Bà bầu không nên ăn rau gì?
Rau củ là nguồn cung cấp vitamin và dưỡng chất tự nhiên rất tốt cho sức khỏe, đặc biệt quan trọng hơn nữa trong thời kỳ mẹ bầu mang thai. Tuy nhiên có một số loại rau ăn nhiều lại phản tác dụng, có thể xảy ra những rủi ro đáng tiếc cho thai kỳ, vì thế các bà mẹ nên tránh ăn những loại rau sau.
[toc]
1. Rau sam
Rau sam có chứa nhiều các vitamin và khoáng chất, đặc biệt lượng các axít béo omega-3 trong rau rất dồi dào. Tuy nhiên, đối với phụ nữ có thai nên hạn chế việc tiêu thụ rau sam vì có thể dẫn đến kích thích mạnh và gia tăng tần suất co bóp của tử cung.
2. Rau sống nhiễm khuẩn
Trong xà-lách, rau mầm, giá đỗ, các loại rau sống… có thể chứa vi khuẩn listeria, rất nguy hiểm đối với thai phụ, đặc biệt trong 3 tháng mang thai cuối, khi hệ thống miễn dịch của thai phụ bị suy giảm. Phụ nữ mang thai dễ mắc vi khuẩn này gấp 20 lần người bình thường. Nếu đã bị vi khuẩn tấn công, bà bầu có thể bị đau đầu, đau cơ, sốt, buồn nôn và nôn, cứng cổ, mất định hướng hoặc co giật. Vì vậy để an toàn cho thai nhi, bà bầu không nên ăn những loại rau sống chưa qua chế biến kỹ.
3. Rau chùm ngây
Rau chùm ngây chứa một lượng vitamin C gấp 7 lần một quả cam, gấp 4 lần lượng canxi và 2 lần lượng protein trong sữa, gấp 4 lần lượng vitamin A trong cà rốt, hơn rau diếp cá 3 lần chất sắt và gấp 3 lần lượng kali trong chuối.
Tuy nhiên, rau chùm ngây lại chứa thêm alpha-sitosterol, đây là một loại hormone có cấu trúc giống estrogen có tác dụng ngừa thai, làm co cơ trơn tử cung và làm sảy thai. Vì vậy các bà bầu nên hạn chế dùng rau chùm ngây trong thai kỳ.
4. Mướp đắng (khổ qua)
Mướp đắng là một món ăn bài thuốc có nhiều công dụng tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, sử dụng mướp đắng nhiều ở phụ nữ mang thai có thể gây co bóp dạ dày và tử cung, dẫn đến hậu quả dễ gây sẩy thai, đẻ non ở những phụ nữ có nguy cơ cao như tử cung ngả sau, tử cung có sẹo, nạo phá thai nhiều lần.
5. Rau ngót
Dân gian quan niệm phụ nữ mang thai ăn rau ngót dễ dẫn đến sẩy thai. Thật ra, chưa có nghiên cứu kết luận về vấn đề này. Tuy nhiên, phụ nữ mang thai không nên ăn rau ngót sống hoặc ép rau ngót sống lấy nước để uống vì có thể gây trở ngại cho sự hấp thu can-xi và phốt-pho hoặc dẫn đến một số triệu chứng như mất ngủ, khó thở, ảnh hưởng đến sức khỏe thai phụ.
6. Rau răm
Sử dụng nhiều rau răm bà bầu dễ bị mất máu, đặc biệt trong rau răm còn có chất khiến tử cung co bóp dẫn đến sảy thai.
Xem thêm: Bổ sung sắt đúng cách khi mang thai
7. Măng
Trong măng (đặc biệt là măng tươi) có chất glocozit sinh axit xyanhydric, khi gặp men tiêu hóa trong dạ dày, gặp chát chua glucozit bị thủy phân và giải phóng axit xyanhydric (HCN). Axit này sẽ gây ngộ độc, nôn mửa. Bà bầu nên hạn chế ăn măng. Nếu thích ăn thì nên luộc chín với nhiều nước rồi chỉ ăn măng đã luộc chín, không sử dụng nước luộc.
Bà bầu nên hạn chế ăn măng
8. Khoai tây mọc mầm
Ở phần mầm khoai tây chứa độc tố, sau khi được hấp thụ vào máu sẽ làm tê liệt các hoạt động, tê liệt hệ hô hấp, gây kích thích niêm mạc dạ dày và dễ gây tử vong. Phụ nữ mang thai nếu ăn nhiều khoai tây chứa kiềm sinh vật cao, tích trữ trong cơ thể, có thể gây dị dạng cho thai nhi sau này.
9. Ngải cứu
Phụ nữ mang thai ăn quá nhiều ngải cứu sẽ gây tăng nguy cơ bị ra máu, co bóp cổ tử cung. Nếu sử dụng ngải cứu với tác dụng an thai, bà bầu cần tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa.
Rau xanh là thực phẩm giàu vitamin, dưỡng chất và các khoáng chất đặc biệt tốt cho bà bầu. Tuy nhiên, không phải loại rau nào cũng tốt cho thai phụ. Bởi thai nhi trong bụng mẹ rất yếu, vì thế rất dễ bị tổn thương. Chính vì vậy bà bầu cần có chế độ kiêng cử trong ăn uống để đảm bảo cho sức khỏe của bản thân cũng như sự phát triển của trẻ sau này.
Xem thêm: