Tuyến giáp là một tuyết nhỏ nằm ở dưới thanh quản, khu vực cổ. Vai trò của tuyến giáp đối với cơ thể đã được chỉ rõ trong hoạt động bình thường của tuyến giáp. Tuyến giáp sản xuất hormone quan trọng là T3, T4 có vai trò thiết yếu đối với mọi hoạt động chuyển hóa của cơ thể.
Hoạt động của tuyến giáp
Hormon tuyến giáp sản xuất ra có hai loại được gọi là T3 (Triiodothyronine) và T4 (Tetraiodothyronine) dựa vào số phân tử Iod trong công thức cấu tạo. Nhìn vào đó chúng ta có thể thấy, Iod là thành tố không thể thiếu trong quá trình sản xuất hormone tuyến giáp.
Quá trình tổng hợp hormone tuyến giáp bắt đầu từ khi cơ thể được bổ sung thêm Iod (từ nguồn thức ăn, thuốc bổ sung…) qua chuyển hóa thành dạng Iodur, hấp thu vào ruột và vận chuyển vào trong tuyến giáp, rồi trở lại dạng Iod bình thường. Dưới tác dụng của hormone tuyến yên, tuyến giáp sản xuất hormone T4 và một lượng nhỏ T3. Hormon tuyến giáp T4 sau đó giải phóng 1 phân tử Iod chuyển thành dạng hoạt động là T3.
Trong quá trình lưu thông trong máu, hormone T3 và T4 được tồn tại ở hai dạng là dạng tự do và dạng gắn vào protein vận chuyển. Dạng T3, T4 tự do có tác dụng ức chế ngược lại hoạt động tuyến giáp. Do đó, để kiểm tra tình trạng hoạt động của tuyến giáp, người ta thường định lượng hormone T3, T4 dạng tự do.
Vai trò của hormone tuyến giáp với phát triển cơ thể
Năm vai trò chính của hormone tuyến giáp là
- Tăng cường quá trình trao đổi chất, kích thích sinh trưởng phát dục.
- Kích thích hoạt động của tim, tăng cường sự co bóp.
- Tác động chức năng hoạt động tuyến sinh dục và tuyến sữa.
- Điều hòa quá trình tạo nhiệt, làm tăng đường huyết.
- Kích thích sự phát triển và hoàn thiện hệ thần kinh ngay từ khi còn trong bào thai.
Bệnh lý tuyến giáp
Hai bệnh lý chính thường gặp liên quan tới tuyến giáp là Cường giáp và Suy giáp, có liên quan tới mức độ hoạt động của tuyến giáp.
Cường giáp
Nguyên nhân
– Rối loạn nội tiết: Bệnh Basedow: thường gặp ở phụ nữ từ 30 ->50 tuổi ( 80% )
– Sử dụng quá liều Iod: thường do bổ sung quá nhiều thuốc chứa iod trong quá trình trị bệnh.
Triệu chứng: Gầy mặc dù ăn nhiều, uống nhiều, huyết áp tăng, tay run, da ấm và ẩm, đổ nhiều mồ hôi. Mạc nhanh và tăng lưu lượng tim. Tuyến giáp phì đại, mắt lồi.
Hậu quả của Cường giáp với bà mẹ và thai nhi: Cường giáp khi mang thai sẽ ảnh hưởng tới cả bà mẹ và thai nhi.
- Ảnh hưởng tới bà mẹ: Sinh non, nguy cơ tiền sản giật, suy tim do tim hoạt động quá sức.
- Ảnh hưởng tới thai nhi: thai chết lưu, sẩy thai, thai chậm phát triển, dị tật bẩm sinh.
Cách khắc phục: ngưng sử dụng các loại thuốc chứa iod, điều trị đặc hiệu nhưng có thể gây nguy hiểm cho thai nhi do các thuốc điều trị dễ dàng vào nhau thai và sữa mẹ. Trong ba tháng giữa thai kỳ, bà bầu bị cường giáp có thể được phẫu thuật nhưng cần rất thận trọng và ngay cả khi điều trị thành công thì những đứa trẻ sinh ra vẫn có nguy cơ phát triển cường giáp khó hồi phục.
Suy giáp
Nguyên nhân: Bệnh tự miễn, người bệnh bị cắt bỏ tuyến giáp, thiếu iod, sử dụng thuốc kháng giáp trạng hoặc do sự thay đổi nội tiết tố.
Triệu chứng: Giảm nhu động ruột, nhịp tim, tuần hoàn, trầm cảm,
Hậu quả của Suy giáp đối với bà mẹ và thai nhi:
- Ảnh hưởng tới bà mẹ: thai phụ có thể bị tiền sản giật, bất thường bánh nhau, chảy máu nhiều sau sinh
- Ảnh hưởng tới thai nhi: trẻ sinh ra bị đần độn, kém phát triển về thể chất, trí tuệ, nhẹ cân.
Tuyến giáp của thai nhi chỉ bắt đầu hoạt động một phần từ tuần thứ 10->12 của thai kỳ do đó trong thai kỳ thứ nhất cho nên trong 3 tháng đầu tiên thai nhi phụ thuộc hoàn toàn vào nguồn hormone tuyến giáp của mẹ. Do đó, khi người mẹ gặp trục trặc về tuyến giáp thì thai nhi cũng sẽ chịu những hậu quả từ những bất thường đó.
Với vai trò quan trọng của tuyến giáp và hormon tuyến giáp trong hệ thống chuyển hóa toàn cơ thể, sự hoạt động, hình thành, phát triển hệ thần kinh thì việc kiểm tra hormon tuyến giáp trong thời kỳ mang thai là rất cần thiết nhằm phát hiện sớm các vấn đề người mẹ gặp phải và xử lý kịp thời.
Hoài Phương
52 thoughts on “Vai trò của tuyến giáp và bệnh lý thường gặp”
Hay
Thưa Bác sĩ, tôi năm nay 26 tuổi. Vừa mới sinh con được 3 tháng. Trước khi mang thai khoảng nửa năm thì tôi bị bướu cổ do thiếu i ơt, bs cho dùng thuốc thì kích thước giảm. Tôi chủ quan nên ko đi khám lại. Đến tháng 8 thai kì, bướu bắt đầu to dần. Hiện giờ bướu có kích thước 22-48-55 thể tích 29ml. Đã làm sinh thiết, kết luận tế bào tuyến giáp nhỏ đều, lành tính, xen lẫn hồng cầu, chất keo giáp loãng, kết luân phình giáp. Chỉ số Tsh là 1.55, ft4 là 0.84. Bs chỉ định mổ.
Như vậy, nếu mổ thì tôi có thể cho bé bú đc ko hay phải cai sữa, hoặc ngưng khoảng bao lâu.
Nếu tôi hoãn mổ hoặc ko mổ thì có cách điều trị nào không ạ?
Vì bé chỉ bú mẹ, không chịu bú bình, mong PROCAre giải đáp giúp. Xin cảm ơn
Chào bạn,
Khi kích thước bướu cổ lớn, chèn ép đường thở thì việc thực hiện phẫu thuật là cần thiết. Hiện chưa có biện pháp hữu hiệu nào giúp nhanh chóng giảm kích thước bướu. Sau phẫu thuật bạn sẽ được chỉ định uống một số loại thuốc nhất định. Tùy thuộc loại thuốc sử dụng, thời gian dùng thuốc mà xác định thời gian cần ngưng cho con bú. Sau khoảng thời gian này bạn có thể cho bé bú bình thường trở lại, không nhất thiết phải cai sữa bạn nhé!
Chúc bạn và bé mạnh khỏe!
Em đã mổ bướu giáp đa nhân hai Thuỳ ,vậy tuyến ơ giữa có hoạt động tiết ta t3,t4 kg
Cần kiêng ku an nhung gi
Chào bạn Chi,
Tuyến giáp có 2 thùy (thùy phải và thùy trái), ở giữa là eo tuyến giáp, có nhiệm vụ nối 2 thùy lại với nhau. Việc tiết ra T3, T4 là nhiệm vụ của 2 thùy tuyến giáp chứ không phải eo tuyến giáp. Chính vì vậy, sau khi mổ bướu giáp đa nhân 2 thùy thì điều cần thiết là bạn nên tuân thủ dùng thuốc điều trị theo chỉ định của bác sĩ.
Một số thực phẩm bạn nên tránh sử dụng sau phẫu thuật tuyến giáp như: Thực phẩm chế biến sẵn, nội tạng động vật, thực phẩm nhiều đường, thực phẩn chế biến từ đậu nành, rượu, bia, thuốc lá… Nên tăng cường một số thực phẩm như: Rau lá xanh, hải sản, các loại hạt (Hạt bí, hạt điều, hạnh nhân…), bổ sung I-ốt,…
Chúc bạn mạnh khỏe!
Toi bi K giap the nhu, da dieu tri iod phong xa duoc hon 3 nam. Hien toi co em be hon 3 thang va van uong levothyrox 125mg/ ngay. Bsi cho toi hoi viec uong hocmon tuyen giap hang ngay nhu vay co anh huong den em be khi toi cho be bu me hoan toan. Neu toi dung uong hocmon tuyen giap trong thoi ki cho e be bu thi co anh huong gi khong?
Toi cam on
Chào bạn Nga,
Levothyrox là dạng tổng hợp của hormon chủ yếu của tuyến giáp T4. Đối với người có bệnh lý tuyến giáp, việc tuân thủ điều trị theo chỉ định của bác sĩ là cần thiết để duy trì sự khỏe mạnh của cơ thể. Thuốc có bài tiết một lượng nhỏ qua sữa mẹ, tuy nhiên không gây tác dụng có hại đến trẻ nhỏ và không gây khối u. Mặc dù vậy, việc dùng thuốc trong thời gian mang thai và cho con bú luôn hết sức thận trọng và cần có sự theo dõi, đánh giá thường xuyên của bác sĩ.
Chúc bạn và bé mạnh khỏe!
Xin hỏi bác sĩ.tôi bị giảm hooc môn tuyến giáp có chữa được hỏi không và cách điều trị ntn?có ảnh hưởng tới các chức năng của cơ thể cũng như sinh hoạt hàng ngày không?
Xin cảm ơn!
Chào bạn Phùng Sáng,
Giảm hormon tuyến giáp hay nhược giáp có hai dạng là nhược giáp nguyên phát (do tự miễn, do phẫu thuật, do dùng thuốc kháng giáp, thiếu Iod) hoặc nhược giáp thứ phát (thiếu hụt điều hòa của vùng dưới đồi hoặc tuyến yên). Tùy thuộc vào nguyên nhân và mức độ bệnh mà bác sĩ sẽ có hướng điều trị phù hợp, tỷ lệ khỏi bệnh cũng tùy từng trường hợp.
Do giảm sản xuất nội tiết tố tuyến giáp nên người bệnh thường có các dấu hiệu: Mệt mỏi, ngủ nhiều, yếu cơ, chuột rút, tim đập chậm, da khô và tróc vảy, rụng tóc, giọng nói khàn, kém ăn, sức khoẻ và trí khôn giảm, tăng cân dạng mập do tích tụ mỡ, hội chứng phù niêm (da và các mô bị dày lên), phình tuyến giáp… Tùy theo mức độ nặng hay nhẹ của tình trạng suy tuyến giáp, các triệu chứng trên có thể xuất hiện ở các mức độ khác nhau. Suy tuyến giáp nhẹ có thể không có triệu chứng hoặc có rất mờ nhạt. Suy tuyến giáp nặng sẽ xuất hiện rõ nét tất cả các triệu chứng trên.
Chính vì vậy, bạn cần tới bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám cụ thể và điều trị kịp thời. Nên tuyệt đối tuân thủ điều trị theo chỉ định của bác sĩ để cho kết quả tốt nhất.
Chúc bạn mạnh khỏe!