Chống còi xương cho trẻ
Vitamin D rất cần thiết trong việc chống còi xương cho trẻ. Tuy nhiên bổ sung vitamin rất khác nhau ở mỗi giai đoạn phát triển của trẻ, ngay từ khi trong bụng mẹ.
[toc]
1. Chống còi xương cho trẻ trong giai đoạn mang thai
Trong thời gian mang thai, việc bổ sung vitamin D phụ thuộc hoàn toàn vào người mẹ. Qua nguồn dinh dưỡng của, thai nhi sẽ nhận được nguồn vitamin D khi chưa tự bổ sung được. Thời gian tốt nhất để chống bệnh còi xương trong giai đoạn thai nhi là vào 3 tháng cuối của thai kỳ. Vitamin D giúp chuyển hóa hấp thu canxi, giúp cơ thể phát triển tốt với cấu trúc xương vững chắc, giúp cho hoạt động của hệ thống thần kinh cơ. Thiếu vitamin D và canxi gây còi xương, mềm xương ở trẻ em, làm bé chậm phát triển và dị dạng xương, nó còn ảnh hưởng đến cân nặng khi sinh của bé.
Thiếu hụt vitamin D trong thời gian mang thai đối với mẹ cũng rất nguy hại, đó là một trong những nguyên nhân khiến mẹ phải sinh mổ và dẫn đến một số triệu chứng như chuột rút, “bàn tay người đỡ đẻ”, hay bị co giật…
Mẹ bầu có thể bổ sung vitamin D từ thực phẩm hàng ngày như cá, gan, trứng, thịt đỏ… Nên bổ sung thêm DHA vì vitamin D tan trong chất béo.
Ánh sáng mặt trời là nguồn bổ sung vitamin D tự nhiên và rất tốt cho cơ thể. Ánh nắng vào buổi sáng sớm không quá gắt sẽ giúp cho mẹ bầu hấp thụ được nhiều vitamin D, vì thế không nên dùng kem chống nắng, và cần ngừng phơi nắng khi da chuyển sang màu đỏ hay có cảm giác nóng, bỏng rát.
Tắm nắng giúp mẹ hấp thụ được nhiều vitamin D
Mẹ bầu có thể bổ sung vitamin D qua những loại thuốc bổ đặc trưng cho bà bầu có 1000 đv vitamin D/ngày hoặc uống theo chỉ định của bác sĩ trong trường hợp ít tiếp xúc với ánh nắng mặt trời.
Xem thêm: Bà bầu nên uống thuốc bổ gì
Cần lưu ý là nếu quá thừa vitamin D cũng sẽ gây ra tình trạng buồn nôn, choáng váng, đau bụng, đi ngoài, sỏi thận, cao huyết áp… Vì vậy mẹ bầu cần tham khảo ý kiến bác sĩ về liều lượng cũng như cách thức bổ sung vitamin D.
2. Chống còi xương cho trẻ trong giai đoạn cho con bú
Giai đoạn cho con bú, bổ sung vitamin D cho con cũng phụ thuộc nhiều vào mẹ. Trẻ sơ sinh chưa tự bổ sung thêm vitamin D từ thức ăn ngoài sữa mẹ trong 6 – 12 tháng đầu tiên.
Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ (AAP) khuyến cáo trẻ sơ sinh dưới 12 tháng tuổi phải có ít nhất 400 đơn vị quốc tế (IU) vitamin D mỗi ngày, và trẻ em từ 1 đến 18 tuổi nên bổ sung 600 IU vitamin D hàng ngày.
Các chỉ số dưới đây giải thích cho loại vitamin D khác nhau:
- D3 (nguồn gốc động vật) hoặc
- D2 (nguồn gốc thực vật) (ít hiệu quả hơn khi bổ sung)
Những người ủng hộ nuôi con bằng sữa mẹ cho rằng sữa mẹ là thức ăn hoàn chỉnh và trẻ bú sữa mẹ không cần thêm vitamin D. Điều này chỉ đúng nếu người mẹ có đủ vitamin D. Tuy nhiên, nếu hàm lượng vitamin D thấp trong sữa mẹ mà không được bổ sung thêm thì cả trẻ bú mẹ non tháng hay đủ tháng đều có nguy cơ thiếu vitamin D. Nguy cơ này có thể được giảm thiểu bằng cách bổ sung cho các bà mẹ vitamin D trong thời gian mang thai và cho con bú, để sữa mẹ chứa đủ vitamin D cho nhu cầu của trẻ sơ sinh.
Xem thêm: Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu
Hoặc bổ sung cho trẻ sơ sinh trực tiếp trong giai đoạn cho con bú như uống vitamin D, các chế phẩm có canxi như canxi B1, B2, B6. Cần có sự chỉ định của bác sĩ khi sử dụng phương pháp này.
Ở độ tuổi này bé cũng có thể hấp thụ vitamin D từ ánh nắng mặt trời. Hãy để bé hấp thụ một cách tự nhiên nhất. Dù trẻ bị bệnh còi xương hay không đều cần nên tắm nắng. Hấp thụ vitamin D qua ánh nắng mặt trời sẽ phụ thuộc vào diện tích da bé đón nắng. Cần và nên cho bé tắm nắng dưới ánh nắng sáng dịu nhẹ.
Bé cần phơi nắng để bổ sung vitamin D, nhưng chỉ mất 5 đến 30 phút phơi nắng trên mặt, cánh tay, chân ít nhất hai lần mỗi tuần mà không có kem chống nắng để kích thích cơ thể sản xuất đủ vitamin D. Tuy nhiên tiếp xúc với ánh nắng mặt trời quá mức cũng làm tăng nguy cơ bị ung thư da, vì thế bé cần được che chắn cẩn thận khi ra ngoài.
3. Chống còi xương cho trẻ trong những năm đầu tiên
Sau khi cai sữa mẹ, bé vẫn nên được cho uống sữa hàng ngày, từ 300 – 400ml. Giai đoạn ăn dặm mẹ nên bổ sung những thực phẩm chứa canxi, photpho, vitamin D như: gan, cá, lòng đỏ trứng, sữa, vừng đen, rau ngót…
Các loại thực phẩm chứa nhiều vitamin D
Thông tin lượng vitamin D có trong sữa được in trên bao bì, các mẹ có thể tham khảo để xác định liều lượng đủ cho con. Các loại sữa thường dùng đơn vị IU tiêu chuẩn quốc tế để đo lượng, rất thuận tiện cho việc tra cứu, theo dõi.
Ngoài nguồn sữa tươi, các loại thức uống khác như sữa công thức, sữa gạo, sữa đậu nành… có thể dùng bổ sung thêm để tăng cường vitamin D. Đây là những nguồn cung cấp vitamin D đầy đủ nếu trẻ được uống đủ liều lượng.
4. Chống còi xương cho trẻ ở độ tuổi lớn hơn
Dinh dưỡng mà bé hấp thụ là do những gì bé ăn, không còn hỗ trợ từ mẹ, từ nguồn sữa mẹ như ở các giai đoạn trên.
Viện Y học khuyến cáo nên bổ sung vitamin D 600 IU/ngày cho trẻ từ 1 đến 8 tuổi. Tuy nhiên, đây là tổng lượng vitamin có trong tất cả các thức ăn và uống mà bé ăn vào.
5. Chống còi xương cho trẻ bằng bổ sung vitamin D thông qua chế độ ăn uống
Bên cạnh tắm nắng để hấp thụ vitamin D tự nhiên thì bạn có thể bổ sung bằng bổ sung qua chế độ ăn uống của bé cũng như của mẹ. Cụ thể thành phần vitamin D qua thức ăn được đánh giá theo bảng dưới đây:
- Cá hồi hoang dã (3,5 ounces): 600 đến 1000 IU
- Cá ngừ đóng hộp (3,5 ounce): 236 IU
- Nước cam ép (1 cup): 137 IU
- Sữa tăng cường (1 chén): 115-124 IU
- Nấm shitake tươi (3,5 ounce): 100 IU
- Trứng luộc: 20 IU
Tất nhiên bổ sung qua chính thực phẩm mà bé ăn hàng ngày là tốt nhất. Khi một số bé có nguy cơ bị thiếu vitamin D tăng cao, như những người dùng thuốc nhất định và những bệnh mạn tính như xơ nang, có thể cần liều lượng vitamin D cao hơn.
Đối với những trẻ không dùng được sữa bò, bạn có thể thay thế bằng các loại sữa đậu nành hãy ngũ cốc khác. Một số loại sữa chua cũng giúp bổ sung vitamin D.
Theo Procarevn