Cơ thể khi mang thai sẽ trải qua những thay đổi đáng kể để thai nhi phát triển bình thường và chuẩn bị sẵn sàng cho sự ra đời của bé. Bài viết dưới đây sẽ giúp các mẹ bầu có cái nhìn chi tiết hơn về những thay đổi của cơ thể mình khi mang thai.
Thay đổi cơ thể người mẹ trong thai kỳ
Khi có những dấu hiệu mang thai, cơ thể mẹ sẽ có thay đổi lớn từ tâm lý cho đến hiện tượng mất kiểm soát tạm thời việc đi vệ sinh, dưới đây chính là những gì các mẹ sẽ trải nghiệm trong 9 tháng 10 ngày:
1. Thay đổi về cân nặng
Phần lớn các mẹ bầu sẽ tăng từ 12 đến 17 kg do trọng lượng của em bé (thường là 3-4 kg), nước ối, tử cung, các dịch cơ thể khác và sự tăng cân của chính các mẹ.
2. Thay đổi ở hệ hô hấp
Khi mang thai, trao đổi khí diễn ra nhiều hơn để bù lại nhu cầu oxy tăng trong thai kỳ cần thiết cho sự phát triển của thai nhi, tử cung và nước ối bạn sẽ thở nhanh hơn bình thường và đôi khi sẽ xảy ra hiện tượng hụt hơi. Về cấu tạo sinh lý, xương sườn phát triển ra hai bên và cơ hoành nâng lên khoảng 4 cm.
3. Thay đổi ở hệ tuần hoàn
Trong thai kỳ, hoạt động của hệ tuần hòa bị thay đổi, lưu lượng máu từ tim đi ra mỗi phút sẽ nhiều hơn, vì thế mẹ bầu thường có nhịp tim nhanh.Tuy nhiên, do áp lực của tử cung nên lượng máu trở lại tim lại ít hơn. Từ tháng thứ 3, dưới tác động của hóc môn progesterone lên mạch máu làm huyết áp giảm, mẹ bầu có thể cảm thấy mệt mỏi.
4. Thay đổi ở hệ tiêu hóa
Do tác động của hóc môn progesterone, làm tăng giảm trương lực cơ vòng của thực quản, dạ dày của người mẹ gần như nằm ngang. Mẹ bầu thường gặp các triệu chứng về dạ dày như ợ chua, ợ nóng, trào ngược dạ dày và hay bị táo bón. Khoảng 70% bà bầu trải qua tình trạng ốm nghén, tuy nhiên triệu chứng thường hết khi thai khoảng 17 tuần. Ngoài ra, bà bầu còn thường gặp sỏi mật dạng sỏi cholesterol trong quá trình mang bầu do sự thay đổi nội tiết tố nữ.
5. Thay đổi ở vùng ngực
Thay đổi vòng ngực là sự thay đổi rõ rệt nhất khi mang thai. Ngực sẽ lớn và mềm hơn vì sự thay đổi hóc môn khi mang thai. Tuyến sữa và đường dẫn sữa phát triển, núm vú nhô ra nhiều hơn để chuẩn bị cho em bé bú sữa mẹ.
6. Thay đổi ở tuyến nội tiết
Thay đổi hóc môn tác động lên toàn bộ cơ thể mẹ bầu. Nhau thai đóng vai trò như tuyến nội tiết tạm thời trong thai kỳ, sản sinh ra lượng lớn estrogen và progesterone trước tuần thai 10-12. Tiếp tục giúp tử cung lớn lên và duy trì hoạt động cũng như tạo ra các thay đổi của cơ thể.
- Mẹ bầu có thể cảm thấy nóng, bốc hỏa do sự gia tăng hóc môn và các hoạt động trao đổi chất.
- Tuyến giáp hơi phình to do nhu cầu canxi tăng lên
- Cuối thai kỳ, thùy sau tuyến yên tiết ra oxytocin kích thích quá trình tạo sữa sẵn sàng khi em bé ra đời
- Khi em bé ra đời thùy trước tuyến yên tiết ra prolactin giúp sản sinh ra sữa mẹ.
7.Thay đổi ở vùng bụng
Trong 9 tháng thai kỳ bụng sẽ lớn dần làm vùng xương chậu mở rộng, từ 3 tháng bụng bắt đầu phình to, đến cuối tháng thứ 6 đỉnh tử cung sẽ chạm khung xương sườn, mẹ bầu có thể gặp hiện tượng đau lưng, đau hông do giãn dây chằng.
8.Thay đổi ở đường tiết niệu
Tử cung lớn hơn tạo ra áp lực lên bàng quang và cơ xương chậu. Mẹ bầu thường gặp một số vấn đề về kiểm soát vệ sinh như: đi tiểu nhiều hơn, đôi khi nước tiểu bị rò khi hắt hơi, ho, cười. Tăng cường khả năng tái hấp thu Natri và nước ở đường niệu.
9. Thay đổi ở hệ xương khớp
Khi mang bầu cột sống bị ưỡn hình cánh cung để đảm bảo thăng bằng, cùng với sự thay đổi hóc môn có thể gây ra hiện tượng đau ở vùng lưng và xương chậu. Dây chằng nối tử cung và xương chậu sẽ bắt đầu dãn ra cho em bé chào đời.
10.Thay đổi ở da
Hiện tượng rạn da, sắc tố da đậm màu bắt đầu từ giữa thai kỳ. Do thay đổi của cơ thể và hóc môn mẹ bầu cũng có thể gặp hiện tượng:
- Những vết rạn thường xuất hiện vào nửa sau thai kỳ ở bắp chân, ngực do da bị kéo căng
- Sắc tố da thường đậm hơn ở vùng bụng, núm vú, các vết rạn bụng, mặt do sự thay đổi hóc môn khi mang thai
- Tuần hoàn máu và nội tiết estrogen tăng mạnh gây ra hiện tượng tĩnh mạch mạng nhện và đỏ ửng gan bàn tay.
- Đường kẻ nâu ở bụng trở nên đậm hơn trong quá trình mang thai do sự gia tăng tiết Melanin, một chất sắc tố tạo màu nâu đen cho da.
11.Những thay đổi khác
Ngoài 10 điểm thay đổi kể trên, bà bầu còn gặp một số các thay đổi khác như: chuột rút, phù chân do áp lực từ trọng lượng cơ thể tăng nhiều hay hiện tượng lông và tóc mọc nhanh hơn, nhiệt độ cơ thể cao cũng là những điều thường gặp.
Trên đây chỉ là một trong những thay đổi tiêu biểu để mẹ bầu tham khảo và quá trình mang thai sẽ có các triệu chứng và thay đổi khác nhau và không phải ai trong quá trình mang thai đều gặp phải tất cả những thay đổi trên mẹ bầu nhé.
Xem thêm: Mới có thai nên ăn gì ? | Mới có thai nên kiêng gì?
Theo Afamily
33 thoughts on “Toàn bộ thay đổi của cơ thể khi mang thai”
E có thai 4 thang rùi mà ck e vẫn muốn qhe thì có nen k ạ
Chào bạn Thanh Huyền,
Tình dục là an toàn cho cả mẹ và con nếu thực hiện đúng cách. Trong suốt thời gian mang thai, nếu thai kỳ của bạn bình thường, không thuộc nhóm nguy cơ sinh non hoặc sảy thai thì việc quan hệ tình dục là an toàn và bạn không phải lo lắng sẽ ảnh hưởng đến thai nhi. Thai nhi trong buồng tử cung được bảo vệ tương đối an toàn nhờ nước ối bao bọc, màng ối vững chắc và nút nhầy che kín cổ tử cung. Động tác quan hệ, ngay cả khi quan hệ sâu, dương vật cũng không thể chạm đến thai nhi. Do vậy, quan hệ tình dục có thể được xem như không gây hại đến bé yêu của bạn. Vì vậy bạn không nhất thiết phải kiêng quan hệ tuyệt đối bạn nhé!
Sự cực khoái có thể gây cơn co tử cung, cũng như bạn thấy cơn co bóp tử cung khi mơ gần chồng, những cơn co này không đủ gây chuyển dạ và không ảnh hưởng gì tới thai nhi. Hơn nữa việc quan hệ giúp gắn kết tình cảm vợ chồng, người vợ được chồng nâng niu hơn. Giá trị cuộc sống của người phụ nữ tăng cao, tâm hồn thư thái, thai nhi cũng vì thế mà phát triển toàn diện hơn.
Tuy nhiên, bạn cũng cần tìm tư thế thoải mái nhất. Đi khám thai ngay nếu trong hoặc sau khi quan hệ thấy đau bụng, ra nước hoặc ra huyết…
Chúc bạn một thai kỳ mạnh khỏe!
Thưa chuyên gia, Em và bạn trai cách đây không lâu có quan hệ với nhau nhưng chỉ cọ xát bên ngoài, em làm vậy 2 lần sau kì kinh nguyệt 2ngày và 12 ngày, mấy hôm nay em thấy trong người mệt mỏi, chán ăn, hay cáu giận vô cớ, ngực hơi đau, và đầy bụng , đôi lúc thấy đau, liệu có pải em đã có thai không ạ.
Chào bạn Lan,
Bạn chỉ có thể mang thai khi có sự kết hợp giữa trứng và tinh trùng trong cơ thể người phụ nữ. Nếu tinh trùng không di chuyển vào trong cơ thể để gặp trứng thì bạn không thể thụ thai được.
Các biều hiện khi mang thai mỗi người một khác nhau, không ai giống ai. Và đây cũng chỉ là những biểu hiện để bạn có thể nghi ngờ mình mang thai mà thôi chứ không phải là dấu hiệu đặc hiệu để chuẩn đoán. Để chuẩn đoán bạn đã thụ thai hay chưa cách đơn giản nhất là dùng que thử thai. Que thử thai có thể cho kết quả chính xác tới 97% sau khi trứng được thụ tinh 10 ngày nếu thực hiện đúng. Hoặc bạn có thể đi xét nghiệm máu tìm HCG để chuẩn đoán thai sớm bạn nhé!
CHúc bạn mạnh khỏe!
Thưa bác si~ .
Cháu năm nay 14 tuổi . Khoảng một năm trước cháu bị cưỡng bức . Hiện nay cháu đa~ bắt đầu đa~hành kinh tư` 5tháng trước . Nhưng cháu hành kinh được 3 tháng thi` không co´ kinh tư`2 tháng va` hiện giơ` cháu vừa co´ kinh trở lại nhưng không co´đúng theo chu ki` của 3 tháng trước . Ngoài ra cháu còn cảm thấy mệt mỏi ; đi tiểu nhiều ; co´ đường rạch nâu ở giơ`giữa ngực đến qua rốn ;đau đầu nhiều; béo bụng hơn một chút.
Như vậy co´ phải la` cháu đang co´ thai không ạ hay la` do cháu bị rối loạn nội tiết vi` đang ở tuổi vị thành niên ạ.
Xin bác sĩ giải đáp giúp cháu.
Chào Hạnh,
Trước tiên chúng tôi xin chia sẻ với những tổn thương mà cháu gặp phải. Ở tuổi vị thành niên cơ quan sinh sản chưa phát triển hoàn thiện nên việc kinh nguyệt thất thường tháng có sớm, tháng có muộn là bình thường. Cháu chỉ có thể có thai khi có quan hệ tình dục hay có sự tiếp xúc của trứng với tinh trùng. Thời gian cháu bị cưỡng bức cách đây đã 1 năm thì không thể gây ra tình trạng mang thai tại thời điểm này. Các biểu hiện mà cháu gặp phải có thể do một số bất thường khác của cơ thể. Cháu nên bảo bố mẹ đưa đi khám bác sĩ để xác định nguyên nhân và có hướng điều trị thích hợp nhé!
Chúc cháu mau khỏe!
E với bạn gái có quan hệ với nhau và không dùng biện pháp an toàn, vừa qua bạn gái e bị chậm kinh và chúng e có dùng que thử thai để thử 3 lần đều cho kết quả 2 vạch nhưng đều hiện 1 vạch đậm một vạch mờ. Sau đó e có mua que thử thai điện tử Clearblue về thử lại cho chắc chắn thì hiện kết quả ” pregnant và hiện thêm dòng 1-2″. Nhưng bạn gái e bảo là cô ấy không cảm thấy biểu hiện gì quá khác lạ và bảo là không có thai. Bạn gái e chỉ thỉnh thoảng thấy mệt mỏi, đau đầu, khẩu vị ăn uống cũng có thay đổi đôi chút. E bảo cô ấy là không chắc thì đi tới bệnh viện kiểm tra mà cô ấy không nghe. Nên e muốn hỏi liệu bạn gái e chắc chắn là có thai không a. E thử tất cả là 4 lần trong vòng 3 tuần đều cho cùng kết quả dương tính ạ.
Chào bạn Lê Anh,
Cảm giác khác thường sau khi thụ thai ở mỗi người mỗi khác. Có người cảm giác rất rõ ràng với các biểu hiện như căng tức ngực, đau lưng, đau đầu, thay đổi khẩu vị, buồn nôn, nôn,… Nhưng cũng có rất nhiều trường hợp không thấy có biểu hiện khác lạ gì.
Sử dụng que thử thai để chuẩn đoán mang thai là biện pháp hữu hiệu và đơn giản nhất. Que thử thai cho kết quả chính xác tới 97% nếu thực hiện đúng. Với trường hợp của bạn thì khả năng bạn gái đã đậu thai là rất cao, bạn có thể đưa bạn gái tới bác sĩ sản để kiểm tra cho chính xác bạn nhé!
Thân ái!
tôi với chồng quan hệ bằng tay trong lúc tôi đang hành kinh. Tôi thử que thì một gạch nhung các chịu chứng rất giống mang thai. Vậy hỏi bác sĩ tôi có thai không?
Chào bạn Hồng,
Việc thụ thai chỉ xảy ra khi trứng được thụ tinh bởi tinh trùng. Nếu không có sự gặp gỡ giữa trứng và tinh trùng thì không thể có thụ thai. Theo như bạn mô tả thì khả năng có thai của bạn không cao. Các triệu chứng mà bạn cảm nhận không phải là tiêu chuẩn giúp chuẩn đoán thai kỳ, nó mang tính chất cảm tính nhiều hơn. Do đó, để xác định chính xác bạn có thể dùng que thử hoặc đến khám bác sĩ nếu cần bạn nhé!
Thân ái!