Tuyến giáp là một tuyết nhỏ nằm ở dưới thanh quản, khu vực cổ. Vai trò của tuyến giáp đối với cơ thể đã được chỉ rõ trong hoạt động bình thường của tuyến giáp. Tuyến giáp sản xuất hormone quan trọng là T3, T4 có vai trò thiết yếu đối với mọi hoạt động chuyển hóa của cơ thể.
Hoạt động của tuyến giáp
Hormon tuyến giáp sản xuất ra có hai loại được gọi là T3 (Triiodothyronine) và T4 (Tetraiodothyronine) dựa vào số phân tử Iod trong công thức cấu tạo. Nhìn vào đó chúng ta có thể thấy, Iod là thành tố không thể thiếu trong quá trình sản xuất hormone tuyến giáp.
Quá trình tổng hợp hormone tuyến giáp bắt đầu từ khi cơ thể được bổ sung thêm Iod (từ nguồn thức ăn, thuốc bổ sung…) qua chuyển hóa thành dạng Iodur, hấp thu vào ruột và vận chuyển vào trong tuyến giáp, rồi trở lại dạng Iod bình thường. Dưới tác dụng của hormone tuyến yên, tuyến giáp sản xuất hormone T4 và một lượng nhỏ T3. Hormon tuyến giáp T4 sau đó giải phóng 1 phân tử Iod chuyển thành dạng hoạt động là T3.
Trong quá trình lưu thông trong máu, hormone T3 và T4 được tồn tại ở hai dạng là dạng tự do và dạng gắn vào protein vận chuyển. Dạng T3, T4 tự do có tác dụng ức chế ngược lại hoạt động tuyến giáp. Do đó, để kiểm tra tình trạng hoạt động của tuyến giáp, người ta thường định lượng hormone T3, T4 dạng tự do.
Vai trò của hormone tuyến giáp với phát triển cơ thể
Năm vai trò chính của hormone tuyến giáp là
- Tăng cường quá trình trao đổi chất, kích thích sinh trưởng phát dục.
- Kích thích hoạt động của tim, tăng cường sự co bóp.
- Tác động chức năng hoạt động tuyến sinh dục và tuyến sữa.
- Điều hòa quá trình tạo nhiệt, làm tăng đường huyết.
- Kích thích sự phát triển và hoàn thiện hệ thần kinh ngay từ khi còn trong bào thai.
Bệnh lý tuyến giáp
Hai bệnh lý chính thường gặp liên quan tới tuyến giáp là Cường giáp và Suy giáp, có liên quan tới mức độ hoạt động của tuyến giáp.
Cường giáp
Nguyên nhân
– Rối loạn nội tiết: Bệnh Basedow: thường gặp ở phụ nữ từ 30 ->50 tuổi ( 80% )
– Sử dụng quá liều Iod: thường do bổ sung quá nhiều thuốc chứa iod trong quá trình trị bệnh.
Triệu chứng: Gầy mặc dù ăn nhiều, uống nhiều, huyết áp tăng, tay run, da ấm và ẩm, đổ nhiều mồ hôi. Mạc nhanh và tăng lưu lượng tim. Tuyến giáp phì đại, mắt lồi.
Hậu quả của Cường giáp với bà mẹ và thai nhi: Cường giáp khi mang thai sẽ ảnh hưởng tới cả bà mẹ và thai nhi.
- Ảnh hưởng tới bà mẹ: Sinh non, nguy cơ tiền sản giật, suy tim do tim hoạt động quá sức.
- Ảnh hưởng tới thai nhi: thai chết lưu, sẩy thai, thai chậm phát triển, dị tật bẩm sinh.
Cách khắc phục: ngưng sử dụng các loại thuốc chứa iod, điều trị đặc hiệu nhưng có thể gây nguy hiểm cho thai nhi do các thuốc điều trị dễ dàng vào nhau thai và sữa mẹ. Trong ba tháng giữa thai kỳ, bà bầu bị cường giáp có thể được phẫu thuật nhưng cần rất thận trọng và ngay cả khi điều trị thành công thì những đứa trẻ sinh ra vẫn có nguy cơ phát triển cường giáp khó hồi phục.
Suy giáp
Nguyên nhân: Bệnh tự miễn, người bệnh bị cắt bỏ tuyến giáp, thiếu iod, sử dụng thuốc kháng giáp trạng hoặc do sự thay đổi nội tiết tố.
Triệu chứng: Giảm nhu động ruột, nhịp tim, tuần hoàn, trầm cảm,
Hậu quả của Suy giáp đối với bà mẹ và thai nhi:
- Ảnh hưởng tới bà mẹ: thai phụ có thể bị tiền sản giật, bất thường bánh nhau, chảy máu nhiều sau sinh
- Ảnh hưởng tới thai nhi: trẻ sinh ra bị đần độn, kém phát triển về thể chất, trí tuệ, nhẹ cân.
Tuyến giáp của thai nhi chỉ bắt đầu hoạt động một phần từ tuần thứ 10->12 của thai kỳ do đó trong thai kỳ thứ nhất cho nên trong 3 tháng đầu tiên thai nhi phụ thuộc hoàn toàn vào nguồn hormone tuyến giáp của mẹ. Do đó, khi người mẹ gặp trục trặc về tuyến giáp thì thai nhi cũng sẽ chịu những hậu quả từ những bất thường đó.
Với vai trò quan trọng của tuyến giáp và hormon tuyến giáp trong hệ thống chuyển hóa toàn cơ thể, sự hoạt động, hình thành, phát triển hệ thần kinh thì việc kiểm tra hormon tuyến giáp trong thời kỳ mang thai là rất cần thiết nhằm phát hiện sớm các vấn đề người mẹ gặp phải và xử lý kịp thời.
Hoài Phương
52 thoughts on “Vai trò của tuyến giáp và bệnh lý thường gặp”
Chào bs.bs cho e hỏi là e bị u tuyến giáp lành tính nhưng hiện tại e đang có bầu thì e có dùng được procare không ạ?trước đó e chưa dùng thuốc gì để điều trị ạ
Chào bạn Phương,
U tuyến giáp lành tính là tình trạng tăng sinh bất thường của các tế bào tuyến giáp. Các tế bào u lành tính tuyến giáp vẫn có thể tiết ra hormon tuyến giáp, không có khả năng di căn và không gây hại đối với những cơ quan, bộ phận khác trên cơ thể. Tuy nhiên, nếu khối u quá lớn sẽ gây đau đớn và khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày của bạn.
Iod là yếu tố quyết định đến quá trình sản sinh các hormon tuyến giáp. Khi thiếu iod, các tế bào tuyến giáp tăng sinh và thay đổi hình dạng để có thể bắt giữ được nhiều phân tử iod hơn, khiến cho kích thước khối u ngày càng lớn. Vì thế bổ sung iod vào khẩu phần ăn giúp làm giảm nguy cơ bị u tuyến giáp, đối với người đã mắc thì hạn chế sự phát triển của khối u, đồng thời giúp hoạt động của tuyến giáp tiết hormon được hiệu quả hơn. Các thực phẩm chứa nhiều iod: muối tinh, tảo, rong biển, sữa, trứng,…
Tuy nhiên, I ót là vi chất dinh dưỡng rất dễ bị mất đi trong quá trình chế biến. Với nhu cầu tăng cao khi mang thai, chế độ ăn thông thường khó có thể đáp ứng đủ. Vì vậy, ngoài tăng cường chế độ ăn, mẹ bầu nên bổ sung thêm thuốc bổ có cung cấp I-ốt như PM Procare là cần thiết. Liều dùng là 01 viên/ngày để cung cấp đủ I-ốt cũng như nhiều dưỡng chất thiết yếu khác như DHA, EPA, sắt, acid folic, Các vitamin A,B,C,D,E và khoáng chất… để thai kỳ khỏe mạnh, thai nhi phát triển tối ưu cả về thể chất và trí tuệ.
Chúc bạn một thai kỳ mạnh khỏe!
Tôi bị cường giáp nhiều năm nay ổn định đang dùng thuốc 1 viên thyrozol 5 mg/ngày. Nay tôi có thai được 4 tuần , liệu dùng thuốc trước đó có ảnh hưởng gì đến thai nhi không? và có nên dùng thuốc nữa không ạ ?