Phân biệt thiếu máu – thiếu máu thiếu sắt khi mang thai
Theo điều tra của Viện Dinh dưỡng quốc gia năm 2015 cho thấy 32,8% phụ nữ mang thai tại Việt Nam thiếu máu, trong đó chỉ có 54,3% các trường hợp là thiếu máu thiếu sắt. Như vậy, không phải tất cả các trường hợp thiếu máu là do thiếu sắt.
[toc]
1. Thiếu máu
Thiếu máu là sự giảm sút khối lượng hồng cầu trong hệ thống tuần hoàn. Chẩn đoán thiếu máu khi kết quả xét nghiệm máu cho thấy Hemoglobin (Hb) < 11g/dl hoặc Hematocrit <33%.
Nguyên nhân gây thiếu máu:
1. Mất máu: trấn thương, bệnh (nhiễm ký sinh trùng, trĩ, xuất huyết tiêu hóa)
2. Giảm sản xuất hồng cầu do:
- Thiếu “nguyên liệu” tạo máu: sắt, các khoáng chất, protein và vitamin nhóm B.
- Ức chế tủy xương
- Thiếu/giảm đáp ứng với erythropoietin
3. Tăng phá hủy hồng cầu, tan máu
Như vậy, thiếu máu có thể bao gồm rất nhiều nguyên nhân. Thiếu máu do thiếu sắt chỉ là một trong số các nguyên nhân đó mà thôi. Tùy thuộc vào nguyên nhân thiếu máu là gì mà sẽ có phương pháp điều trị phù hợp.
Thiếu máu do thiếu sắt: cần bổ sung thêm sắt, do thiếu Vitamin nhóm B thì cần bổ sung Vitamin nhóm B (vitamin B12, acid folic)…
2. Thiếu máu thiếu sắt
Chẩn đoán thiếu máu thiếu sắt
Tổng phân tích tế bào máu cho thấy có thiếu máu hồng cầu nhỏ nhược sắc và xét nghiệm máu cho kết quả đồng thời 2 thông số:
– Hemoglobin (Hb) < 11g/dl
– Ferritin huyết thanh< 30ng/ml
Nhu cầu về sắt tăng cao trong khi mang thai, nếu không được bổ sung sắt phù hợp thì mẹ bầu rất dễ bị thiếu máu thiếu sắt. Khoảng 15% đến 25% các trường hợp mang thai bị thiếu máu thiếu sắt.
Những yếu tố chính liên quan tới thiếu máu thiếu sắt
- Chế độ ăn uống nghèo nàn/mất cân bằng, nghén nặng, thiếu Vitamin C.. ⇒ Giảm lượng sắt đưa vào cơ thể
- Giảm độ toan dịch vị (sốt, nhiễm khuẩn, đi lỏng, đói ăn, suy nhược…) ⇒ Giảm hấp thụ sắt
- Đa thai, có thai lại quá nhanh (khoảng cách giữa 2 lần đẻ dưới 2 năm), đẻ nhiều lần (trên 4 lần), chảy máu trong lần mang thai trước đó,… ⇒ Nhu cầu sắt tăng bất thường
Thiếu máu thiếu sắt gây nguy hại gì?
Với mẹ:
- Mẹ dễ bị sảy thai, nguy cơ đẻ non
- Tăng thể tích bánh rau, nhau tiền đạo, nhau bong non, vỡ ối sớm
- Cao huyết áp trong thai kỳ, tiền sản giật
- Tăng nguy cơ vỡ ối sớm, băng huyết sau sinh, nhiễm trùng hậu sản
- Tình trạng thiếu Oxy làm mẹ mệt mỏi, ốm yếu, nhịp tim nhanh lên.
Với con:
- Con bị nhẹ cân, sinh non, suy dinh dưỡng thai nhi
- Thời gian điều trị hồi sức kéo dài
- Tỷ suất nhiễm bệnh sơ sinh cao hơn
- Con những bà mẹ thiếu máu thiếu sắt trong thai kỳ có nguy cơ bệnh tim mạch cao hơn những trẻ khác…
Thừa sắt có nguy hiểm không?
Chắc chắn là có! Bổ sung sắt không tương ứng theo nhu cầu trước hết sẽ gia tăng tác dụng phụ trên đường tiêu hóa do sắt không được hấp thu như: táo bón hoặc tiêu chảy, đi ngoài phân đen, đầy bụng khó tiêu, chán ăn…
Ngay cả khi sắt được hấp thu vào cơ thể thì nguy cơ gặp các tác dụng không mong muốn vẫn thường trực nếu bạn luôn bổ sung sắt ở mức cao, dư thừa. Khi dư thừa, sắt sẽ lắng đọng tại các cơ quan trong cơ thể. Sắt tích lũy ở vùng nào sẽ gây tổn thương cho cơ quan tại vùng đó: Xơ gan, sơ lách, rối loạn nhịp tim, cơ thể mệt moi, sạm da…
Ảnh hưởng tới thai nhi: Thừa sắt dẫn tới tăng nồng độ sắt tự do và tăng nồng độ huyết sắc tố trong máu người mẹ, làm cản trở quá trình cung cấp máu từ mẹ sang con dẫn đến tình trạng: sinh non, thiếu cân và tăng nguy cơ tử vong cho sản phụ.
Xem thêm: Tự ý bổ sung sắt khi mang thai – lợi bất cập hại
Thiếu máu hay thiếu máu thiếu sắt đều gây nhiều nguy hiểm cho cả mẹ và con. Quan trọng là cần xác định rõ nguyên nhân để có hướng điều trị kịp thời và hiệu quả. Mặc dù vậy, quan tâm tới chế độ ăn, bổ sung sắt đầy đủ, đúng liều lượng ngay từ trước khi mang thai và trong suốt thai kỳ luôn cần thiết để phòng ngừa thiếu máu thiếu sắt trong thai kỳ
Theo Procarevn
[tds_note]
Thuốc PM Procare/PM Procare diamond giúp gì cho bạn trong việc phòng ngừa và điều trị thiếu máu/thiếu máu thiếu sắt?
Phòng ngừa
Nhiều loại bệnh thiếu máu không thể ngăn ngừa được. Tuy nhiên, có thể tránh được bệnh thiếu máu nói chung và thiếu máu thiếu sắt nói riêng bằng cách thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh và bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng từ thuốc bổ sung như: sắt, acid folic, vitamin B12, vitamin C…
Trước khi mang thai và 3 tháng đầu thai kỳ nhu cầu sắt không cao, nếu có chế độ ăn tương đối tốt, có thể ăn được 1-2 lạng thịt cá cùng rau củ/ngày thì bạn thậm chí chưa cần bổ sung thêm sắt từ thuốc hoặc bổ sung ở liều lượng cơ bản khoảng 5mg sắt nguyên tố từ thuốc là vừa đủ đáp ứng nhu cầu vừa hạn chế tối đa tác dụng không mong muốn do dư thừa.
Giai đoạn 3 tháng giữa thai kỳ trở về sau, nhu cầu sắt và các chất dinh dưỡng khác tăng cao hơn. Khi đó ngoài chế độ ăn bạn có thể bỏ sung thêm sắt từ thuốc bổ sung. Nhu cầu sắt thông thường ở phụ nữ mang thai khoảng 27-30mg sắt nguyên tố/ngày là đủ (bao gồm từ thức ăn và thuốc bổ sung).
PM Procare cung cấp sắt ở hàm lượng cơ bản 5mg, PM Procare diamond cung cấp 24mg sắt nguyên tố cùng 17 dưỡng chất thiết yếu khác. Tùy thuộc vào chế độ dinh dưỡng hàng ngày và nhu cầu thực tế của cơ thể mà bạn sử dụng sản phẩm phù hợp. Cùng với chế độ ăn, liều khuyên dùng là 01 viên PM Procare (hoặc PM Procare diamond)/ngày.
Khi bị thiếu máu/Thiếu máu thiếu sắt
Như đã biết, thiếu máu do nhiều nguyên nhân và các nguyên nhân thường không đơn độc. Đa phần nếu thiếu máu do dinh dưỡng thì bạn sẽ thiếu cả các dưỡng chất khác. Khi đó, ngoài tăng cường chất lượng bữa ăn thì việc cung cấp đầy đủ dưỡng chất từ thuốc bổ tổng hợp lúc này là cần thiết.
Hơn nữa, khi mang thai bạn cần bổ sung nhiều dưỡng chất chứ không phải chỉ có sắt. Chính vì vậy, sử dụng thuốc bổ PM Procare/PM Procare diamond để bổ sung hàng ngày vẫn là điều mẹ bầu có thể thực hiện nếu có kết luận thiếu máu/thiếu máu thiếu sắt.
Tuy nhiên, khi bị thiếu máu thiếu sắt thì ngoài PM Procare/PM Procare diamond bạn cần bổ sung thêm sắt từ thuốc sắt cho bà bầu riêng lẻ bên ngoài theo chỉ định của bác sĩ. Khi đó bạn nên uống sắt trước bữa ăn khoảng 30 phút tới 1h để sắt được hấp thu tốt nhất.
Lưu ý, sau mỗi đợt dùng thuốc bạn cần tới thăm khám, xét nghiệm kiểm tra lại để bác sĩ điều chỉnh liều dùng nếu cần bạn nhé! Tránh tình trạng dư thừa sắt khi bổ sung liều cao trong thời gian dài sẽ ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe của mẹ và con.
[/tds_note]
2 thoughts on “Phân biệt thiếu máu – thiếu máu thiếu sắt khi mang thai”
Cho e hoi e dang bau duoc 6.5 thang e doi khi cam giac met moi qua mat chong mat.nhuc dau u tai say sam mat may mat tu nhien toi sam lai.khong nhin thay ro gi het kem them muon non oi nua
Chào bạn Thanh Tuyền,
Bạn nên tới bác sĩ để được thăm khám và hỗ trợ cụ thể, càng sớm càng tốt bạn nhé!
Đồng thời cần tăng cường chế độ ăn hàng ngày của mình, uống đủ nước, uống thuốc bổ tổng hợp PM Procare diamond mỗi ngày; sắp xếp thời gian làm việc – nghỉ ngơi hợp lý; tránh thay đổi tư thế đột ngột…
Chúc bạn một thai kỳ mạnh khỏe!