Ốm nghén hay buồn nôn thường gặp trong 3 tháng đầu của thai kỳ. Sau đó, các triệu chứng sẽ từ từ thuyên giảm và biến mất. Nhưng trong một số trường hợp, mẹ bầu vẫn có thể gặp triệu chứng buồn nôn vào 3 tháng cuối thai kỳ. Đây có thể là diễn biến bình thường, nhưng cũng có thể là dấu hiệu dự báo một số nguy cơ bệnh lý tiềm ẩn.
[toc]
Nguyên nhân gây buồn nôn trong 3 tháng cuối thai kỳ
Ợ nóng (trào ngược axit dạ dày)
Đây là nguyên nhân chủ yếu gây ra chứng buồn nôn vào 3 tháng cuối thai kỳ. Dưới cùng của thực quản có một van làm nhiệm vụ đóng lại khi thức ăn đã vào trong dạ dày. Nhưng đôi khi nó mở ra và khiến cho axit dạ dày di chuyển ngược lên thực quản. Điều này gây ra cảm giác nóng bỏng vùng thực quản cùng với buồn nôn.
Nếu mẹ bầu mắc chứng ợ nóng này thì việc dễ buồn nôn trong 3 tháng cuối thai kỳ là bình thường. Nguyên nhân là do thay đổi hoóc môn trong tam cá nguyệt thứ ba đã làm giãn cơ trơn trong đường tiêu hóa.
Cảm giác buồn nôn do ợ nóng gây ra đau đớn vùng thượng vị nhưng không đáng lo lắng. Để khắc phục vấn đề này, mẹ bầu nên chia nhỏ các bữa ăn và tránh thức ăn cay. Ngoài ra, nên giảm ăn hoặc uống thực phẩm có chứa caffein. Trong vòng 1 giờ sau khi ăn không nên nằm ngay để tránh trào ngược thức ăn gây buồn nôn.
Chứng tiền sản giật
Tiền sản giật có thể phát triển sau khi mang thai 20 tuần. Khi xét nghiệm, có thể protein trong nước tiểu và huyết áp cũng sẽ tăng lên.
Nếu mẹ bầu bị buồn nôn trong 3 tháng cuối thai kỳ với các triệu chứng đi kèm như đau bụng, nặng mặt, đau đầu nghiêm trọng và rối loạn thị giác, thì cần nghĩ tới chứng tiền sản giật.
Tiền sản giật có thể là một tình trạng nguy hiểm đến tính mạng đối với cả em bé và người mẹ. Khoảng 8% phụ nữ mang thai gặp phải tình trạng này, biến chứng có thể gây suy gan, đột quỵ, suy thận, động kinh, ứ dịch trong phổi và tạo ra huyết khối.
Sắp sinh
Buồn nôn trong 3 tháng cuối thai kỳ đôi khi có thể là một dấu hiệu cho việc sắp sinh. Ngoài buồn nôn, mẹ bầu còn gặp một số triệu chứng khác báo hiệu sắp chuyển dạ như đau lưng, chuột rút, tiêu chảy, tăng áp lực khung chậu và tăng tiết dịch âm đạo.
Thay đổi hormon
Sự dao động của hormon có thể là lý do tại sao mẹ bầu cảm thấy buồn nôn trong 3 tháng đầu và 3 tháng cuối thai kỳ. Cũng giống như giai đoạn đầu của thai kỳ, giai đoạn cuối của thai kỳ sẽ gây ra sự biến động mạnh lượng hormon của người phụ nữ. Sự mất cân bằng này sẽ dẫn đến buồn nôn, nôn trong 3 tháng cuối thai kỳ.
Thai nhi phát triển nhanh chóng
Kích thước tử cung phát triển nhanh chóng trong 3 tháng cuối của thai kỳ có thể gây buồn nôn. Em bé gần như đã sẵn sàng để rời khỏi tử cung trong 3 tháng cuối thai kỳ, vì vậy thai nhi đã lớn và sẽ đè ép các cơ quan khác trong ổ bụng như ruột và dạ dày của người mẹ. Điều này sẽ dẫn đến buồn nôn và ợ nóng. Đồng thời, sự di chuyển của thực phẩm từ dạ dày vào ruột non có thể rất chậm do sự đè ép, gây ra một tình trạng được gọi là chứng ứ trệ dạ dày.
Ăn quá nhiều
Ăn quá nhiều trong 3 tháng cuối thai kỳ cũng có thể dẫn đến buồn nôn và nôn. Như đã đề cập, tử cung đang phát triển sẽ đè ép lên dạ dày của mẹ bầu, để lại ít khoảng trống cho thức ăn chứa trong dạ dày, vì vậy ăn quá nhiều sẽ dễ dẫn đến buồn nôn. Ăn thực phẩm bổ dưỡng với số lượng nhỏ hơn, chia làm nhiều bữa hơn trong ngày để tránh triệu chứng này.
Phòng ngừa buồn nôn, nôn trong 3 tháng cuối thai kỳ
Nếu mẹ bầu gặp triệu chứng buồn nôn trong 3 tháng cuối thai kỳ, có một số cách đơn giản có thể áp dụng để giúp giảm bớt triệu chứng này: Ăn các bữa ăn nhỏ thường xuyên, tránh dùng nhiều chất lỏng đi kèm với bữa ăn. Đừng ăn ngay trước khi đi ngủ. Tránh thực phẩm nhiều gia vị và có chứa caffein. Hãy hoạt động và tập thể dục thường xuyên (có sự tư vấn của bác sĩ) để cải thiện tình trạng buồn nôn. Nghỉ ngơi nhiều hơn và ít nhất một giờ vào giữa ngày. Có thể ngủ với đầu nâng cao lên để giúp làm giảm trào ngược dạ dày.
Uống nhiều nước để tránh bị mất nước do buồn nôn và nôn. Sử dụng một số loại thảo mộc như bạc hà, gừng và trà chanh để giảm buồn nôn. Tránh suy nghĩ về buồn nôn và dùng vitamin B6 để kiểm soát buồn nôn.
Trong những trường hợp nặng, những biện pháp trên không làm thuyên giảm, bác sĩ có thể kê toa thuốc làm giảm axit trong dạ dày và làm tăng co bóp dạ dày để làm dạ dày nhanh vơi. Nếu tình trạng nôn ói quá trầm trọng, bác sĩ có thể dùng thuốc chống nôn cho bà mẹ nhưng chọn loại ít ảnh hưởng đến thai nhi.
Tóm lại, nôn ói vào giai đoạn cuối thai kì có thể là việc rất bình thường, nhưng cũng có thể là dấu hiệu nguy hiểm cho mẹ bầu. Bạn nên tìm hiểu xem liệu nôn ói trong 3 tháng cuối thai kỳ bắt nguồn từ nguyên nhân gì và có kế hoạch điều trị, chăm sóc thích hợp.
Theo Báo Sức khoẻ và Đời sống.
Ốm nghén, chóng mặt, sợ mùi thức ăn, buồn nôn là nỗi ám ảnh đáng sợ nhất của mẹ bầu trong những tháng đầu của thai kỳ
Ốm nghén sẽ khiến mẹ bầu có nguy cơ thiếu hụt dinh dưỡng cho thai nhi phát triển nên mẹ bầu cần bổ sung thêm viên bổ tổng hợp.
Để bé yêu có một khởi đầu hoàn hảo ngay từ trong bụng mẹ, mẹ bầu nên chọn loại viên bổ tổng hợp có bổ sung nhiều dưỡng chất đa dạng như: DHA, EPA, acid folic, sắt, kẽm, I-ốt… là các thành phần quan trọng cấu thành nên các tế bào thần kinh, não bộ, thị giác và giúp cho sự hoàn thiện hệ thần kinh trung ương của thai nhi được tốt nhất
[tds_council]
PM PROCARE/PM PROCARE DIAMOND của hãng dược phẩm Max Biocare (Úc) là viên bổ tổng hợp đáp ứng được đầy đủ DHA, EPA cùng nhiều vitamin và khoáng chất thiết yếu cần bổ sung cùng chế độ ăn cho cơ thể mẹ cần tăng lên trong giai đoạn chuẩn bị mang thai – mang thai và cho con bú.
PM Procare là viên bổ tổng hợp bà bầu duy nhất được cấp phép lưu hành là thuốc không phải TPCN nên được kiểm định chất lượng rất chặt chẽ hơn TPCN bởi cục quản lý dược tại Úc và Việt Nam.
PM Procare cùng cấp các thành phần như như sắt, acid folic, iod, kẽm… cùng nhiều vitamin và khoáng chất khác có hàm lượng theo đúng khuyến nghị của Viện dinh dưỡng QGVN
Đặc biệt 2 axit béo thiết yếu omega-3 (DHA & EPA) có trong sản phẩm với tỷ lệ ~ 4/1 giống với tỉ lệ có trong sữa Mẹ giúp thai nhi phát triển toàn diện, thông minh ngay từ trong bụng mẹ.
Sản phẩm được nhập khẩu và phân phối chính ngạch tại Việt Nam từ 2002 đã và đang được hàng triệu bà mẹ tin dùng, không sợ hàng giả hàng kém chất lượng
[/tds_council]
2 thoughts on “Nôn ói 3 tháng cuối thai kỳ có nguy hiểm không?”
Hiện tại mình đang sử dụng 2v procare đỏ 1 ngày. Thai đang sang tháng Thứ 7 thì có cần bổ sung thêm hay không hay vẫn duy trì 2v?
Chào bạn Hạnh,
Thuốc PM Procare được khuyên dùng với liều thông thường là 01 viên/ngày. Dùng đều đặn hàng ngày trong suốt thai kỳ và khi nuôi con bú là tốt nhất
Chỉ bổ sung liều cao hơn khuyến nghị khi có chỉ định của bác sĩ trong trường hợp có thiếu hụt đặc biệt bạn nhé!
Ở tháng thứ 7 thai kỳ, uống Procare rồi thì mẹ bầu chỉ cần bổ sung thêm canxi hữu cơ Magcaldi là đủ.
Liều khuyên dùng thông thường trong thời gian này là 01 viên PM Procare + 02 viên Magcaldi mỗi ngày.
Chúc bạn thai kỳ mạnh khỏe!