Axit folic hay còn gọi là vitamin B9 là một dưỡng chất vô cùng quan trọng cho sức khỏe của bà bầu và sự phát triển toàn diện cho thai nhi. Thiếu acid folic là nguyên nhân chính gây ra khuyết tật ống thần kinh ở trẻ. Vậy bà bầu cần ăn gì để bổ sung axit folic đầy đủ cho thai nhi phát triển toàn diện. Các mẹ cùng tham khảo qua bài viết dưới đây nhé!
[toc]
Axit folic có vai trò như thế nào với bà bầu và thai nhi?
Các bác sĩ luôn khuyến cáo mẹ bầu cần uống bổ sung acid folic cho cơ thể ngay trước khi mang thai hoặc dự định có em bé. Điều gì làm cho acid folic trở nên cấp thiết như vậy. Nguyên nhân chính là nó không chỉ giúp bà bầu giảm nguy cơ sinh non, thiếu máu mà còn giúp thai nhi tránh khỏi dị tật bẩm sinh ống thần kinh (hậu quả là nứt đốt sống, vô sọ…). Theo các chuyên gia, axit folic thậm chí còn giúp phòng dị tật về môi, tim, ống tiểu và chân tay ở trẻ mới sinh.
Xem chi tiết: Tầm quan trọng của axit folic với bà bầu
Bà bầu bổ sung axit folic bao nhiêu là đủ?
Tùy theo tình trạng sức khỏe của mỗi bà bầu, bác sĩ sẽ kê lượng axit folic mẹ bầu cần bổ sung phù hợp với thể trạng từng người, khuyến cáo hướng dẫn bổ sung như sau:
- Đối với pụ nữ đang chuẩn bị mang thai nên dùng 400 microgram axit folic mỗi ngày.
- Phụ nữ có thai nên dùng 500mcg – 600 mcg acid folic mỗi ngày bao gồm cả trong viên uống tổng hợp và trong thức ăn….
- Phụ nữ cho con bú nên bổ sung hằng ngày 500 microgram.
Thực phẩm chứa nhiều axit folic ?
Những thực phẩm chúng tôi liệt kê dưới đây là những thực phẩm chứa hàm lượng axit folic cao và tốt cho bà bầu.
Sữa, các chế phẩm từ sữa
Ngoài chứa axit folic, sữa chứa nhiều protein và canxi, rất tốt cho sức khỏe của mẹ bầu và sự phát triển của thai nhi.
Măng tây
Trong các loại rau quả, măng tây là loại rau chứa hàm lượng folate nhất. Chỉ 5 cây măng tây nhưng chứa khoảng 1000 microgram axit folic. Măng tây còn chứa một lượng tập trung rất nhiều vitamin, khoáng chất, chất chống oxy hóa có đặc tính chống viêm và kháng khuẩn, chất xơ tốt cho tim và ngăn ngừa tình trạng táo bón trong thai kì.
Đối với phụ nữ sau sinh, măng tây không chỉ cung cấp được axit folic cho mẹ bầu mà sau khi sinh măng tây còn giúp mẹ có nguồn sữa dồi dào, tránh tình trạng táo bón cho mẹ và tốt cho hệ tiêu hóa của bé.
Rau ăn lá màu xanh đậm
Các loại rau lá xanh như rau bina, cải xoăn và arugula có lượng calo thấp nhưng lại đầy tràn nhiều vitamin và khoáng chất quan trọng, bao gồm folate
Hàm lượng axit folic trong rau bina rất cao so với các loại rau sẫm màu khác. Đây cũng là loại rau rất giàu sắt, cực kỳ lành mạnh cho phụ nữ mang thai ăn nhiều trong thai kỳ.
Các loại rau lá xanh cũng có nhiều chất xơ, vitamin K và A, giúp cơ thể giảm viêm, giảm nguy cơ ung thư và giảm cân nặng dư thừa.
Bông cải xanh (Súp lơ xanh)
Xếp sau măng tây và rau bina, bông cải xanh là lựa chọn lý tưởng khác cho thực đơn ăn uống hằng ngày của bà bầu giúp bổ sung thêm lượng folate cần thiết. Một bát canh súp lơ xanh cung cấp khoảng 1/5 nhu cầu axit folic hàng ngày cho bà bầu, nó chứa khoảng 104mcg axit folic. Ngoài ra, súp lơ xanh còn giàu canxi, vitamin C, chất xơ và sắt nên súp lơ sẽ giúp mẹ bầu giảm được tình trạng thiếu máu, mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt.
Ngoài ra súp lơ xanh cũng chứa nhiều loại hợp chất thực vật có lợi, bao gồm sulforaphane, được nghiên cứu rộng rãi vì đặc tính chống ung thư mạnh mẽ.
Cải Brussels
Loại rau bổ dưỡng này rất giàu vitamin và khoáng chất và đặc biệt là nhiều folate. Khoảng 78 gram rau mầm Brussels nấu chín có thể cung cấp 47 mcg folate cho bà bầu.
Cải brussels cũng là một nguồn dồi dào kaempferol, một chất chống oxy hóa giúp giảm viêm và ngăn ngừa tổn thương oxy hóa cho các tế bào.
Cà chua
Một cốc nước ép cà chua chứa khoảng 48mcg axit folic. Ngoài ra, cà chua là loại quả giàu vitamin, chất xơ và chất chống ôxy hóa, giúp cho bà bầu có thể hấp thu sắt dễ dàng hơn khi đang sử dụng viên tổng hợp bổ sung sắt, hay ăn những thực phẩm có chứa sắt.
Củ dền
Ngoài việc cung cấp một loạt màu sắc cho các món ăn chính và món tráng miệng, củ dền là một nguồn folate tuyệt vời, một lượng khoảng 136 gram sẽ chứa 148 mcg folate, tương đương khoảng 37% nhu cầu mỗi ngày.
Củ dền cũng chứa nhiều mangan, kali, vitamin C. Uống nước ép củ dền thường xuyên giúp ổn định huyết áp cho mẹ bầu.
Trái cây họ cam quýt
Bên cạnh việc thơm ngon và đầy hương vị, các loại trái cây có múi như cam, bưởi, quýt và chanh rất giàu folate. Chỉ cần một quả cam lớn, mẹ bầu đã được cung cấp tới 55 mcg folate. Một ly nước ép cam mang lại cho mẹ bầu số lượng axit folic còn nhiều hơn nữa.
Trái cây họ cam quýt cũng nổi tiếng giàu vitamin C, một vi chất dinh dưỡng thiết yếu có thể tăng cường khả năng miễn dịch và hỗ trợ phòng chống bệnh tật. Loại trái cây này cũng giúp giảm nguy cơ ung thư vú, dạ dày và tuyến tụy thấp hơn.
Các loại trái cây giàu axit folic khác bao gồm đu đủ, bưởi, nho, chuối, dâu tây…
Đu đủ: 1 quả đu đủ = 115 mcg Folate (29% mức tiêu thụ cần mỗi ngày)
Cam: 1 trái cam = 40 mcg Folate ( 0% mức tiêu thụ cần mỗi ngày)
Bưởi: 1 trái bưởi = 30 mcg Folate (8% mức tiêu thụ cần mỗi ngày)
Chuối: 1 quả chuối = 23,6 mcg folate (6% mức tiêu thụ cần mỗi ngày). Chuối cũng có nhiều chất dinh dưỡng khác, bao gồm kali, vitamin B6 và mangan
Dâu tây: 1 chén = 25 mcg Folate.
Lòng đỏ trứng
Thêm trứng vào chế độ ăn uống của mẹ bầu là một cách tuyệt vời để tăng lượng tiêu thụ một số chất dinh dưỡng thiết yếu, bao gồm cả folate. Một quả trứng lớn chứa trong nó 23,5 mcg folate.
Ngoài ra, trứng cũng rất giàu protein, selen, riboflavin, vitamin B12, lutein và zeaxanthin, hai chất chống oxy hóa có thể giúp giảm nguy cơ rối loạn mắt như thoái hóa điểm vàng.
Các loại đậu
Cây họ đậu là trái cây hoặc hạt của bất kỳ loại cây nào trong họ tabaceae, bao gồm đậu nành, đậu Hà Lan và đậu lăng. Các chế phẩm từ đậu nành như sữa đậu nành, đậu phụ,… Chúng là nguồn bổ sung axit folic hoàn hảo cho các mẹ bầu. Ngoài ra, các loại đậu cũng là một nguồn tuyệt vời protein, chất xơ và chất chống oxy hóa, cũng như các vi chất dinh dưỡng quan trọng như kali, magiê và sắt
Các loại đậu đặc biệt là đậu hà lan có hàm lượng axit folic cực kì cao. Bạn có thể tham khảo danh sách dưới đây:
Đậu lăng: 1 chén = 358 mcg folate
Đậu đen: 1 chén = 256 mcg folate
Đậu xanh: 1 chén = 101 mcg folate
Đậu bắp: 1 chén = 37 mcg folate
Khoai tây
Ngoài axit folic, khoai tây còn chứa kẽm hỗ trợ cho sự phát triển dây thần kinh não của thai nhi.
Ngũ cốc thô
Một cốc mì spaghetti (khoảng 140gr) nấu chín cung cấp khoảng 102 mcg axit folic.
Một lát bánh mỳ bổ sung tới 60mcg axit folic.
Nhiều loại ngũ cốc, chẳng hạn như bánh mì và mì ống, đã được tăng cường hàm lượng axit folic có trong nó. Một điểm thú vị là, một số nghiên cứu đã chứng minh rằng axit folic trong thực phẩm tăng cường có thể dễ dàng hấp thụ hơn so với folate tự nhiên có trong thực phẩm. Ví dụ, một nghiên cứu đã kết luận rằng folate trong thực phẩm như trái cây và rau quả chỉ có khoảng 78% khả dụng sinh học như axit folic trong thực phẩm tăng cường. Tuy nhiên, nếu tiêu thụ quá nhiều thực phẩm tăng cường axit folic, enzyme được cơ thể sử dụng để phá vỡ axit folic trong thực phẩm tăng cường là không hiệu quả, điều này có thể dẫn đến sự tích tụ axit folic không được chuyển hóa trong cơ thể.
Vì vậy, một chế độ ăn uống cân bằng, có nhiều nguồn folate tự nhiên cộng với lượng thực phẩm tăng cường vừa phải, có thể cung cấp đủ nhu cầu cần thiết cho mẹ bầu, đồng thời giảm thiểu các mối lo ngại về sức khỏe.
Các loại hạt
Các loại hạt dinh dưỡng như hạt hướng dương, hạt hạnh nhân, óc chó, macca, đậu phộng không chỉ chứa lượng omega 3 cực khủng mà còn chứa nhiều folate rất tốt cho bà bầu. Chỉ cần 1 cốc các loại hạt có thể cung cấp tới 300 mcg folate.
Hạt hướng dương: ¼ chén = 82 mcg folate (21% nhu cầu mỗi ngày)
Hạt hạnh nhân: 1 chén = 46 mcg
Đậu phộng: ¼ chén = 88 mcg folate (22 % nhu cầu mỗi ngày)
Quả óc chó: 1 chén = 28 mcg folate (7% nhu cầu mỗi ngày)
Quả bơ
Một nửa quả bơ chứa khoảng 90mcg folate, ngoài ra bơ còn rất giàu kali, vitamin K, vitamin C, vitamin B6 và các chất béo không bão hòa đơn tốt cho tim, có thể bảo vệ chống lại bệnh tim.
Mặc dù Axit folic có nhiều trong thực phẩm, tuy nhiên cơ thể chúng ta lại khó hấp thu acid folic từ thực phẩm hơn việc sử dung các chế phẩm bổ sung. Đồng thời quá trình chế biến thường mất đi một lượng lớn acid folic. Chính vì vậy, bên cạnh tăng cường chế độ ăn thì mẹ bầu được khuyên sử dụng thêm thuốc bổ sung axit folic mỗi ngày.
Bổ sung bằng dạng thuốc uống với liều 400mcg acid folic/ngày trước khi mang thai ít nhất là 1 – 3 tháng, trong suốt thai kỳ và khi cho con bú là điều cần thiết. Nên lựa chọn viên uống bổ sung acid folic: 400mcg – 500mcg cho hầu hết các trường hợp, chỉ bổ sung liều cao khi có chỉ định đặc biệt của bác sĩ thăm khám trực tiếp mà thôi.
Một số lưu ý khi bổ sung axit folic bằng đường uống
- Thời điểm thích hợp nhất để uống viên folate là khoảng cách nghỉ giữa hai bữa ăn. Tuyệt đối không uống chung folate cùng trà, cà phê, rượu bởi nó sẽ làm giảm khả năng hấp thụ của viên bổ sung.
- Tác dụng phụ của mẹ khi uống axit folic có thể là táo bón. Do đó, mẹ bầu nên chịu khó ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ, trái cây, rau củ và uống nhiều nước để phòng hiện tượng táo bón khi mang thai.
[tds_note]
Thuốc PM Procare / PM Procare Diamond cung cấp acid folic, đáp ứng đủ nhu cầu theo khuyến nghị mỗi ngày
[/tds_note]
Theo Procarevn
14 thoughts on “Thực phẩm siêu giàu axit folic cho bà bầu”
Mình hiện có bầu được 24 tuần đi siêu âm bác sỹ bảo e bé có hiện tượng giãn não thất phải giờ đang là 8.8mm mình lo quá mong các bác sỹ tư vấn giúp mình với mình lên làm thế nào bây giờ
Chào bạn Phương Linh,
Trên siêu âm, vào giai đoạn 3 tháng giữa của thai kỳ gọi là giãn não thất nếu đo đường kính trên 10mm và phát triển thành não úng thủy nếu trên 15mm. Trong một vài trường hợp đi khám thai bác sỹ có thể đưa ra kết quả là giãn não thất 8-9mm thì thai phụ không nên quá lo lắng vì giãn ở mức này chưa đến mức độ bệnh lý. Nhưng nếu tiến triển thì có thể não sẽ tổn thương không hồi phục.
Dựa theo các báo cáo thì chứng giãn não thất mức độ nhẹ (dưới 15mm) được dự đoán có thể gây ra các hậu quả như tỷ lệ có biểu hiện lạ ở nhiểm sắc thể chiếm 3.8%, tỷ lệ thai dị tật không được phát hiện thông qua việc xét nghiệm siêu âm là 8.6%, tỷ lệ thai nhi tử vong trước và sau khi sinh là 3.7%, tỷ lệ trẻ phát triển không bình thường sau khi sinh là 11.5%. Ngoài những trường hợp trên thì đều cho thấy quá trình phát triển bình thường. Bạn nên theo dõi thai kỳ của mình sau mỗi 2 tuần bằng siêu âm và thực hiện theo đúng chỉ định của bác sĩ bạn nhé!
Chúc bạn một thai kỳ mạnh khỏe!
Viện uống Procare có nên uông trước khi mang thai không?
Chào bạn Thu Hà,
PM Procare là viên đa vi chất tổng hợp cung cấp được khuyên dùng cho phụ nữ ngay từ khi có ý định mang thai, khi mang thai và trong suốt thời gian cho con bú. Chuẩn bị mang thai bạn có thể uống mỗi ngày 01 viên PM Procare sau bữa ăn để cung cấp:
– DHA/EPA làm tăng cường dòng máu tới tử cung, giúp cho quá trình thụ thai; cần thiết cho sự phát triển não bộ, thị giác, hệ miễn dịch của trẻ; phòng ngừa các biến chứng trong thai kỳ. Thành phần dầu cá tự nhiên dạng Triglycerid với tỷ lệ DHA/EPA ~ 4/1 là tỷ lệ vận chuyển tối ưu qua nhau thai và phát huy tác dụng tốt nhất.
– Acid folic cung cấp đủ từ trước khi mang thai và trong 3 tháng đầu thai kỳ ngăn ngừa được 70% nguy cơ khuyết tật ống thần kinh. Dùng trong suốt thai kỳ giúp cho quá trình tạo máu và phân chia tế bào
– Sắt giúp tạo máu, phòng xảy thai, sinh non, suy dinh dưỡng bào thai,…
– I-ốt giúp phát triển não bộ, tuyến giáp của trẻ,…
– Các vitamin A,B,C,D,E và khoáng chất khác để tăng khả năng thụ thai và chuẩn bị tốt nhất cho thai kỳ sắp tới.
Bạn có thể tham khảo thêm Chuẩn bị mang thai cần chú ý gì?
Chúc bạn mạnh khỏe và sớm có tin vui!
xin hoi thực đơn nào đơn giản để bổ sung axit folic cho người sắp mang thai
Chào bạn Duy Cảnh,
Những thực phẩm chứa nhiều acid folic thường gặp như: gan động vật, các loại rau lá xanh, ngũ cốc, sữa,… Theo khuyến cáo, phụ nữ chuẩn bị mang thai nên bổ sung khoảng 400-500mcg acid folic mỗi ngày để phòng ngừa dị tật ống thần kinh và nhiều dưỡng chất khác nữa như:
– DHA/EPA làm tăng cường dòng máu tới tử cung, giúp cho quá trình thụ thai; cần thiết cho sự phát triển não bộ, thị giác, hệ miễn dịch của trẻ; phòng ngừa các biến chứng trong thai kỳ. Thành phần dầu cá tự nhiên dạng Triglycerid với tỷ lệ DHA/EPA ~ 4/1 là tỷ lệ vận chuyển tối ưu qua nhau thai và phát huy tác dụng tốt nhất.
– Sắt giúp tạo máu, phòng xảy thai, sinh non, suy dinh dưỡng bào thai,…
– I-ốt giúp phát triển não bộ, tuyến giáp của trẻ,…
– Các vitamin A,B,C,D,E và khoáng chất khác
Để cung cấp đủ acid folic và các chất dinh dưỡng cần thiết khác, ngoài bữa ăn hàng ngày bạn nên sử dụng mỗi ngày 01 viên PM Procare hay PM Procare diamond sau bữa ăn để tăng cường khả năng thụ thai và chuẩn bị tốt nhất cho thai kỳ sắp tới.
Bạn có thể tham khảo thêm Chuẩn bị mang thai cần chú ý gì?
Chúc bạn mạnh khỏe và sớm có tin vui!
uống procare thì cần uống thêm sắt k vậy?
Chào bạn Huệ,
Theo khuyến cáo phụ nữ có thai cần bổ sung 27-60mg sắt nguyên tố mỗi ngày tùy thuộc vào hàm lượng sắt trong cơ thể và lượng sắt thu được từ thức ăn hàng ngày. Nếu không bị thiếu máu thiếu sắt nhưng bạn có chế độ ăn đơn điệu, lượng thịt cá ít hơn 30gam/ngày hoặc lượng vitamin C ít hơn 25mg/ngày thì mỗi ngày bạn cần bổ sung 30mg sắt nguyên tố. Nếu chế độ ăn của bạn trung bình với lượng thịt cá 30-90gam hoặc lượng vitamin C từ 25-75mg/ngày thì bạn cần bổ sung 20mg sắt nguyên tố. Còn với chế độ ăn đầy đủ, lượng thịt cá > 90gam hoặc Vitamin C>75mg thì bạn chỉ cẩn bổ sung thêm 15mg sắt nguyên tố là đủ. Như vậy, với chế độ ăn đầy đủ khoảng 1-2 lạng thịt cá cùng rau quả mỗi ngày thì bạn chỉ cần bổ sung 5mg sắt nguyên tố mỗi ngày như trong viên PM Procare là đủ. Còn nếu chế độ ăn của bạn chưa được tốt hoặc bạn mang thai ngoài độ tuổi sinh đẻ, thai đôi, hay cơ thể kém hấp thu… thì PM Procare diamond với hàm lượng các chất cơ bản (DHA, EPA, sắt, acid folic, I-ốt,…) được tăng cường sẽ là lựa chọn phù hợp với bạn. PM Procare diamond cung cấp 24mg sắt nguyên tố, đáp ứng khoảng 80% nhu cầu về sắt cho cơ thể, phần còn lại bạn có thể dễ dàng bổ sung qua thức ăn. Bạn chỉ cần uống mỗi ngày 01 viên Pm Procare hay PM Procare diamond sau bữa ăn để cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng với liều lượng phù hợp cho thai nhi phát triển tốt nhất.
Bạn có thể tham khảo thêm: Hướng dẫn bổ sung sắt khi mang thai
CHúc bạn mạnh khỏe!
Em chuẩn bị mang thai cần uống thuốc gì để giúp cho thai nhi.va uống liều lương thế nào thi tốt.
Khi dự định có thai bạn có thể bổ sung mỗi ngày 1 viên PM Procare để bổ sung:
– Acid folic 400 mcg theo khuyến cáo bổ sung từ trước khi mang thai và trong 3 tháng đầu thai kỳ giúp phòng ngừa 70% dị tật ống thần kinh thai nhi.
– Sắt: bổ sung sắt và acid folic trước khi mang thai, trong suốt quá trình mang thai giúp giảm đáng kể tỉ lệ sinh non, sảy thai, thai lưu, thiếu máu, suy dinh dưỡng…
– DHA và EPA giúp tăng khả năng thụ thai, tăng cường sự phát triển não bộ, thị giác và hệ miễn dịch của thai nhi, giảm các biến chứng trong thai kỳ như tiền sản giật, đái tháo đường, sinh non. Thành phần dầu cá tự nhiên dạng Triglyceride và tỉ lệ DHA/EPA~ 4/1 là tỉ lệ hấp thu tối ưu qua nhau thai.
– Các vitamin và khoáng chất khác như i-ốt, kẽm, magie, vitamin A, B, C, D, E…
Chúc bạn mạnh khỏe và sớm có tin vui,