Tuyến giáp là một tuyết nhỏ nằm ở dưới thanh quản, khu vực cổ. Vai trò của tuyến giáp đối với cơ thể đã được chỉ rõ trong hoạt động bình thường của tuyến giáp. Tuyến giáp sản xuất hormone quan trọng là T3, T4 có vai trò thiết yếu đối với mọi hoạt động chuyển hóa của cơ thể.
Hoạt động của tuyến giáp
Hormon tuyến giáp sản xuất ra có hai loại được gọi là T3 (Triiodothyronine) và T4 (Tetraiodothyronine) dựa vào số phân tử Iod trong công thức cấu tạo. Nhìn vào đó chúng ta có thể thấy, Iod là thành tố không thể thiếu trong quá trình sản xuất hormone tuyến giáp.
Quá trình tổng hợp hormone tuyến giáp bắt đầu từ khi cơ thể được bổ sung thêm Iod (từ nguồn thức ăn, thuốc bổ sung…) qua chuyển hóa thành dạng Iodur, hấp thu vào ruột và vận chuyển vào trong tuyến giáp, rồi trở lại dạng Iod bình thường. Dưới tác dụng của hormone tuyến yên, tuyến giáp sản xuất hormone T4 và một lượng nhỏ T3. Hormon tuyến giáp T4 sau đó giải phóng 1 phân tử Iod chuyển thành dạng hoạt động là T3.
Trong quá trình lưu thông trong máu, hormone T3 và T4 được tồn tại ở hai dạng là dạng tự do và dạng gắn vào protein vận chuyển. Dạng T3, T4 tự do có tác dụng ức chế ngược lại hoạt động tuyến giáp. Do đó, để kiểm tra tình trạng hoạt động của tuyến giáp, người ta thường định lượng hormone T3, T4 dạng tự do.
Vai trò của hormone tuyến giáp với phát triển cơ thể
Năm vai trò chính của hormone tuyến giáp là
- Tăng cường quá trình trao đổi chất, kích thích sinh trưởng phát dục.
- Kích thích hoạt động của tim, tăng cường sự co bóp.
- Tác động chức năng hoạt động tuyến sinh dục và tuyến sữa.
- Điều hòa quá trình tạo nhiệt, làm tăng đường huyết.
- Kích thích sự phát triển và hoàn thiện hệ thần kinh ngay từ khi còn trong bào thai.
Bệnh lý tuyến giáp
Hai bệnh lý chính thường gặp liên quan tới tuyến giáp là Cường giáp và Suy giáp, có liên quan tới mức độ hoạt động của tuyến giáp.
Cường giáp
Nguyên nhân
– Rối loạn nội tiết: Bệnh Basedow: thường gặp ở phụ nữ từ 30 ->50 tuổi ( 80% )
– Sử dụng quá liều Iod: thường do bổ sung quá nhiều thuốc chứa iod trong quá trình trị bệnh.
Triệu chứng: Gầy mặc dù ăn nhiều, uống nhiều, huyết áp tăng, tay run, da ấm và ẩm, đổ nhiều mồ hôi. Mạc nhanh và tăng lưu lượng tim. Tuyến giáp phì đại, mắt lồi.
Hậu quả của Cường giáp với bà mẹ và thai nhi: Cường giáp khi mang thai sẽ ảnh hưởng tới cả bà mẹ và thai nhi.
- Ảnh hưởng tới bà mẹ: Sinh non, nguy cơ tiền sản giật, suy tim do tim hoạt động quá sức.
- Ảnh hưởng tới thai nhi: thai chết lưu, sẩy thai, thai chậm phát triển, dị tật bẩm sinh.
Cách khắc phục: ngưng sử dụng các loại thuốc chứa iod, điều trị đặc hiệu nhưng có thể gây nguy hiểm cho thai nhi do các thuốc điều trị dễ dàng vào nhau thai và sữa mẹ. Trong ba tháng giữa thai kỳ, bà bầu bị cường giáp có thể được phẫu thuật nhưng cần rất thận trọng và ngay cả khi điều trị thành công thì những đứa trẻ sinh ra vẫn có nguy cơ phát triển cường giáp khó hồi phục.
Suy giáp
Nguyên nhân: Bệnh tự miễn, người bệnh bị cắt bỏ tuyến giáp, thiếu iod, sử dụng thuốc kháng giáp trạng hoặc do sự thay đổi nội tiết tố.
Triệu chứng: Giảm nhu động ruột, nhịp tim, tuần hoàn, trầm cảm,
Hậu quả của Suy giáp đối với bà mẹ và thai nhi:
- Ảnh hưởng tới bà mẹ: thai phụ có thể bị tiền sản giật, bất thường bánh nhau, chảy máu nhiều sau sinh
- Ảnh hưởng tới thai nhi: trẻ sinh ra bị đần độn, kém phát triển về thể chất, trí tuệ, nhẹ cân.
Tuyến giáp của thai nhi chỉ bắt đầu hoạt động một phần từ tuần thứ 10->12 của thai kỳ do đó trong thai kỳ thứ nhất cho nên trong 3 tháng đầu tiên thai nhi phụ thuộc hoàn toàn vào nguồn hormone tuyến giáp của mẹ. Do đó, khi người mẹ gặp trục trặc về tuyến giáp thì thai nhi cũng sẽ chịu những hậu quả từ những bất thường đó.
Với vai trò quan trọng của tuyến giáp và hormon tuyến giáp trong hệ thống chuyển hóa toàn cơ thể, sự hoạt động, hình thành, phát triển hệ thần kinh thì việc kiểm tra hormon tuyến giáp trong thời kỳ mang thai là rất cần thiết nhằm phát hiện sớm các vấn đề người mẹ gặp phải và xử lý kịp thời.
Hoài Phương
52 thoughts on “Vai trò của tuyến giáp và bệnh lý thường gặp”
Xin chào các bác sỹ.
Vợ cháu 31 tuổi, vừa đi kiểm tra nội tiết tại bv nttw thì cho các chỉ số: T3-3.2, FT4-27.49, TSH-0.03, TrAb-2.98, các chỉ số khác bình thường, k thước hai thuy 15x16x43mm, v=10.8cm3, nhu mô giảm âm không đều. Điều lạ là cách đây 4 tháng thì vợ cháu có bầu và đi xét nghiệm thì bị suy giáp tiền lâm sàng, sau thai được 2 tháng thì bị lưu.
Sau lần khám vừa rồi, bsy kết luận là bị cường giáp. Về ăn uống hạn chế 1 số thức ăn giàu iod, ko cần uống thuốc, 1 tháng sau khám lại. Vậy Nhờ bsy tư vấn giờ vợ em cháu nên điều trị ntn và tình trạng bệnh diễn biến ở mức độ nào?Xin cảm ơn ơn.
Chào bạn Giáp,
Một số phụ nữ bị suy giáp trong hoặc sau khi mang thai (suy giáp sau sinh), thường là do họ sản xuất ra kháng thể kháng tuyến giáp. Mặt khác, khi mang thai tuyến giáp tăng sản xuất hormon thai kỳ và đòi hỏi tăng lượng I-ốt hơn trước. Nếu không cung cấp đủ I-ốt sẽ làm tăng nguy cơ phụ nữ mang thai gặp suy giáp. Đó có thể là 1 trong số các nguyên nhân của việc vợ bạn bị suy giáp tiền lâm sàng trong lần mang thai trước.
Các kết quả xét nghiệm hiện nay cho thấy vợ bạn mới chỉ cường giáp ở mức độ nhẹ. Bạn yên tâm thực hiện theo đúng hướng dẫn của bác sĩ và thực hiện thăm khám theo đúng lịch hẹn bạn nhé!
Chúc bạn và gia đình mạnh khỏe!
Cắt bỏ tuyến giáp ảnh hưởng gì
Chào bạn Nhã,
Tuyến giáp sản xuất ra hormon tuyến giáp là T3 và T4 tham gia vào hầu hết các quá trình chuyển hóa, tăng trưởng và phát triển của con người. Tuyến giáp liên quan đến hầu hết các tuyến nội tiết khác vì vậy nó có vai trò quan trọng và ảnh hưởng tới toàn bộ hoạt động của cơ thể.
Vì một lý do nào đó mà bạn phải phẫu thuật cắt bỏ tuyến giáp thì nhất thiết bạn cần điều trị bằng liệu pháp hormon tuyến giáp thay thế để mọi hoạt động của cơ thể được duy trì bình thường. Nếu không được cung cấp phù hợp, thiếu các loại hormone này có thể dẫn tới hàng loạt bệnh hoặc không giảm được trọng lượng dù đã dùng mọi biện pháp như ăn kiêng hay tập luyện chuyên cần. Thiếu hormone tuyến giáp, cơ thể sẽ giữ nước, muối và protein; lượng cholesterol trong máu tăng; da, tóc và móng tay phát triển chậm. Những người suy giảm chức năng tuyến giáp thường mệt mỏi và lờ đờ, chậm chạp trong nhận thức. Tuyến giáp còn liên quan chặt chẽ tới các yếu tố của hệ thống hormone như các tuyến điều khiển khả năng tình dục. Nam giới bị suy giảm tuyến giáp có thể bị liệt dương. Còn phụ nữ sẽ gặp các vấn đề liên quan tới kinh nguyệt…
Trân trọng!
Xin chào Bác sĩ. Tiền sử thai lưu 2 lần. Làm các xét nghiệm thì phát hiện bị Hội chứng đông máu( Anti). Vợ cháu hiện đang mang thai tuần thứ 5. Thường xuyên làm xét nghiệm Beta hcg và Tuyến giáp. Beta hcg thì tăng đều ổn định. Tuyến giáp xét nghiệm tuần thứ 4 TSH là: 4,6 và ngày hôm nay tuần thứ 5 TSH là: 7,39 ạh. Còn T3 và T4 đều trong ngưỡng ạh. Cháu xin Bác sĩ tư vấn về trường hợp của Vợ cháu ạh. Vợ cháu bị Suy giáp hay Cường giáp ạh. Hướng điều trị của loại bệnh này ạh. Cháu xin cảm ơn Bác sĩ ạh
Chào bạn,
Với thông tin bạn cung cấp: nồng độ T4 bình thường và nồng độ TSH tăng cao như vậy thì vợ bạn đang bị suy giáp dưới lâm sàng. Các biểu hiện lâm sàng của bệnh không rõ rệt, tuy nhiên nếu không được điều trị thích hợp có thể dẫn tới sảy thai, sinh non, rau bong non, suy hô hấp sau sinh,… Điều trị bằng cách bổ sung hormone tuyến giáp tổng hợp (như levothyroxin). Cứ mỗi 6 – 8 tuần phải kiểm tra chức năng tuyến giáp một lần (bằng cách xét nghiệm nồng độ chất FT4 và TSH). Nếu có thay đổi liều thuốc thì sau 4 tuần phải kiểm tra lại chức năng tuyến giáp. Sau khi kiểm tra cần điều chỉnh thuốc để nồng độ FT4 và TSH trở lại mức cân bằng.
Nếu bà mẹ khi mang thai bị suy giáp mà không điều trị thì trẻ sinh ra có thể bị suy giáp. Cần điều trị sớm bằng cách bổ sung hormone tuyến giáp tổng hợp ngay sau khi sinh. Cách điều trị này thường cho hiệu quả khá: tuyến giáp hồi phục trở lại, trẻ lớn lên bình thường về thể chất và tinh thần.
Ngoài ra khi mang thai, bạn cần bổ sung dinh dưỡng đầy đủ cho vợ bằng cách nâng cao chất lượng bữa ăn và bổ sung viên uống tổng hơp như PM Procare diamond mỗi ngày. Thành phần I-ốt có trong viên Procare cũng giúp cải thiện chứng suy giáp mà vợ bạn đang gặp phải.
Chúc bạn và gia đình mạnh khỏe!
Tôi hay bị ho. Hay bị cảm cúm dài ngày, vậy có cách nào phòng ngừa và điều trị rứt điểm không? Xin cảm ơn!
Chào bạn,
Hay bị ho và cảm cúm là biểu hiện sức đề kháng của cơ thể chưa được tốt. Bạn nên tăng cường bổ sung vitamin C và các dưỡng chất cho cơ thể qua thức ăn, rau quả cùng viên bổ tổng hợp như PM Procare hay PM Procare diamond hàng ngày. Ngoài ra, giữ ấm cơ thể, tránh ăn uống đồ lạnh là việc làm cần thiết giúp bạn phòng ngừa các bệnh đường hô hấp. Hiện nay, trên thị trường có sản phẩm viên ngậm phòng ngừa và điều trị cúm của Nhật Bản IgYGate DC – F sử dụng khá hiệu quả và an toàn cho mọi đối tượng, bạn có thể tham khảo để sử dụng.
Chúc bạn và gia đình mạnh khỏe!
Tôi năm nay 30 tuổi, tôi thường bị lạnh tay chân và hay bị ê mỏi ở đầu gối. Vậy xin hỏi tôi bị bệnh gì và cách điều trị. Tôi xin cảm ơn!
Chào bạn,
Tay và chân thuộc phần ngoài của cơ thể, do đó nhiệt độ thường thấp hơn các bộ phận khác. Những người bị tay chân lạnh trong một thời tiết lạnh là bình thường, không đáng lo ngại. Tuy nhiên, khi bạn thường xuyên thấy tay chân lạnh thì có thể là báo hiệu một vấn đề gì đó của cơ thể. Nguyên nhân có thể rất đơn giản như bạn ăn uống không tốt, nhẹ cân, thiếu máu, suy nhược cơ thể,… hoặc cũng có thể do một số bệnh khác: suy tuyến giáp, bệnh Raynaud.
Hiện tượng đau mỏi ở một số khớp như gối, cột sống, thắt lưng, … là triệu chứng hay gặp, nhất là ở phụ nữ sau sinh đẻ, sau ốm dậy, người làm việc văn phòng ít đi lại. Triệu chứng đau mỏi này có thể liên quan tới nhiều yếu tố như thay đổi nội tiết, bệnh loãng xương, thiếu một số chất cần thiết như canxi, vitamin nhóm B… Ở một số ít trường hợp có thể đó là báo hiệu của bệnh xương khớp thật sự như thoái hóa, loãng xương, viêm xương, viêm khớp hay u xương.
Nhìn chung ban đầu bạn có thể thử điều trị bằng các biện pháp vật lý trị liệu, xoa bóp, chườm mát hay chườm nóng; thay đổi chế độ vận động một cách hợp lý; bổ sung đầy đủ vitamin và khoáng chất qua chế độ ăn và thuốc bổ. Bên cạnh đó cần bổ sung các loại thực phẩm làm tăng nhiệt lượng như: thịt bò, thịt dê, óc động vật…; cần tăng cường luyện tập thể dục, thể thao giúp cơ thể khỏe mạnh, chống rét tốt hơn. Trường hợp không thấy đỡ, bạn nên đến bác sĩ để được thăm khám và có hướng điều trị thích hợp.
CHúc bạn mạnh khỏe!