Sử dụng và tích trữ Omega-3 chuỗi dài (DHA, EPA) khi mang thai sẽ giúp tăng cường khả năng miễn dịch, trí tuệ, thị giác ở trẻ sơ sinh, đồng thời giúp ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị các bệnh lý thường gặp ở phụ nữ mang thai như đái tháo đường thai kỳ, tiền sản giật, trầm cảm sau sinh… Các nhà khoa học ngày càng khám phá ra nhiều lợi ích của Omega-3 chuỗi dài với sức khỏe phụ nữ mang thai và cho con bú.
Dầu cá đại dương giúp ngăn ngừa tiền sản giật, sinh non, sinh con nhẹ cân và thai nhỏ
EPA và DHA có tác dụng chống viêm và tác dụng trên hệ tim mạch. Trong khi đó, chúng ta đã biết tiền sản giật và tăng huyết áp thai kỳ liên quan mật thiết tới co mạch và tổn thương nội mô, do đó các loại acid béo từ dầu cá đại dương này cũng có thể phòng ngừa các bệnh lý trên.
Dầu cá đại dương có thể làm chậm quá trình chuyển dạ và sự chín muồi của cổ tử cung bằng cách ức chế sản xuất Prostaglandins F2a và E2. Sự hợp lý về mặt sinh hóa này cũng được thấy trong các nghiên cứu quan sát chỉ ra mối tương quan giữa việc tiêu thụ nhiều cá với gia tăng thời gian mang thai, tăng cân nặng ở trẻ sơ sinh và giảm tần suất tiền sản giật (Olsen và cộng sự 1986, Olsen và Joensen 1985). Từ đó dẫn tới một số thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên nhằm đánh giá mối liên hệ nhân quả giữa việc sử dụng dầu cá trong thai kỳ và cải thiện kết quả quá trình mang thai.
Dầu cá đại dương giúp ngăn ngừa tiền sản giật, sinh non, sinh con nhẹ cân và thai nhỏ so với tuổi
Có hơn 3 đánh giá hệ thống gần đây tổng hợp lại những kết quả từ các thử nghiệm ngẫu nhiên có đối chứng như của Makrides và cộng sự 2006, Horvath và cộng sự 2007, Szajewska và cộng sự 2006. Các phân tích meta chỉ ra những kết quả ổn định mặc dù có nhiều tiêu chí đánh giá khác nhau.
Tóm lại, việc sử dụng dầu cá đại dương trong suốt thai kỳ giúp kéo dài thời gian mang thai so với nhóm không sử dụng. Nhóm phụ nữ mang thai sử dụng dầu cá đại dương cũng ít có nguy cơ sinh con non tháng trước tuần thứ 34. Cân nặng của trẻ sơ sinh tăng lên ở nhóm trẻ sinh ra bởi các bà mẹ sử dụng dầu cá trong thời gian mang thai.
Rất nhiều thử nghiệm về tác dụng của Omega-3 chuỗi dài (DHA, EPA) trên phụ nữ mang thai được tiến hành cho kết quả về tính an toàn cao của dưỡng chất này. Ví dụ như, bổ sung tới 3000mg DHA+EPA mỗi ngày (tương đương với gấp 20 lần lượng bổ sung từ thực phẩm hàng ngày của phụ nữ phương Tây) không gây ra bất kỳ nguy cơ nào cho bà mẹ và thai nhi.
Lợi ích của Omega-3 chuỗi dài với phụ nữ sau khi sinh
Nhu cầu chuyển hóa DHA trong thai kỳ cao hơn so với giai đoạn không mang thai. Thai kỳ thứ ba là thời gian mà DHA tích lũy trong não và hệ thần kinh của thai nhi với tốc độ nhanh nhất. Thai nhi được bổ sung DHA từ cơ thể mẹ vận chuyển qua nhau thai. Nghiên cứu trên cơ thể chỉ ra rằng thai nhi tích lũy trung bình 67mg Omega-3, chủ yếu là DHA, mỗi ngày trong suốt 3 tháng cuối của thai kỳ (Innis 2003). Thêm vào đó, bà mẹ tăng nhu cầu để tăng khối lượng tế bào hồng cầu và nhau thai cũng như nhu cầu của chính bà mẹ.
Nhu cầu chuyển hóa gia tăng này có thể được cung cấp bởi việc bổ sung DHA của bà bầu, tăng cường chuyển hóa ALA thành DHA (Burdge & Calder 2005) và sử dụng lượng DHA dự trữ trong các mô của người mẹ (Makrides & Gibson 2000), và lượng DHA từ tích trữ được do tắt kinh trong thời kỳ mang thai. Mặc dù vậy, hiện nay, tỷ lệ DHA bổ sung hàng ngày của phụ nữ ngày càng có xu hướng giảm do thói quen sử dụng đồ ăn chế biến sẵn.
Phụ nữ hiện đại ngày càng sử dụng ít thực phẩm giàu DHA, EPA trong chế độ ăn hàng ngày
Thiếu hụt Omega-3 chuỗi dài (DHA, EPA) trong thai kỳ và trầm cảm sau sinh
Đã có nhiều điều tra về mối liên hệ giữa việc sử dụng DHA, EPA trong thai kỳ với các triệu chứng của trầm cảm sau khi sinh, sử dụng các dữ liệu có sẵn từ nghiên cứu ALSPAC. Báo cáo này với dữ liệu từ khoảng 14,000 người phụ nữ cho thấy việc không sử dụng hải sản trong 32 tuần thai kỳ làm tăng gấp đôi các triệu chứng trầm cảm ở phụ nữ sau sinh so với nhóm có sử dụng tối thiểu 320mg Omega-3 mỗi ngày (Hibbeln và cộng sự 2003). Các nghiên cứu này cùng với mối liên quan giữa việc thiếu Omega-3 và giảm lượng serotonin trong não bộ ở các động vật nghiên cứu chứng tỏ sự phù hợp của giả thuyết về sự thiếu hụt DHA dẫn tới các triệu chứng trầm cảm sau sinh và nhấn mạnh nhu cầu cần thiết tìm hiểu kỹ hơn về thiếu hụt Omega-3 chuỗi dài khi mang thai với trầm cảm sau sinh.
DHA, EPA khi mang thai và sự phát triển hệ thần kinh của trẻ
Dữ liệu từ các nghiên cứu quy mô lớn tại Anh và Hoa Kỳ, trong đó đánh giá mối liên hệ giữa việc sử dụng cá trong bữa ăn khi mang thai với sự phát triển của trẻ, đã chứng minh tác động tích cực của việc tăng cường ăn cá với sự phát triển hệ thần kinh và vận động của trẻ.
Điều thú vị là những dữ liệu từ các nghiên cứu này chỉ ra rằng có một ngưỡng nhất định (liều tối thiểu) để đạt được lợi ích từ việc bổ sung cá, dầu cá trong khi mang thai nhằm mang lại lợi ích cho trẻ sau khi sinh. Ví dụ như trong nghiên cứu tại Hoa Kỳ, lợi ích được xác nhận khi lượng cá ăn vào của bà bầu tối thiểu 2 bữa cá mỗi tuần (Oken và cộng sự 2008), trong khi tại Anh thì lượng hải sản ăn vào lớn hơn 340g (3,4 lạng) mỗi tuần sẽ giúp cải thiện chức năng thần kinh và vận động của trẻ (Hibbeln và cộng sự 2007).
Hibbeln và cộng sự đã mô hình hóa các phân tích của họ để kiểm tra các khuyến nghị của Chính phủ liên ban Hoa Kỳ tới mức giới hạn nhỏ hơn 340g hải sản mỗi tuần (Hibbeln và cộng sự 2007). Oken và cộng sự đánh giá đặc biệt lượng thủy ngân trong bà bầu và phát hiện ra rằng nồng độ thủy ngân cao hơn trong máu của bà bầu có mỗi tương quan tỷ lệ nghịch, độc lập với sự phát triển của em bé. Cả thống kê về lượng cá ăn vào và hàm lượng thủy ngân trong cơ thể trong nghiên cứu của họ đều củng cố thêm mối quan hệ tích cực giữa việc bổ sung thêm cá trong thai kỳ với sự phát triển sớm của trẻ em cũng như mối liên hệ tiêu cực giữa nồng độ thủy ngân trong máu phụ nữ mang thai với sự phát triển này (Oken và cộng sự 2008). Tuy nhiên, chỉ có khoảng 23% các bà mẹ ăn hơn 2 bữa cá mỗi tuần.
Cá và hải sản là nguồn thực phẩm cung cấp dồi dào Omega-3 chuỗi dài (DHA, EPA) cũng như các loại dinh dưỡng khác có thể ảnh hưởng tới sự phát triển của trẻ như I-ốt. Vì lý do này mà các nghiên cứu ngẫu nhiên có can thiệp với từng chất dinh dưỡng là cần thiết để đánh giá lợi ích của từng vi chất đó.
Cho tới năm 2008 đã có nhiều nghiên cứu can thiệp về việc bổ sung DHA trong thời gian mang thai để đo lường hiệu quả đối với sự phát triển hệ thần kinh của trẻ (Judge MP và cộng sự 2007, Tofail và cộng sự 2007, Dunstan và cộng sự 2006, Helland và cộng sự 2001) (một thử nghiệm được xuất bản nhiều lần (Hellend và cộng sự 2001, 2003, 2008). Tất cả các thử nghiệm đều có liên quan tới tới việc bổ sung cho phụ nữ từ giữa thai kỳ tới khi sinh và khi cho con bú với dầu cá giàu DHA.
Kết quả của các thử nghiệm này cho thấy sự cải thiện rõ rệt khả năng giải quyết vấn đề ở trẻ 9 tháng (Judge 2007), phối hợp tay-mắt (Hellan và cộng sự 2003) được báo cáo ở nhóm được bổ sung DHA.
Maria Makrides
(Viện nghiên cứu Sức khỏe bà mẹ và trẻ em, Gs Dinh Dưỡng, Đại học Adelaide)
Đồng thuận khoa học về sử dụng Omega-3, Australia, 2009