Sau khi trứng gặp tinh trùng tạo thành hợp tử và di chuyển ra làm tổ tại tử cung, sự sống bắt đầu với những thay đổi từ một số tế bào ban đầu tạo thành một cơ thể hoàn chỉnh. Bài viết sau đây về Sự phát triển của bào thai trong giai đoạn sớm khi mang bầu sẽ giúp các bậc phụ huynh hình dung được những hình ảnh cơ bản về một bào thai phát triển bình thường, cân nặng, chiều dài đầu mông, cách tính tuổi thai….
Sự rụng trứng, sự thụ tinh và sự làm tổ
Quá trình phát triển từ lúc thụ thai cho tới 9 ngày sau đó
Định nghĩa
- Tuổi thai: thời gian mang thai từ ngày đầu tiên của kỳ kinh cuối (LMP), ngày kinh cuối này xảy ra trước thời điểm rụng trứng và thụ tinh khoảng 2 tuần.
- Từ khi thụ tinh đến lúc thai 10 tuần (8 tuần sau khi thụ thai), bào thai được gọi là phôi, từ sau 10 tuần thì được gọi là thai.
Phát triển nang noãn và rụng trứng
- Tế bào mầm nguyên thủy có mặt trong phôi thai (nữ) vào cuối tuần thứ ba. Số lượng tế bào mầm trong buồn trứng của thai đạt đỉnh khoảng 7 triệu vào tháng thứ 5. Sau đó, một số tế bào này bị thoái hóa, chỉ 2 triệu nang noãn nguyên thủy còn lại trong buồn trứng lúc mới sinh và còn khoản 300,000-400,000 nang noãn trong buồn trứng trước dậy thì.
- Nang nguyên thủy có bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội (46,XX), bị dừng lại trong kỳ đầu của giảm phân I. Trong giai đoạn nang noãn, một số tế bào trứng trưởng thành dưới ảnh hưởng của FSH (follicle-timulating hormone), hoàn tất giảm phân I. Điều này dẫn đến sự hình thành nang noãn thứ cấp với một bộ nhiễm sắc thể đơn bội (23, X) và tống xuất thể cực I. Nang trưởng thành là nang de graaf (được mô tả bởi De Graaf năm 1677). Nang thứ cấp đi vào quá trình giảm phân II nhưng dừng lại ở kỳ giữa. Quá trình lựa chọn một nang vượt trội duy nhất xảy ra tại thời điểm này.
- Đỉnh LH (Luteinizing hormone) gây ra hiện tượng phóng noãn vào ổ bụng.
Sự thụ tinh
- Thụ tinh giữa một trứng trưởng thành và một tinh trùng duy nhất (23,X hoặc 23,Y) xảy ra trong vòi trứng trong vòng vài giờ đầu tiên sau khi rụng trứng. Thành phần di truyền của tinh trùng xác định giới tính của thai.
- Thụ tinh thúc đẩy nang noãn thứ cấp hoàn thành giảm phân II. Các giao tử (đơn bội) kết hợp tạo thành hợp tử, có bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội (46,XX hoặc 46,XY).
Sự phát triển của phôi trước khi làm tổ
- Quá trình nguyên phân của hợp tử (được gọi là phân đoạn hoặc phân cắt) tạo các tế bào gọi là phôi bào. Sự phân chia lần đầu tạo hai tế bào, tiếp theo là bốn tế bào và tám tế bào. Quá trình phân chia vẫn tiếp tục trong khi phôi còn di chuyển trong vòi trứng. Các phôi bào tiếp tục phân chia, tạo thành một khối tế bào hình cầu gọi là phôi dâu.
- Phôi dâu đi vào buồng tử cung khoảng 3-4 ngày sau khi thụ tinh. Chất lỏng tích tụ giữa các phôi bào tạo ra một khoang chứa đầy dịch, phôi dâu trwor thành phôi nang.
- Một số ít tế bào (khối tế bào bên trong) tập trung tại một cực của túi phôi. Những tế bào này sẽ tạo thành phôi thai. Các tế bào bên ngoài ngoại bì phôi trở thành nguyên bào nuôi (nhau thai).
Sự làm tổ
- Sự làm tổ thường xảy ra ở phần trên của tử cung và thường truên thành sau tử cung.
- Trước khi làm tổ, các tế bào xung quanh túi phôi (còn gọi là màng trong suốt) biến mất và túi phôi dính vào nội mạc tử cung. Quá trình này được gọi là sự ghép vào.
- Túi phôi sau đó tiến hành xâm nhập vào nội mạc tử cung. Sự làm tổ thường kết thúc vào ngày 24-25 của thai kỳ (10-11 ngày sau thụ thai).
Phôi giai đoạn sớm và sự phát triển của thai nhi
Sự phát triển của phôi sau khi làm tổ
- Đến ngày 24-26 của thai kỳ, đĩa phôi có 2 lá, bao gồm ngoại bì phôi và nội bì phôi.
- Sự tăng sinh tế bào tại đĩa phôi tạo một đường giữa phôi được gọi là đường nguyên thủy. Các tế bào sau đó lan rộng ra hai bên từ đường nguyên thủy giữa nội bì và ngoại bì để hình thành trung bì. Kết quả tạo một đĩa phôi có ba lá.
- Ba lớp mầm phát triển thành tất cả các cơ quan của thai. Hệ thống thần kinh và lớp bieru bì cùng với thành phần phụ của nó (lỗ chân lông, tóc) có nguồn gốc từ ngoại bì. Đường tiêu hóa và các tuyến tiêu hóa (tuyến tụy, gan), tuyến giáp phát sinh từ nội bì. Bộ xương, lớp hạ bì, cơ và mạch máu và cơ quan niệu dục có nguồn gốc từ trung bì.
Phát triển bào thai giai đoạn sớm
Giai đoạn phôi kết thúc sau khi tuổi thai được 10 tuần (8 tuần sau thụ thai). Chiều dài đầu-mông (CRL) thời điểm này là 4mm. Giai đoạn thai được đặc trưng bởi sụ phát triển và trưởng thành các cấu trúc hình thành trong giai đoạn phôi.
Quá trình phát triển của thai nhi từ sau khi thụ tinh tới khi sinh
Theo Sổ tay sản phụ khoa Hoa Kỳ
43 thoughts on “Sự phát triển của bào thai trong giai đoạn sớm”
Đi khám các bác ghi như sau :
xin bác sĩ tư vấn
Tư thế tử cung ngã trước ĐkTS 42mm
Nội mạc : có echo trống d#5mm
Kết luận :theo dõi thai giai đoạn sớm
đề nghị 7 ngày không kinh tái khám nếu đau bụng khám ngay
Chào bạn Trúc Oanh,
Các thông tin kết quả cho thấy: tử cung của bạn có kích thước 42mm, có echo trống d=5mm – mặc dù chưa khẳng định nhưng đây rất có thể là túi thai. Chính vì vậy, bác sĩ chẩn đoán bạn đang trong giai đoạn theo dõi thai gia đoạn sớm. Nếu sau 7 ngày không có kinh (nghĩa là khả năng lớn là bạn đã có thai) thì bạn tới khám để xem phôi thai hiện đang phát triển thế nào? Đã làm tổ đúng vị trí và đã có tim thai hay chưa?… Trong thời gian chờ đợi 7 ngày đó, nếu có đau bụng thì cần tới bác sĩ khám ngay để được hỗ trợ kịp thời nếu cần.
Bạn yên tâm thực hiện theo dõi và thăm khám theo đúng chỉ định của bác sĩ bạn nhé!
Chúc bạn một thai kỳ mạnh khỏe!
Chào bác sĩ. Em có thắc mắc mong được giải thích. Lúc em trề kinh 15 ngày thử que chưa lên 2 vạch. Khi em trề 20 ngày em thử lại lên 2 vạch. Em đi khám bác sĩ nói kích thước thai nhỏ không tương ứng với tuần tuổi; nói có thể thai không phát triển. Em đi khám chỗ khác lại siêu âm nói chưa thấy túi thai; hẹn em 5 ngày nữa tái khám. Giờ em lo lắm không biết như thế nào? Mong được tư vấn
Chào bạn Hoàng Anh,
Kết quả siêu âm ở các nơi khác nhau thường không giống nhau, nó phụ thuộc rất nhiều vào máy siêu âm và trình độ của người siêu âm. Vì vậy lúc này bạn cần quan sát kỹ cơ thể mình, thực hiện chế độ ăn uống nghỉ ngơi điều độ, không nên quá lo lắng, chịu khó đợi một vài hôm nữa để được thăm khám kiểm tra lại hoặc có thể tới khám ở tuyến cao hơn. Nếu thấy bất kỳ các biểu hiện bất thường nào như đau bụng, ra máu,… thì cần tới bác sĩ để đươc kiểm tra ngay.
Chúc bạn một thai kỳ mạnh khỏe!
Cách đây 5 ngày e có đi bv từ dũ khám . Bs báo là e có thai giai đoạn sớm . Từ hôm về đến giờ e cứ bị đau bụng dứoi . Hôm nay thì vừa bị ra máu màu đỏ hơi sẫm 1 tí kèm theo đau bụng dữ dội và đau lưng . Ngực e sưng và tức 5 ngày rồi vẫn chưa đỡ ạ .
Chào bạn,
Các biểu hiện khi mới mang thai với đa số bà bầu là đau bụng lâm râm, đau lưng, ngực cương đau – nhạy cảm, khó ăn uống, buồn nôn,… Tuy nhiên với tình trạng đau bụng dữ dội, ra máu thì bạn cần tới bác sĩ để được thăm khám cụ thể.
Ra máu khi mang thai có thể xảy ra ở bất kỳ giai đoạn nào, nhưng thường gặp nhất ở thai kỳ thứ 1. Đây có thể là máu báo theo chu kỳ kinh nguyệt do các hormon thai kỳ chưa ổn định và không đủ để chặn chu kì kinh nguyệt, hoặc có thể do những bất thường trong thai kỳ: dọa sảy thai, thai ngoài tử cung, do nhiễm trùng,… Gần 30% phụ nữ bị ra máu khi mang thai và không phải trường hợp nào cũng nguy hiểm. Tuy nhiên bạn cũng không biết chắc rằng có vấn đề gì đang sảy ra với thai kỳ của mình. Vì vậy, điều quan trọng là bạn phải báo ngay với bác sĩ khi bị ra máu để nhận được sự hỗ trợ hợp lý, kịp thời.
Chúc bạn một thai kỳ mạnh khỏe!
ngày 10 tháng 10 e siêu âm gs 8mm ngày 14 tháng 10 gs 9mm ngày 19 tháng 10 gs 9mm bs nói thai ngừng phát triển có cách nào cho e giữ thai k hiện giờ e ra máu nhiều nhưng vẫn hy vọng
Chào bạn Đào Anh,
Trước tiên chúng tôi xin chia sẻ với những lo lắng, bất an của bạn. Thai nhi sau 5 ngày không thấy phát triển, cộng với tình trạng bạn đang ra máu nhiều chứng tỏ bạn không giữ thai được nữa. Điều nên làm bây giờ là bạn cần vượt qua sự mất mát này, thực hiện chế độ ăn uống nghỉ ngơi phù hợp, giữ tinh thần thoải mái để cơ thể nhanh phục hồi và chuẩn bị điều kiện tốt nhất cho một thai kỳ mới.
Mất mát này chỉ là sự lựa chọn tự nhiên mà thôi, phôi thai phôi thai khỏe sẽ tiếp tục phát triển, còn phôi thai yếu sẽ tự loại bỏ. Bạn không nên quá đau buồn. Để tránh sự việc đáng tiếc thì ngay từ việc chuẩn bị điều kiện tốt nhất ngay từ khi chuẩn bị mang thai cho cả hai vợ chồng là cần thiết. Bạn có thể tham khảo thêm: Chuẩn bị mang thai cần chú ý gì?
Chúc bạn mạnh khỏe!
E mất kinh 14 ngày. Thử lên 2 vạch nhưng vạch thứ 2 hồng rất nhạt.e đi siêu âm bác sĩ bảo chưa thấy thai trong tử cung.e rất lo. Mong giải đáp giúp e?
Chào bạn Nguyệt,
Que thử cho kết quả chính xác tới 97% nếu thực hiện đúng. Que thử cho kết quả 2 vạch thì tỷ lệ bạn có thai rất cao. Có thể hiện tại thai nhi đang trên đường di chuyển từ vòi trứng tới buồng tử cung nên trên hình ảnh siêu âm chưa thấy. Bạn không cần quá lo lắng, chịu khó đợi thêm một vài hôm nữa đi kiểm tra lại. Chú ý quan sát cơ thể mình, nếu có các biểu hiện bất thường như: đau bụng, ra máu, mệt mỏi nhiều,… thì nên tới bác sĩ để được thăm khám kịp thời.
Chúc bạn mạnh khỏe!