, với chế độ ăn uống lành mạnh và thói quen tập thể dục hằng ngày.
Theo Procarevn.vn