Trong khi mang thai, cơ thể phụ nữ có nhiều thay đổi về nội tiết và nhu cầu các chất dinh dưỡng. Các yếu tố này kết hợp lại, làm cho cơ thể dễ mắc các rối loạn chuyển hóa, rối loạn nội tiết và các bệnh liên quan. Nếu không điều trị, chúng có thể dẫn đến nhiều hậu quả bất lợi cho bà bầu và thai nhi. Trong bài này chúng ta sẽ xem xét đến một số dưỡng chất chủ chốt có các đặc tính nội tiết, giữ vai trò quan trọng trong việc điều trị và phòng bệnh khi mang thai.
VITAMIN D
Vitamin D có liên hệ mật thiết với nhiều hoạt động trong cơ thể
Vitamin D đang nổi lên như là một dưỡng chất quan trọng nhất trong thời gian mang thai và để ngăn ngừa, kiểm soát nhiều vấn đề bất lợi trong thai kỳ. Tầm quan trọng của vitamin D càng được nâng cao hơn nhờ việc phát hiện ra các vai trò khác ngoài tác dụng đối với hệ xương và hằng định nội mô canxi của nó.
Thiếu hụt vitamin D và thai kỳ
Tỉ lệ thiếu hụt vitamin D đã tăng lên đáng kể trên quy mô toàn cầu (chủ yếu ở các nước xứ lạnh và đối tượng ít tiếp xúc với ánh sáng mặt trời), đang làm tăng nguy cơ mắc các bệnh khác nhau. Đặc biệt ở những phụ nữ mang thai, sự thiếu hụt vitamin D có liên quan đến việc tăng nguy cơ bị đái tháo đường thai kỳ (GDM), tiền sản giật, béo phì, các bệnh viêm nhiễm, các bệnh tự miễn dịch, tự kỷ, rối loạn nhận thức thần kinh, dị dạng xương, trẻ sinh nhẹ cân so với tuổi thai và sinh non.
Calcitriol: Dạng có hoạt tính sinh học, hormone của Vitamin D
Nhờ vào sự tổng hợp trong da hoặc hấp thu trong ruột, vitamin D được vận chuyển đến gan và biến đổi thành 25-hydroxyvitamin D (calcidiol) nhờ vitamin D-2-5hydroxylase (CYP2R1). Calcidiol sau đó được biến đổi chủ yếu ở thận thành calcitriol (1,25-(OH)2D3) nhờ 25 OH D-1-α-hydroxylase (CYP27B1). Các hoạt động sinh học của calcitriol hormone được điều chỉnh gián tiếp thông qua các thụ thể của vitamin D (VDR), các yếu tố phiên mã hoạt hóa phối tử. Chúng được tìm thấy trong hầu hết các mô và điều hòa phiên mã của hơn 2.000 gien. Các đặc tính cho xương của calcitriol đã được xác minh rõ ràng, vì vậy ở đây chúng ta sẽ xem xét các vai trò khác ngoài vai trò đối với xương của calcitriol/vitamin D trong khi mang thai.
Vitamin D & đái tháo đường thai kỳ
Ba đánh giá tổng quan phân tích tổng hợp khác nhau đã chứng minh rằng thiếu hụt vitamin D làm tăng khoảng 38 – 61% nguy cơ bị đái tháo đường thai kỳ. Các nghiên cứu cũng cho thấy thiếu hụt vitamin D là một yếu tố nguy cơ rối loạn dung nạp glucose, kháng insulin, hội chứng chuyển hóa và béo phì trung tâm không phụ thuộc đái tháo đường; trong khi đó lượng vitamin D cao hơn có liên quan tới đường huyết lúc đói và glycosylated haemoglobin thấp hơn và làm giảm tính kháng insulin. Calcitriol và sự hoạt hóa của các thụ thể của vitamin D trong các tế bào β của tuyến tụy cần thiết cho việc tiết insulin. Tình trạng thiếu hụt vitamin D cũng làm tăng hoạt tính của renin dẫn tới tăng tính kháng insulin. Calcitriol cũng chịu trách nhiệm điều hòa các protein tham gia vào quá trình chuyển hóa glucose và lipid mà bao gồm nhưng không giới hạn; thụ thể gamma hoạt hóa sao chép trên nhân tế bào (PPARγ), thụ thể insulin loại 1 (IRS-1), GLUT 4, hexokinase và glucose-6-phosphotase. Calcitriol cũng điều hòa các cytokine gây viêm có liên quan rõ rệt trong sinh bệnh học của đái tháo đường thai kỳ, đái tháo đường type 1 và hội chứng chuyển hóa. Bổ sung vitamin D ở phụ nữ bị đái tháo đường thai kỳ cho thấy làm giảm đáng kể lượng đường huyết và tính kháng insulin.
Vitamin D & Tiền sản giật
Hai đánh giá tổng quan phân tích tổng hợp lớn đã nhấn mạnh rằng thiếu hụt vitamin D có thể làm tăng khoảng 79 – 109% nguy cơ bị tiền sản giật. Một nghiên cứu đã phát hiện ra rằng việc tăng 10ng calcidiol/ml dẫn tới giảm 63% nguy cơ bị tiền sản giật nghiêm trọng. Mối liên hệ này dường như xoay quanh hai cơ chế điều tiết của calcitriol, đó cũng chính là hai tác nhân gây bệnh chính dẫn đến tiền sản giật; (i) viêm mạch máu và (ii) phát triển nhau thai.
Calcitriol có tác dụng điều biến miễn dịch, kháng viêm mạnh đối với các cytokine và các bộ phận cấu thành mạch máu như sự cân bằng Th1:Th2 và yếu tố tăng trưởng nội mô mạch máu (VEGF). Nó cũng điều hòa các protein tham gia vào quá trình phát triển nhau thai (bao gồm các yếu tố tăng trưởng nhau thai, sự xâm lấn, gắn chặt và hình thành mạch máu của nhau thai. Việc bổ sung vitamin D của các bà mẹ cho thấy làm giảm 27% tỉ lệ mắc tiền sản giật.
ACID BÉO OMEGA 3 (DHA + EPA)
Các thành phần trong acid béo Omega-3 gồm DHA và EPA đặc biệt quan trọng đối với cấu trúc và chức năng của tất cả các màng tế bào trong cơ thể. Chúng cũng là các tiền thân của các Eicosanoid, các hormone cục bộ quan trọng trong việc ngăn ngừa và kiểm soát các bệnh khác nhau, đặc biệt trong thai kỳ. Việc bổ sung EPA và DHA cho người mẹ làm tăng thời gian mang thai, giảm nguy cơ sinh non và cải thiện sự phát triển não, thị giác và hệ miễn dịch của thai nhi/trẻ sơ sinh. Tuy nhiên, trong bài viết này, chúng ta chỉ xem xét đến vai trò của chúng trong việc kiểm soát hội chứng chuyển hóa và các bệnh liên quan trong thai kỳ.
Acid béo Omega 3 đặc biệt cần thiết cho sự phát triển của não bộ
Các axit béo Omega-3 & Hội chứng chuyển hóa
DHA và EPA cần thiết cho sự tổng hợp của các Eicosanoid nhằm chống lại ảnh hưởng của các Eicosanoid tạo axit arachidonic. Khả năng kích thích cơ chế chống viêm của DHA và EPA là cơ chế nền tảng trong kiểm soát và ngăn ngừa các bệnh bao gồm những bệnh có liên quan tới hội chứng chuyển hóa.
DHA và EPA giúp kiểm soát chứng rối loạn lipid máu cũng như béo phì bằng cách giảm dự trữ chất béo và tăng đốt cháy mỡ được thực hiện gián tiếp bởi PPARα. Các cơ chế chống viêm cũng giúp kiểm soát cao huyết áp (cải thiện đáp ứng thành động mạch, tính lưu động của hồng cầu và giảm độ nhớt của máu) và tăng lượng đường huyết khi đói (cải thiện độ nhạy insulin).
Một nghiên cứu lâm sàng gần đây cho thấy bổ sung DHA và EPA có tác dụng đối với tính kháng insulin ở những phụ nữ bị đái tháo đường thai kỳ. Thêm vào đó, nghiên cứu cho thấy việc chuyển DHA từ mẹ sang thai nhi bị suy giảm do đái tháo đường thai kỳ, điều này cho thấy bổ sung DHA cho phụ nữ bị đái tháo đường thai kỳ là rất quan trọng để giữ quá trình phát triển thần kinh bình thường của em bé. Các cơ chế ổn định màng tế bào, phát triển nhau thai và kiểm soát tình trạng viêm và thành phần lipid cũng là các lý do giải thích tại sao lượng DHA và EPA thấp có liên quan đến tiền sản giật. Tỷ lệ DHA/EPA lý tưởng bổ sung cho cơ thể là tỷ lệ 4/1 giống như tỷ lệ đó có trong sữa mẹ.
IỐT (IOD)
Iốt là một khoáng chất thiết yếu cho quá trình sản xuất các hormone tuyến giáp triiodothyronine (T3) và thyroxine (T4). Trong quá trình mang thai và cho con bú, nhu cầu dinh dưỡng về Iốt tăng lên đáng kể vì các hormone tuyến giáp đóng một vai trò quan trọng trong quá trình tăng trưởng, phát triển và trưởng thành của thai nhi/ trẻ sơ sinh. Điều này bao gồm cả sự phát triển tế bào nói chung, sự di trú, biệt hóa và truyền tín hiệu thần kinh.
Thiếu hụt Iốt ở người mẹ & chứng Suy giáp
Trong thời gian gần đây, chứng thiếu hụt Iốt ở người mẹ tăng lên đáng kể khắp thế giới vì có sự suy giảm trong việc sử dụng muối Iốt và thực phẩm giàu Iốt. Thiếu hụt Iốt có thể dẫn tới chứng suy giáp ở người mẹ và thai nhi, các ảnh hưởng này có thể gây tổn hại, dẫn đến rối loạn thể chất và tâm lý nghiêm trọng như chứng đần độn. Thiếu hụt Iốt là nguyên nhân hàng đầu của việc chậm phát triển trí tuệ có thể ngăn ngừa được trên thế giới và thậm chí việc không đủ Iốt nhẹ cũng có thể gây chậm phát triển não bộ. Các nghiên cứu nhấn mạnh rằng bổ sung Iốt là cách hiệu quả nhất đối với phụ nữ mang thai để đạt tới mức đủ Iốt và để điều trị chứng suy giáp.
Tuy nhiên điều quan trọng là phải thiết lập sự cân bằng về Iốt và hiểu rõ nguyên nhân của chứng suy giáp. Bổ sung Iốt quá mức có thể dẫn đến chứng cường giáp, các bằng chứng cũng cho thấy có thể tăng nguy cơ mắc chứng suy giáp thứ phát trong quá trình mang thai đồng thời gây ra đáp ứng tự miễn dịch có thể dẫn đến bệnh Hashimoto. Các sản phẩm bổ sung Iốt không thể điều trị bệnh suy giáp và có thể làm trầm trọng thêm các bệnh về tuyến giáp tự miễn.
TÓM TẮT
Vitamin D, DHA, EPA và Iốt là các ví dụ về các dưỡng chất thiết yếu không những cần thiết cho sự phát triển của thai nhi trong quá trình mang thai, mà còn rất quan trọng trong việc ngăn ngừa và kiểm soát các bệnh thai kỳ phổ biến nhờ vào các đặc tính nội tiết và chuyển hóa của chúng.
Tom Van Wunnik ND.RT.NU.
Giám đốc trung tâm Sức khỏe thiên nhiên Coburg
Thành viên Hội Liệu pháp Thiên Nhiên Australia
(Theo SKĐS)
4 thoughts on “Ba dưỡng chất có đặc tính nội tiết giúp phòng bệnh khi mang thai”
E Chào BS ạ .e bị thai lưu lần 1,e mang bầu được 12 tuần,đi SA thì BS bảo lưu lúc 7-8 tuần, BS ơi _ giờ e cần phải kiểm tra những gì để không tái lái vấn đề đó ạ..Và e được sử dụng thuốc tránh thai ko ạ.E xin Chân thành Cám Ơn BS.
Chào bạn Lệ Kim,
Có nhiều nguyên nhân gây ra thai chết lưu và cũng có nhiều trường hợp thai chết lưu không tìm được nguyên nhân. Có khoảng 20-50% trường hợp thai chết lưu không tìm thấy nguyên nhân. Các nguyên nhân có thể kể đến như:
– Mẹ bị các bệnh mạn tính như: viêm thận, suy gan, lao phổi, thiếu máu, bệnh tim, cao huyết áp. Các bệnh nội tiết như basedow, suy giáp, tiểu đường, thiểu năng hoặc cường năng tuyến thượng thận. Các trường hợp mẹ bị nhiễm độc, nhiễm ký sinh trùng sốt rét, giang mai, viêm gan, quai bị, cúm sởi. Các bà mẹ tuổi lớn hơn 40, lao động vất vả, dinh dưỡng kém cũng là những yếu tố thuận lợi làm cho thai chết lưu.
– Thai nhi: Rối loạn nhiễm sắc thể là nguyên nhân chủ yếu của thai dưới 3 tháng bị chết lưu. Rối loạn nhiễm sắc thể là do di truyền từ bố mẹ, cũng có thể do đột biến gene trong quá trình tạo noãn, tạo tinh trùng, thụ tinh và phát triển của phôi. Thai có thể bị chết do bất đồng nhóm máu Rh giữa mẹ và con, do thai dị dạng, não úng thủy, phù thai rau,…
Để hạn chế tối đa sự việc tương tự có thể sảy ra ở thai kỳ tới thì việc thăm khám trước khi mang thai là điều cần thiết. Khi tới khám bạn sẽ được xét nghiệm máu, xét nghiệm nước tiểu, siêu âm ổ bụng, khám phụ khoa, theo dõi và điều trị bệnh (nếu có),… từ đó bác sĩ sẽ cho biết bạn cần làm gì để có thai kỳ khỏe mạnh như ý.
Bạn có thể tham khảo thêm: Khám sức khỏe trước khi mang thai
Sau khi đã lấy thai lưu ra rồi, bạn cần có một thời gian để phục hồi sức khỏe về mặt thể chất và tinh thần. Khi bạn cảm thấy trong người khỏe mạnh, tư tưởng đã thoải mái, có ham muốn tình dục là lúc bạn có thể giao hợp được nhưng phải tránh thai ít nhất là 3 tháng mới nên có thai lại. Bạn nên áp dụng biện pháp tránh thai bằng bao cao su hoặc xuất tinh ngoài âm đạo chứ không nên dùng thuốc tránh thai bạn nhé!
Chú ý chế độ ăn uống đủ 4 nhóm chất dinh dưỡng là tinh bột, đạm, chất béo, vitamin. Đồng thời bổ sung axít folic, DHA/EPA, sắt,… để chuẩn bị cho lần mang thai sắp tới được an toàn hơn.
Bạn có thể tham khảo sử dụng viên PM procare hay PM Procare diamond để cơ thể mau phục hồi và chuẩn bị tốt nhất cho thai kỳ sắp tới. Mỗi ngày bạn chỉ cần uống 01 viên sau bữa ăn là đủ.
Chúc bạn mạnh khỏe và sớm có tin vui!
t đã có thai được 4tuân nội tiết hơi yếu nên đang được điều trị nội tiết bằng cách tiêm 5ngay một lần kết hợp cùng với thuốc uống nhưng bác sĩ nói phải tiêm đến 12 tuần liều tiêm nhiều như vậy có tốt hay không mà chi phí mỗi lần tiêm và uống thuốc lên đến hơn 1tr mỗi lần
Chào bạn,
Nếu nội tiết của bạn yếu thì cần sử dụng các hormon nội tiết. Tuy nhiên quan điểm điều trị và cách dùng thuốc của mỗi bác sĩ có sự khác nhau, tùy thuộc vào kinh nghiệm của mỗi người. Bạn nên tìm đến các bác sĩ sản uy tín để khám, nếu đã tin tưởng thì nên theo liệu trình điều trị của bác sĩ đó.
Chúc bạn một thai kỳ mạnh khỏe,