Thuốc dùng cho phụ nữ mang thai và nuôi con bú

Made in Australia

Bài viết mới nhất
Các thay đổi và bệnh ngoài da trong suốt thời kỳ mang thai

25/06/2020

BTV Ngọc Tuyết

8378 đã xem

Mục lục

Da là cơ quan lớn nhất trên cơ thể, có nhiệm vụ bao bọc, che chở cơ thể khỏi sự tác động không có lợi của môi trường bên ngoài. Ngoài ra, chức năng chính của da còn để điều hòa, cảm nhận nhiệt độ, tổng hợp vitamin B và D… Khi mang thai, cũng như tất cả các bộ phận khác, da sẽ bị ảnh hưởng. Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn những kiến thức về các thay đổi và bệnh ngoài da trong suốt thai kỳ để có thể chủ động chăm sóc cho làn da được tốt nhất.

[toc]

Các thay đổi ngoài da ở phụ nữ có thai

Thay đổi sắc tố gây sạm da, thâm

Phần lớn các thay đổi sắc tố trong thời kì có thai là tăng sắc tố gây nên những đám sạm trên da, thường thấy là thâm đường giữa bụng, thâm quầng vú, núm vú, sinh dục, nách, mặt trong đùi… những vị trí trước khi có thai đã tăng sắc tố sẽ trở nên thâm hơn.

Khoảng 50% các trường hợp phụ nữ mang thai sẽ xuất hiện những đám thâm ở mặt gọi là rám má (nám má hay melasma). Nám có thể ở khắp mũi, má, trán. Những phụ nữ da sáng và tiếp xúc với ánh sáng nhiều thì bị nhiều hơn. Nám da có thể giảm dần vài tháng sau sinh, nhưng đôi khi lại tồn tại vĩnh viễn.

Nguyên nhân của thâm da là do estrogen, progesterone tác động lên tế bào sắc tố gây sản xuất nhiều melanin hơn.

Thay đổi ở lông, tóc và móng

Thay đổi có thể khiến chị em có rất nhiều hoặc rất ít lông, tóc. Khi mang thai, một số người thấy lông ở mặt, cánh tay, chân nhiều và đen hơn, trong khi tóc trên đầu có thể lại thưa hơn. Nguyên nhân là do rụng tóc telogen (tóc ở giai đoạn ngừng triển) Rụng tóc có thể kéo dài từ 1- 5 tháng cho đến 15 tháng sau khi sinh, tuy nhiên không cần điều trị vì tóc sẽ mọc lại hoàn toàn.

Khi mang thai móng có thể bị dòn, móng có rãnh khía hoặc tách móng ở cuối gốc móng còn gọi là bong móng.

Thay đổi các tuyến

Khi mang thai chức năng của tuyến mồ hôi tăng lên, chức năng của tuyến bã lại giảm xuống. Hoạt động của tuyến giáp cũng tăng lên làm tăng hoạt động của tuyến mồ hôi.

Các bệnh do ảnh hưởng của tuyến mồ hôi là miliaria (các ban do nóng) và tăng tiết mồ hôi. Các tuyến bã ở các vùng núm, tuyến Montgomery to ra trong thời kì có thai. Ngoài ra có thể gặp bệnh trứng cá trong thời kì mang thai.

Các thay đổi mô liên kết và mạch máu trong thời kì mang thai

Thay đổi của mô liên kết

Các vết rạn da thường phát triển vào nửa sau của thai kì với biểu hiện là những vết màu đỏ sáng hoặc đỏ tím. Phần lớn vết rạn khu trú ở vùng bụng dưới, nhưng cũng có thể thấy ở đùi, mông, hông, vú và cánh tay. Ở người da trắng các rạn da thường có màu hồng nhạt, nhưng những người da sẫm thì các vết rạn sẽ có màu sáng hơn vùng da xung quanh.

Các vết rạn thường không đau, nhưng do sự căng và duỗi ra của da nên có thể gây cảm giác ngứa và châm chích.

Các yếu tố thường liên quan đến hình thành vết rạn:

  • những người có mẹ bị rạn da;
  • những người mang thai lần trước bị rạn;
  • những người mang thai tăng cân nhanh và quá mức.

Nguyên nhân rạn da là do có sự chia cắt sợi collagen của da. Sau khi sinh, các vết rạn thường mờ đi thành màu bạc trắng, dần teo da và lõm xuống và tồn tại rất lâu.

Các thay đổi về mạch máu

Khi có thai thì các mạch máu nhỏ và các mao mạch sẽ tăng sinh. Phần lớn các mạch máu đều to hơn để cung cấp nhiều máu hơn. Khoảng 50% phụ nữ thấy dãn mạch hình mạng nhện ở mặt, cổ. Ngoài ra cũng có thể thấy ở ngực, bàn tay hay chân. Bàn tay có thể thấy đỏ lan tỏa. Lợi đỏ và dễ chảy máu.

Khoảng 40% phụ nữ có thai có dãn tĩnh mạch chi dưới do các thay đổi của mạch máu và áp lực đè nén của thai nhi lên tĩnh mạch chậu. Hiện tượng này thường xảy ra vào 3 tháng giữa hoặc 3 tháng cuối của thai kì.

Ngoài ra, do sự thay đổi nhanh chóng, thất thường của các mạch máu nhỏ có thể gây nên hiện tượng mặt đỏ hay nhợt nhạt, nóng hay lạnh, phát ban. Trầm trọng hơn có thể thấy hiện tượng Raynaud’s.

Các bệnh da trong thời kì mang thai

Một số bệnh da xuất hiện trong thai kì không gây ảnh hưởng gì lớn cho mẹ và thai nhi, nhưng có những bệnh da lại gây nguy hiểm cho cả mẹ và thai nhi. Dưới đây là một số bệnh da có thể gặp trong thời kì mang thai:

Mày đay sẩn ngứa hay phát ban đa dạng ở phụ nữ có thai

Mày đay sẩn ngứa (Pruritic Urticarial Papules and Plaques of Pregancy PUPPP) hay phát ban đa dạng (Polymorphic Eruption of pregnancy) là bệnh phát ban hay gặp nhất ở phụ nữ có thai. Thông thường bệnh hay xuất hiện lần đầu tiên vào 3 tháng cuối thai, xấp xỉ tuần thứ 35 của thai kì.

Phần lớn mày đay sẩn ngứa xuất hiện đầu tiên từ trên các vết rạn da ở vùng bụng. Thương tổn khởi phát là các ban mày đay nhỏ, màu đỏ, hơi phù nề. Các ban này liên kết với nhau thành đám sẩn mày đay ở vùng bụng. Đôi khi trên các ban có thể thấy mụn nước nhỏ. Sau vài tuần, các đám ban sẩn có thể lan đến đùi, mông, ngực, cánh tay, lưng… và thường rất ngứa.

Rất may là tình trạng mày đay sẩn ngứa thường không nguy hại cho bà mẹ và em bé. Bệnh thường kéo dài khoảng 6 tuần và tự khỏi sau khi sinh khoảng 1 2 tuần, nhưng ngứa thì có thể tồn tại lâu hơn.

Căn nguyên gây bệnh chưa rõ ràng. Bệnh không liên quan đến tiền sản giật, các rối loạn tự miễn, các bất thường về hormon hay bất thường thai nhi.

Một vài nghiên cứu cho rằng có lẽ sự căng lên nhanh chóng của thành bụng đã phá hủy các sợi liên kết gây ra phản ứng viêm. Tuy nhiên, các nghiên cứu khác lại cho thấy, khoảng 70% phụ nữ bị mày đay sẩn ngứa sẽ sinh bé trai và vì thế một giả thuyết mới cho là DNA của thai nhi trai đóng vai trò như chất kích thích da.

Chẩn đoán dựa vào sự xuất hiện đơn thuần của các ban sẩn mày đay. Không có các xét nghiệm đặc hiệu để chẩn đoán. Không cần sinh thiết da trừ trường hợp cần phải phân biệt với các tình trạng bệnh lý khác.

Điều trị chủ yếu là điều trị triệu chứng. Dùng thuốc bôi mỡ hoặc kem steroide loại mạnh như Temovat (clobetason) hay Diplrolene (betametasone) từ 5 6 lần/ngày có thể hạn chế ngứa và phòng thương tổn lan rộng ra. Khi các dát sẩn đã đỡ thì có thể dùng loại thuốc bôi steroide nhẹ hơn. Các trường hợp nặng có thể dùng steroide đường uống. Uống kháng Histamin nhìn chung ít hiệu quả chống ngứa hơn là steroide, nhưng có thể sử dụng vào ban đêm để giúp giấc ngủ.

Ứ mật trong gan (ICP)

Biểu hiện thường gặp nhất của ứ mật trong gan là ngứa, điển hình là xuất hiện vào 3 tháng cuối thai và thường thấy ở những phụ nữ mang thai đôi, thai ba.

Ngứa bắt đầu ở lòng bàn tay, bàn chân sau đó lan ra các vùng còn lại của cơ thể. Có thể thấy các ban đỏ xuất hiện trên các vết ngứa, cào xước. Khoảng 10 15% các trường hợp xuất hiện vàng da, điển hình là vào tuần thứ 2 đến thứ 4 sau khi có ngứa. Tuy nhiên, sau khi sanh, cả ngứa và vàng da đều tự khỏi. Khoảng 40 -50% trường hợp ứ mật trong gan có thể tái phát ở lần có thai sau.

Các dấu hiệu kèm theo thường là chán ăn, mệt mỏi, phân nâu, nước tiểu thẫm và khó chịu vùng thượng vị. Nhiễm khuẩn đường tiết niệu cũng thường gặp hơn với những phụ nữ không bị. Thiếu Vitamin K mắc phải có thể thấy ở phụ nữ bị ứ mật trong gan kéo dài

Nguyên nhân là do tổn thương quá trình bài tiết mật, gây ứ đọng những hồ muối mật trong gan. Acid mật tăng lên trong máu làm tăng lượng mật vào cơ thể, lắng đọng trong da gây ra ngứa dữ dội. Nồng độ cholesterol, triglyceride và bilirubin cũng tăng lên.

Vì sao xảy ra hiện tượng này thì vẫn chưa có câu trả lời rõ ràng. Người ta thấy có sự liên quan đến một số yếu tố trong đó có vai trò của gen và estrogen. Những phụ nữ có mẹ hoặc chị gái bị ứ mật trong gan thì có nguy cơ khi có thai bị ứ mật cao hơn. Estrogen gây cản trở cho việc thông mật trong gan và progesteron cũng gây cản trở cho việc thông estrogen từ gan.

Chẩn đoán dựa vào xét nghiệm lượng acid mật và các men gan. Ngứa mà không thấy các ban đỏ ngoài da tiên phát cũng giúp khẳng định chẩn đoán. Sinh thiết gan hoặc siêu âm ít khi dùng để chẩn đoán.

Bệnh này có thể ảnh hưởng đến thai nhi. Do thiếu khả năng điều hòa mật, gan thai nhi cũng chịu ảnh hưởng do hiện tượng thừa mật. Tình trạng này có thể làm tăng nguy cơ thay đổi màu phân xu của đứa trẻ khi sinh, sinh non và thai chết trong tử cung. Một trong những nguy cơ nữa là cơn co dạ con trước đẻ, vì thế phụ nữ có chứng ứ mật trong gan cần được theo dõi thường xuyên.

Điều trị có thể dùng các sản phẩm làm mềm da, sữa tắm nhẹ nhàng để chống ngứa. Các thuốc hỗ trợ tiết mật như ursodeoxycholic acid (UDCA), cholestyramin và S adenosylmethionin có tác dụng giảm ngứa và tiết mật khác nhau. Uống liều cao steroide cũng có thể sử dụng điều trị ICP.

Chốc dạng herpes (Impetigo herpetiformis)

Bệnh hiếm gặp, được coi là một hình thái lâm sàng của vảy nến thể mủ mặc dù người bị chốc dạng herpes thường không có tiền sử cá nhân hoặc gia đình bị bệnh vảy nến.

Biểu hiện điển hình thường bắt đầu vào 3 tháng cuối của thai kì. Thương tổn đầu tiên là những mảng đỏ xuất hiện ở mặt trong đùi hay bẹn, phần trước và sau cổ. Trên các mảng đỏ da là những mụn mủ nhỏ li ti chứa đầy mủ, cụm lại thành đám và có khuynh hướng lan ra xung quanh. Những mụn mủ mới xuất hiện trên nền ban đỏ gờ lên ở ngoại vi, trong khi đó những mụn mủ ở trung tâm xẹp xuống bong vảy và lành giữa. Các mụn mủ sẽ lan đến vùng thân mình và chi, nhưng rất ít khi ở mặt, bàn tay và bàn chân. Tuy nhiên các ban có thể thấy thương tổn ở niêm mạc miệng và giường móng. Các mụn mủ này không bị nhiễm khuẩn.

Căn nguyên của bệnh chưa thật rõ ràng. Người ta cũng chưa rõ chốc dạng herpes có phải là bệnh riêng biệt do thai nghén hay là một hình thái vảy nến thể mủ bị nặng lên khi mang thai.

Hầu hết bệnh nhân có các triệu chứng toàn thân như sốt, rét run, buồn nôn, nôn, ỉa chảy và mệt mỏi. Một vài người có hiện tượng hạ calci, phosphat, albmin trong máu nhất là những người có tiền sử bị suygiảm tuyến cận giáp.

Chẩn đoán dựa vào các biểu hiện là các ban đỏ, mụn mủ. Sinh thiết ở thương tổn mới, điển hình có sự xuất hiện của bạch cầu đa nhân trung tính trong xốp bào thượng bì, gọi là mụn mủ dạng xốp của Kogoj.

Điều trị chủ yếu bằng glucocorticoide toàn thân. Prednisolon thường được bắt đầu với liều khá cao 60mg/ngày để kiểm soát sự phát ban. Ngay khi kiểm soát được bệnh, prednisolon cần hạ liều một cách thận trọng vì có nguy cơ bệnh nặng lên do hạ liều quá nhanh.

Bệnh nhân nên được theo dõi nhiễm trùng da tại chỗ và nhiễm trùng toàn thân, điều trị kháng sinh thích hợp khi có chỉ định. Cần theo dõi calci máu, albumin máu và bù kịp thời khi có biểu hiện thấp.

Ảnh hưởng đến thai nhi: chốc dạng herpes có thể gây nguy cơ cao cho thai nhi như trẻ bị đẻ non hay chết thai nên những bà mẹ bị tình trạng này cần được các thầy thuốc chuyên khoa da liễu, sản khoa và nhi khoa theo dõi chặt chẽ.

Sẩn ngứa nang lông (pruritic folliculitis)

Sẩn ngứa nang lông điển hình thường phát vào 3 tháng giữa của thai kì. Khởi phát là các nốt màu đỏ nhỏ không có mủ. Các thương tổn thường ở vai, nửa lưng trên, cánh tay, ngực và bụng tương tự trứng cá. Nuôi cấy thương tổn không thấy vi khuẩn. Có thể rất ngứa. Có thể tự khỏi sau sinh 2 3 tuần.

Căn nguyên bệnh chưa rõ ràng. Một vài nghiên cứu thấy rằng bệnh xuất hiện là do thay đổi hormon. Tuy nhiên trong một nghiên cứu lại cho thấy các phụ nữ bị tình trạng này không có sự bất thường về nồng độ hormon.

Điều trị sẩn ngứa nang lông tương tự như trứng cá mức độ nhẹ. Một số trường hợp được bôi bằng Benzoyl peroxide có hiệu quả, không cần cho kháng sinh. Uống kháng Histamin có thể có tác dụng điều trị ngứa.

Ảnh hưởng đến thai nhi: có nhiều báo cáo khác nhau về ảnh hưởng sẩn ngứa nang lông trên phụ nữ có thai. Một nghiên cứu thấy bệnh làm tăng tỉ lệ trẻ đẻ cân thấp. Tuy nhiên một nghiên cứu khác lại không thấy như vậy. Tình trạng này không làm tăng nguy cơ đẻ non hay sảy thai.

Bệnh Pemphigoide ở phụ nữ có thai (pemphigoide gestationis)

Bệnh Pemphigoid ở phụ nữ có thai (Pemphigoid gestationis PG) còn được gọi là bệnh herpes thai nghén (Herpes gestationis HG) mặc dù bản chất bệnh này không liên quan đến nhiễm bất kì loại virus nào. Đây là bệnh tự miễn, có ngứa và hiếm gặp ở phụ nữ mang thai.

Bệnh thường xuất hiện trong 3 tháng giữa, 3 tháng cuối của thai kì hay một thời gian ngắn sau khi sinh, xấp xỉ tuần thứ 21. Cũng có vài báo cáo nói rằng bệnh xuất hiện vào 3 tháng đầu thai kì.

Bệnh Pemphigoide thường bắt đầu bằng ngứa dữ dội sau đó hình thành những mảng đỏ cứng thường ở quanh rốn. Sau 2 4 tuần các mảng đỏ này rộng ra, xuất hiện mụn nước và mụn mủ ở xung quanh bờ, sau liên kết với nhau thành hình zic zắc, hình vòng vèo hoặc thành chùm, thành đám kiểu herpes nên mới có tên gọi bệnh herpes ở phụ nữ có thai (herpes gestationis). Các thương tổn dần lan rộng ra thân mình, lưng, mông cánh tay, bàn tay và bàn chân, nhưng không có ở mặt, trên đầu và trong miệng. Giai đoạn muộn khi có thai, bệnh có thể tự khỏi nhưng hầu hết các trường hợp (75 80%) bệnh sẽ bùng phát mạnh lên trước sinh. Bọng nước khỏi không để lại sẹo trừ khi có bội nhiễm.

Các ban đỏ bọng nước cũng có thể tái phát khi bắt đầu có kinh hoặc dùng thuốc uống tránh thai. Trường hợp có thai sau, bệnh Pemphigoide thường tái phát sớm và có thể trầm trọng hơn. Chỉ khoảng 8% phụ nữ không phát triển bệnh Pemphigoide trong lần có thai tiếp theo.

Nguyên nhân gây bệnh Pemphigoide là do tự miễn. Kháng thể sẽ kết hợp với một típ của tổ chức liên kết nhất định trên da và gây ra đáp ứng viêm. Đáp ứng này được thể hiện bằng triệu chứng đỏ, ngứa, hình thành bọng nước.

PG được chẩn đoán chủ yếu vào sinh thiết trên vùng da cạnh thương tổn và vùng da bình thường. Các xét nghiệm đặc hiệu để phát hiện kháng thể là miễn dịch huỳnh quang trực tiếp trên mảnh sinh thiết da.

Điều trị: một số trường hợp PG nhẹ thì có thể bôi kem steroide và kháng Histamin. Tuy nhiên, các trường hợp nặng phải được uống steroide mới kiểm soát được bệnh.

Ảnh hưởng đến thai nhi: do kháng thể đi qua rau thai nên PG có thể ảnh hưởng đến thai nhi. Một báo cáo thấy khoảng 5% trẻ sinh ra từ các bà mẹ này có bị phát ban. Tuy nhiên các ban ở trẻ sơ sinh thường tồn tại trong thời gian ngắn và có thể tự khỏi mà không cần điều trị. Cũng có chứng cứ thấy phụ nữ bị PG có nguy cơ cao đẻ non. Các nghiên cứu gần đây lại cho thấy PG không tăng nguy cơ sảy thai hay thai chết khi lọt lòng.

Tóm lại khi mang thai, các bà mẹ phải đối mặt với một số thay đổi trên da hay xuất hiện một số bệnh da, trong đó một số bệnh có thể ảnh hưởng lớn ở cả người mẹ và thai nhi. Vì thế các bà mẹ mang thai cần được theo dõi cẩn thận, phát hiện và chẩn đoán sớm các biểu hiện bệnh để có được trị liệu tốt và an toàn cho cả mẹ và thai nhi.

Theo Bệnh viện da liễu Trung Ương

Xem thêm
Bài viết nổi bật

CÁC CÂU HỎI THƯỜNG GẶP

PM Procare diamond là thuốc bổ tổng hợp chuyên dùng cho phụ nữ chuẩn bị mang thai, mang thai và nuôi con bú có cung cấp đầy đủ các dưỡng chất bao gồm:

– Omega 3 (DHA/EPA) dạng Triglycerid dễ hấp thu hàm lượng cao, tỷ lệ DHA/EPA ~ 4/1 (tương ứng với tỷ lệ DHA/EPA được tìm thấy trong sữa mẹ) – phù hợp nhất đối với phụ nữ mang thai và nuôi con bú, cho khả năng hấp thu và phát huy tác dụng tốt nhất.

Hàm lượng 216mgDHA/45mgEPA đáp ứng ĐỦ nhu cầu của cơ thể giúp tăng khả năng thụ thai, phát triển não bộ, thị giác của mẹ và con; phòng ngừa các biến chứng trong thai kỳ: sảy thai, sinh non, sinh con  nhẹ cân, cao huyết áp, tiền sản giật, đái tháo đường,…

– Acid folic 500mcg, đáp ứng đủ nhu cầu của cơ thể, phòng ngừa khuyết tật ống thần kinh, giúp quá trình tạo máu và phân chia tế bào,… Acid folic cũng có vai trò quan trọng đối với sự phát triển khỏe mạnh của tinh trùng

– 24mg sắt nguyên tố, đáp ứng khoảng 80% nhu cầu sắt của cơ thể, phần còn lại bạn có thể dễ dàng bổ sung từ thức ăn. Dùng sắt trước – trong khi mang thai giúp quá trình tạo máu, phòng ngừa thiếu máu thiếu sắt, sảy thai, thai chậm phát triển, sinh non,…

– I-ốt 200mcg, đáp ứng đủ nhu cầu cơ thể giúp phát triển não bộ, tuyến giáp của trẻ, phòng ngừa các rối loạn do thiếu I-ốt như: chứng đần độn, chậm phát triển,…

– Kẽm: cần thiết cho sự phát triển bình thường của thai và bánh nhau. Thiếu Kẽm ở mẹ là nguyên nhân của suy dinh dưỡng bào thai. Kẽm còn cần thiết cho sự sản sinh tinh trùng và hormon sinh dục nam.

– Betacaroten (tiền chất của Vitamin A): Cần thiết cho hoạt động của cả tim, phổi, thận, mắt  và nhiều cơ quan khác

– Vitamin C: Vitamin C giúp tăng miễn dich, tăng hấp thu sắt,… Vitamin C còn làm giảm khuynh hướng tinh trùng dính chùm vào nhau – đây là 1 trong những nguyên nhân gây vô sinh thường gặp.

– Các Vitamin và khoáng chất khác

Sự kết hợp hài hòa Omega-3 (DHA, EPA) với các vitamin và khoáng chất trong thuốc PM Procare diamond giúp:

– Nâng cao sức khỏe sinh sản, cải thiện tỷ lệ thụ thai thành công cho các cặp vợ chồng

– Phòng ngừa khuyết tật ống thần kinh

– Giúp mang thai đủ tháng, chỉ số thể chất khi sinh tốt hơn

– Đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng tăng lên trong thai kỳ, để cơ thể khỏe mạnh, nuôi dưỡng thai nhi tốt hơn

– Cần thiết cho sự phát triển toàn diện não bộ, thị giác, thể lực, khả năng vận động của trẻ; giúp con khỏe mạnh, thông minh ngay từ trong bụng mẹ

– Có lợi đối với sức khỏe tổng thể, nâng cao thể trạng, cải thiện đề kháng

– Giảm nguy cơ trầm cảm ở phụ nữ mang thai và sau sinh

– Giúp giảm các biểu hiện khó chịu của tình trạng ốm nghén, phòng chống các biến chứng trong thai kỳ như tiền sản giật, đái tháo đường, sảy thai, thai lưu, đẻ non…

Với thành phần gồm đầy đủ các dưỡng chất, bao gồm acid béo Omega 3 (DHA, EPA) hàm lượng cao cùng các vitamin và khoáng chất thiết yếu, thuốc PM Procare diamond sẽ hấp thu tốt nhất khi bạn uống ngay sau bữa ăn (chậm nhất là 1h sau ăn).

Bạn nên uống tốt nhất 1 viên sau bữa ăn sáng. Nếu không uống được sau bữa sáng thì có thể uống sau bữa trưa hoặc sau bữa tối đều được.

Chỉ lưu ý không uống thuốc trước khi đi ngủ, bởi trong thuốc có một số thành phần gây tỉnh táo có thể khiến bạn khó ngủ.

PM Procare và PM Procare diamond đều là thuốc bổ tổng hợp, cung cấp các dưỡng chất thiết yếu cho thai kỳ. PM Procare cung cấp các dưỡng chất ở hàm lượng cơ bản, còn PM Procare diamond là sản phẩm cao cấp, cung cấp các dưỡng chất ở hàm lượng cao hơn, tối ưu hơn:

– Hàm lượng DHA/EPA là 216mg/45mg (cao gấp PM Procare 1.5 lần) – Đáp ứng ĐỦ nhu cầu của cơ thể

– Hàm lượng acid folic là 500mcg, I-ốt là 200mcg  – Đáp ứng đủ nhu cầu của cơ thể

– Hàm lượng sắt 24mg, đáp ứng hơn 80% nhu cầu vể sắt,… (phần còn lại thức ăn hàng ngày dễ dàng cung cấp đủ)

– Nhiều Vitamin và khoáng chất khác…

PM Procare diamond cung cấp đầy đủ – toàn diện các dưỡng chất để tối ưu bổ sung dinh dưỡng cho mẹ và thai nhi. Giúp mẹ có sức khỏe thai kỳ tốt nhất cũng như cung cấp đủ dưỡng chất cho con phát triển toàn diện về cả thể chất và trí tuệ. Nhất là trong giai đoạn dịch bệnh phức tạp như hiện nay, việc tăng cường bổ sung dinh dưỡng không chỉ nhằm đáp ứng đủ nhu cầu tăng lên cho mẹ và con mà còn để nâng cao để kháng, bảo vệ thai kỳ an toàn trước dịch bệnh.

-> Mong muốn cung cấp dưỡng chất tốt ưu và điều kiện kinh tế cho phép thì PM Procare diamond là lựa chọn tốt nhất.

Hoặc nếu chế độ ăn của mẹ tốt, đầy đủ – đa dạng các nguồn thực phẩm, mang thai trong độ tuổi sinh đẻ lý tưởng (22-34 tuổi), sức khỏe không có điểm gì cần lưu ý đặc biệt và muốn tối thiểu chi phí thì mẹ bổ sung thuốc PM Procare để cung cấp các dưỡng chất ở hàm lượng cơ bản cũng đáp ứng đủ nhu cầu.

Theo khuyến cáo của Viện Dinh dưỡng Quốc Gia, với một thai kỳ bình thường mẹ bầu cần bổ sung khoảng 27mg sắt nguyên tố mỗi ngày là đủ (bao gồm từ thức ăn và thuốc bổ sung).

Với nhu cầu này, nếu chế độ ăn của bạn tương đối tốt, có thể ăn được 1-2 lạng thịt cá mỗi ngày thì chỉ cần bổ sung lượng Sắt tối thiểu (khoảng 5mg như trong PM Procare) là hợp lý, không dư thừa và không gây ra các tác dụng phụ như táo bón, khó chịu dạ dày.

Nếu chế độ ăn không đảm bảo bạn có thể lựa chọn PM Procare diamond với hàm lượng sắt lên tới 24mg, đáp ứng hơn 80% nhu cầu sắt cho cơ thể, phần còn lại bạn có thể dễ dàng bổ sung từ thực phẩm hàng ngày.

Chỉ bổ sung thêm sắt khi có chỉ định của bác sĩ trong trường hợp kết quả xét nghiệm cho thấy bạn thực sự có thiếu máu do thiếu sắt mà thôi.

Do canxi khi bổ sung liều cao làm cản trở hấp thu sắt và một số thành phần trong thuốc bổ tổng hợp nên để đảm bảo các thành phần dưỡng chất được hấp thu tốt nhất thì hàm lượng canxi trong thuốc Procare không cao.

Cùng với sự phát triển của thai nhi, từ tháng thứ 4 thai kỳ trở đi, nhu cầu canxi mẹ bầu cần cung cấp bắt đầu tăng cao khiến chế độ ăn hàng ngày khó có thể cung cấp đủ. Lúc này, ngoài Procare mẹ bầu nên bổ sung thêm canxi từ thuốc riêng lẻ bên ngoài.

Nên lựa chọn sản phẩm bổ sung canxi ở dạng canxi hữu cơ như canxi citrat, canxi lactat gluconat… để cơ thê dễ hấp thu, không gây tác dụng phụ trên đường tiêu hóa. Sản phẩm bổ sung canxi nên có sự kết hợp của các thành phần Canxi – Mg – Vitamin D3 để tăng cường khả năng hấp thu canxi tối ưu; tăng cường sức mạnh hệ cơ – xương; giúp giảm đau mỏi lưng hông, giảm chuột rút cho mẹ. Canxi hữu cơ Magcaldi là sản phẩm mẹ có thể tham khảo sử dụng.

Thời điểm bô sung canxi cũng cần cách xa thời điểm uống Procare ít nhất 2h và không nên uống quá 500mg canxi/lần vì cơ thể chúng ta chỉ hấp thu tốt nhất khi bổ sung canxi ở mức liều <500mg/lần mà thôi

Thuốc PM Procare diamond đã cung cấp 216mg DHA, 45mg EPA ở dạng Triglycerid dễ hấp thu và phù hợp nhất đối với phụ nữ mang thai và nuôi con bú – đáp ứng Đủ nhu cầu của cơ thể. Chính vì vậy nếu uống PM Procare diamond rồi thì bạn ko cần bổ sung thêm DHA nữa nhé!

Thuốc PM Procare đã cung cấp DHA, EPA ở dạng Triglycerid dễ hấp thu và phù hợp nhất đối với phụ nữ chuẩn bị mang thai, mang thai và nuôi con bú. Thuốc sẽ cùng với thức ăn hàng ngày đáp ứng đủ nhu cầu của cơ thể. Vì vậy, uống PM Procare rồi thì bạn ko cần bổ sung thêm DHA nữa nhé!

Chuẩn bị mang thai, mang thai và cho con bú là lúc cơ thể cần cung cấp nhiều dưỡng chất để đáp ứng nhu cầu phát triển của thai nhi. Các nghiên cứu chỉ ra rằng, có rất nhiều chất dinh dưỡng cần cung cấp cho thai kỳ mà cơ thể thường thiếu nếu chỉ bổ sung từ thực phẩm hàng ngày. Chính vì vậy, ngoài tăng cường chất lượng bữa ăn, bổ sung thêm thuốc bổ như PM Procare /PM Procare diamond là cần thiết.

Procare là thuốc chuyên dùng cho phụ nữ mang thai và cho con bú để đáp ứng nhu cầu dưỡng chất tăng lên của cơ thể trong thời kỳ này. Thành phần của thuốc được nghiên cứu kỹ lưỡng để cùng với bữa ăn hàng ngày có thể đáp ứng VỪA ĐỦ nhu cầu của cơ thể mà không lo dư thừa. Do đó, tùy thuộc vào chế độ ăn hàng ngày mà bạn có thể chủ động bổ sung PM Procare hay PM Procare diamond cho cơ thể khỏe mạnh, thai nhi phát triển tối ưu. Tuy nhiên, nếu điều kiện cho phép thì việc thăm khám bác sĩ trước khi bổ sung là tốt nhất bạn nhé!”

“Nóng” là thuật ngữ dân gian và trong Đông Y với biểu hiện khô, táo có thể gặp phải như khô miệng, táo bón. Hiện tượng này thường xảy ra khi bạn bổ sung nhiều chất đạm, chất béo mà thiếu chất xơ, uống ít nước. Hoặc khi bạn bổ sung sắt, canxi liều cao. Với bà bầu, mang thai là lúc cơ thể có nhiều thay đổi, sự  tăng – giảm của một số hormon khiến tăng cường các hoạt động cơ bản làm bà bầu dễ “nóng” hơn…

Để giảm thiểu tình trạng “nóng trong” này, trước hết mẹ bầu cần thực hiện chế độ ăn hài hòa, đa dạng các nguồn thực phẩm, uống nhiều nước; đồng thời bổ sung các dưỡng chất vừa đáp ứng đủ nhu cầu mà thôi. PM  Procare /PM Procare diamond cung cấp 18 dưỡng chất thiết yếu, các thành phần của thuốc được nghiên cứu và tính toán kỹ lưỡng để cùng với thức ăn hàng ngày đáp ứng vừa đủ nhu cầu của cơ thể chứ không gây dư thừa. Do đó, PM Procare/PM Procare diamond thường ít hoặc không gây ra các hiện tượng trên cho bà bầu so với các sản phẩm cùng nhóm. Bạn có thể yên tâm sử dụng để cung cấp đầy đủ các dưỡng chất cần thiết cho cơ thể khỏe mạnh, thai nhi phát triển tối ưu.

Bản chất thuốc PM Procare/PM Procare diamond là cung cấp các dưỡng chất thiết yếu mà cơ thể thường thiếu trong thai kỳ (các dưỡng chất vốn được cung cấp từ thực phẩm hàng ngày nhưng do nhu cầu tăng cao trong thời kỳ mang thai và cho con bú nên chế độ ăn thông thường khó đáp ứng đủ). Các thành phần đều được kiểm tra kiểm soát chặt chẽ từ khâu nguyên liệu, trong quá trình sản xuất, kiểm nghiệm – thử nghiệm kỹ lưỡng; đặc biệt là thành phần công thức được nghiên cứu để đáp ứng vừa đủ nhu cầu chứ không dư thừa. Chính vì vậy, PM Procare/PM Procare diamond là sản phẩm an toàn khi dùng đúng với liều khuyến nghị. Rất hiếm gặp các trường hợp rối loại tiêu hóa nhẹ (táo bón, đau bụng, tiêu chảy, đầy hơi). Uống thuốc cùng hoặc ngay sau bữa ăn có thể giúp làm giảm các tác dụng này.

Thông báo cho bác sĩ nếu có bất kỳ phản ứng phụ  nào xảy ra.

Để việc bổ sung hiệu quả và hấp thu tốt nhất mẹ cần lưu ý:

– Thời gian uống thuốc: Nên uống thuốc ngay sau bữa ăn, chậm nhất là 1h sau ăn

– Không uống PM Procare/PM Procare diamond trước khi đi ngủ bởi các thành phần dưỡng chất trong thuốc có thể khiến bạn khó ngủ

– Thời điểm uống PM Procare/PM Procare diamond và Canxi nên cách xa nhau ít nhất 2h để đảm bảo các thành phần dưỡng chất được hấp thu tốt nhất

– Nên uống thuốc bằng nước lọc là tốt nhất. Không uống kèm sữa, nước cam hay các thức uống khác trong vòng 1-2h trước và sau uống thuốc. Tránh xa rượu, bia, thuốc lá, nước ngọt…

– Không dùng thuốc quá liều chỉ định

– Không dùng sản phẩm quá hạn sử dụng

PM Procare/ PM Procare diamond là sản phẩm bổ sung đa vi chất tổng hợp với mục đích cung cấp vừa đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể, giúp mọi quá trình trao đổi chất của cơ thể diễn ra tốt đẹp nhất. Các thành phần trong thuốc được nghiên cứu và tính toán kỹ lưỡng để cùng với chế độ ăn hàng ngày có thể đáp ứng đủ nhu cầu của cơ thể mà không lo dư thừa. Nếu bạn có sức khỏe không được tốt cho lắm, chế độ ăn chưa đầy đủ, hay bạn muốn bổ sung thêm để đảm bảo cung cấp đủ dưỡng chất cho cơ thể thì bạn hoàn toàn có thể sử dụng Procare thường xuyên.                                                       

Với liều lượng 01 viên sau ăn mỗi ngày, cho tới nay chưa ghi nhận được tác dụng bất lợi nào của thuốc Procare trừ một số trường hợp có thể gặp táo bón nhẹ.

BÌNH LUẬN CỦA KHÁCH HÀNG

Leave a Comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Ý KIẾN CỦA BẠN
Vui lòng để lại thông tin cần tư vấn tại đây để được chuyên gia giải đáp trong thời gian sớm nhất
VIDEO MỚI NHẤT

TIN HỮU ÍCH

Tư vấn chuyên gia
Vui lòng để lại thông tin cần tư vấn tại đây để được chuyên gia giải đáp trong thời gian sớm nhất
ĐĂNG KÝ MUA HÀNG
PM Procare
-
+
PM Procare Diamond
-
+
Canxi Magcaldi
-
+
Giá tiền

0

VNĐ

Add Your Heading Text Here

Đơn hàng đã được đặt thành công ! Cám ơn quý khách đã tin dùng sản phẩm của chúng tôi.