Cơ thể khi mang thai sẽ trải qua những thay đổi đáng kể để thai nhi phát triển bình thường và chuẩn bị sẵn sàng cho sự ra đời của bé. Bài viết dưới đây sẽ giúp các mẹ bầu có cái nhìn chi tiết hơn về những thay đổi của cơ thể mình khi mang thai.
Thay đổi cơ thể người mẹ trong thai kỳ
Khi có những dấu hiệu mang thai, cơ thể mẹ sẽ có thay đổi lớn từ tâm lý cho đến hiện tượng mất kiểm soát tạm thời việc đi vệ sinh, dưới đây chính là những gì các mẹ sẽ trải nghiệm trong 9 tháng 10 ngày:
1. Thay đổi về cân nặng
Phần lớn các mẹ bầu sẽ tăng từ 12 đến 17 kg do trọng lượng của em bé (thường là 3-4 kg), nước ối, tử cung, các dịch cơ thể khác và sự tăng cân của chính các mẹ.
2. Thay đổi ở hệ hô hấp
Khi mang thai, trao đổi khí diễn ra nhiều hơn để bù lại nhu cầu oxy tăng trong thai kỳ cần thiết cho sự phát triển của thai nhi, tử cung và nước ối bạn sẽ thở nhanh hơn bình thường và đôi khi sẽ xảy ra hiện tượng hụt hơi. Về cấu tạo sinh lý, xương sườn phát triển ra hai bên và cơ hoành nâng lên khoảng 4 cm.
3. Thay đổi ở hệ tuần hoàn
Trong thai kỳ, hoạt động của hệ tuần hòa bị thay đổi, lưu lượng máu từ tim đi ra mỗi phút sẽ nhiều hơn, vì thế mẹ bầu thường có nhịp tim nhanh.Tuy nhiên, do áp lực của tử cung nên lượng máu trở lại tim lại ít hơn. Từ tháng thứ 3, dưới tác động của hóc môn progesterone lên mạch máu làm huyết áp giảm, mẹ bầu có thể cảm thấy mệt mỏi.
4. Thay đổi ở hệ tiêu hóa
Do tác động của hóc môn progesterone, làm tăng giảm trương lực cơ vòng của thực quản, dạ dày của người mẹ gần như nằm ngang. Mẹ bầu thường gặp các triệu chứng về dạ dày như ợ chua, ợ nóng, trào ngược dạ dày và hay bị táo bón. Khoảng 70% bà bầu trải qua tình trạng ốm nghén, tuy nhiên triệu chứng thường hết khi thai khoảng 17 tuần. Ngoài ra, bà bầu còn thường gặp sỏi mật dạng sỏi cholesterol trong quá trình mang bầu do sự thay đổi nội tiết tố nữ.
5. Thay đổi ở vùng ngực
Thay đổi vòng ngực là sự thay đổi rõ rệt nhất khi mang thai. Ngực sẽ lớn và mềm hơn vì sự thay đổi hóc môn khi mang thai. Tuyến sữa và đường dẫn sữa phát triển, núm vú nhô ra nhiều hơn để chuẩn bị cho em bé bú sữa mẹ.
6. Thay đổi ở tuyến nội tiết
Thay đổi hóc môn tác động lên toàn bộ cơ thể mẹ bầu. Nhau thai đóng vai trò như tuyến nội tiết tạm thời trong thai kỳ, sản sinh ra lượng lớn estrogen và progesterone trước tuần thai 10-12. Tiếp tục giúp tử cung lớn lên và duy trì hoạt động cũng như tạo ra các thay đổi của cơ thể.
- Mẹ bầu có thể cảm thấy nóng, bốc hỏa do sự gia tăng hóc môn và các hoạt động trao đổi chất.
- Tuyến giáp hơi phình to do nhu cầu canxi tăng lên
- Cuối thai kỳ, thùy sau tuyến yên tiết ra oxytocin kích thích quá trình tạo sữa sẵn sàng khi em bé ra đời
- Khi em bé ra đời thùy trước tuyến yên tiết ra prolactin giúp sản sinh ra sữa mẹ.
7.Thay đổi ở vùng bụng
Trong 9 tháng thai kỳ bụng sẽ lớn dần làm vùng xương chậu mở rộng, từ 3 tháng bụng bắt đầu phình to, đến cuối tháng thứ 6 đỉnh tử cung sẽ chạm khung xương sườn, mẹ bầu có thể gặp hiện tượng đau lưng, đau hông do giãn dây chằng.
8.Thay đổi ở đường tiết niệu
Tử cung lớn hơn tạo ra áp lực lên bàng quang và cơ xương chậu. Mẹ bầu thường gặp một số vấn đề về kiểm soát vệ sinh như: đi tiểu nhiều hơn, đôi khi nước tiểu bị rò khi hắt hơi, ho, cười. Tăng cường khả năng tái hấp thu Natri và nước ở đường niệu.
9. Thay đổi ở hệ xương khớp
Khi mang bầu cột sống bị ưỡn hình cánh cung để đảm bảo thăng bằng, cùng với sự thay đổi hóc môn có thể gây ra hiện tượng đau ở vùng lưng và xương chậu. Dây chằng nối tử cung và xương chậu sẽ bắt đầu dãn ra cho em bé chào đời.
10.Thay đổi ở da
Hiện tượng rạn da, sắc tố da đậm màu bắt đầu từ giữa thai kỳ. Do thay đổi của cơ thể và hóc môn mẹ bầu cũng có thể gặp hiện tượng:
- Những vết rạn thường xuất hiện vào nửa sau thai kỳ ở bắp chân, ngực do da bị kéo căng
- Sắc tố da thường đậm hơn ở vùng bụng, núm vú, các vết rạn bụng, mặt do sự thay đổi hóc môn khi mang thai
- Tuần hoàn máu và nội tiết estrogen tăng mạnh gây ra hiện tượng tĩnh mạch mạng nhện và đỏ ửng gan bàn tay.
- Đường kẻ nâu ở bụng trở nên đậm hơn trong quá trình mang thai do sự gia tăng tiết Melanin, một chất sắc tố tạo màu nâu đen cho da.
11.Những thay đổi khác
Ngoài 10 điểm thay đổi kể trên, bà bầu còn gặp một số các thay đổi khác như: chuột rút, phù chân do áp lực từ trọng lượng cơ thể tăng nhiều hay hiện tượng lông và tóc mọc nhanh hơn, nhiệt độ cơ thể cao cũng là những điều thường gặp.
Trên đây chỉ là một trong những thay đổi tiêu biểu để mẹ bầu tham khảo và quá trình mang thai sẽ có các triệu chứng và thay đổi khác nhau và không phải ai trong quá trình mang thai đều gặp phải tất cả những thay đổi trên mẹ bầu nhé.
Xem thêm: Mới có thai nên ăn gì ? | Mới có thai nên kiêng gì?
Theo Afamily
33 thoughts on “Toàn bộ thay đổi của cơ thể khi mang thai”
Chào chuyên gia tư vấn.Em đang mang thai tuần 20 mà đôi lúc bị đau háng, sườn lưng phải vào đêm ngủ nhất là lúc dậy đi vệ sinh. 3 hôm nay e thấy tức và nhói phần bụng dưới phía bên phải khi đứng lên đột ngột.Bác sĩ cho e biết như vậy là e bị sao. Mong nhận được câu trả lời từ bác sĩ. Cảm ơn bác sĩ
Chào bạn Hà,
Triệu chứng của bạn có thể là hội chứng đau khớp mu (SPD), xảy ra do hormone relaxin trong thai kỳ làm giãn các dây chằng xương chậu. Biểu hiện thường là đau háng, đau lưng, đặc biệt là khi thay đổi tư thế đột ngột. Bạn có thể khắc phục bằng cách mang đai hỗ trợ, tập luyện vùng cơ xương chậu, tránh thay đổi tư thế đột ngột.
Chúc bạn một thai kỳ mạnh khỏe,
Dạ cho e xin hỏi . E có đi khám và được bác sỉ thông báo là túi thái đang nằm trong lòng tử cung . Và hôm nay e mua que về thử là không có vạch nào . Mà e trể kinh 8 ngày . Như vậy liệu e có thai không ạ
Chào bạn Linh,
Siêu âm đã thấy túi thai thì rất có thể bạn đã mang thai. Bạn thử thai mà không lên vạch nào thì có nghĩa là kết quả đó không chính xác, bạn nên xem lại đã thử thai đúng cách chưa, chất lượng que thử thai có tốt không. Nên lấy mẫu nước tiểu vào buổi sáng sau khi thức dậy để kết quả thử thai được chính xác hơn.
Chúc bạn và gia đình mạnh khỏe,
Ba bầu có hay mắc bệnh phụ khoa không
Chào bạn Huyền,
Bởi sự thay đổi hormon thai kỳ khiến tăng tiết dịch âm đạo cũng như sự suy giảm miễn dịch nên chị em rất dễ mắc bệnh phụ khoa trong thời gian bầu bí. Bệnh phụ khoa có thể gây ra một số tác hại đến thai nhi nên cần được kiểm soát sớm.
Chúc bạn mạnh khỏe,
bs cho e hoi,chu ky kn e k deu nhưng vưa roi sa thi noi mac day 10mm DAP 40mm, tính từ ngày sạch kinh cho tơi h thi tre 3 tuan nhưng hon 1 tuần trở lại đây e dau bụng dưới, đau lưng, tức bụng, ngực căng ma chạm vào thay đau.mới đi xn máu cách day ngày thì k co thai lieuj e co bị sao k ạ.mong cau tl từ bs sớm nhất co thể.trả lời mail giúp e với
Chào bạn,
Chúng tôi đã gửi câu trả lời qua email cho bạn.
Chúc bạn mạnh khỏe,
Chào chuyên gia tư vấn. Tôi hiện nay mang thai ở tuân 36. Hai ngày nay đêm nào sau khi nằm 1h đồng hồ là tôi cũng bị đau nhức nhối ở vị trí thượng vị( toàn bộ vùng ngay dưới hai khe ngực). Cơn đau kéo dài 30p liên tục.tôi chỉ càn hit thở mạnh hoặc thay đổi tư thê như ưỡn người ra sau là thấy kéo căng ở phần đó đau ko chịu đươc.khi cơn đau xuất hiên thai nhi cọ quậy liên tục trong bụng tôi.vây xin hỏi trường hợp của tôi là bị sao ạ.mong sớm nhận câu trả lời.xin cảm ơn bác sĩ.
Chào bạn,
Các hormon thai kỳ và khối lượng thai chèn ép có thể gây ra các triệu chứng đầy hơi, chướng bụng, tức ngực. Bạn có thể khắc phục bằng cách chia bữa ăn thành các bữa nhỏ, ăn thức ăn dễ tiêu, ăn chậm để tránh nuốt phải không khí. Nếu đau bụng có tính chất nóng rát hoặc đau nhiều thì bạn nên tới bệnh viện để thăm khám tìm nguyên nhân và điều trị.
Chúc bạn một thai kỳ mạnh khỏe,