Phụ nữ mang thai là những đối tượng rất dễ nhiễm bệnh (nhiễm trùng, nhiễm virut nói chung…). Và khi đã bị nhiễm, các bà bầu thường sẽ bị nặng hơn vì sức đề kháng kém hơn người bình thường. Vậy, các bà bầu sẽ cần phải phòng tránh như thế nào trong mùa COVID 19? Những nỗi lo này sẽ được giải đáp đầy đủ trong bài viết dưới đây.
[toc]
Virus Corona nói chung là virus cúm, nhưng so với dòng SARS thì nhẹ hơn. Vì vậy, những người nào có sức đề kháng cơ thể tốt họ sẽ lướt qua được. Thường những trường hợp COVID 19 nặng dẫn tới suy hô hấp và tử vong thường xảy ra ở người lớn tuổi, đề kháng kém, hoặc đang có những bệnh lý khác kèm theo, ví dụ bệnh gan, thận, tiểu đường, các bệnh mạn tính khác… nên có thể dẫn đến tử vong. Hoặc tử vong là do điều kiện chăm sóc y tế thiếu thốn. Vì sao số lượng người tử vong ở Trung Quốc quá nhiều như vậy? Vì số lượng người bệnh quá tải so với chăm sóc y tế. Họ không được chăm sóc chữa trị kịp.
Có nên đến bệnh viện khám thai định kì không?
Các khuyến cáo trong mùa dịch thường khuyên là bạn nên ở nhà, hạn chế đi ra ngoài, nhất là các nơi đông người như bệnh viện, vì đó là môi trường dễ bị nhiễm nhất. Nhưng đối với phụ nữ mang thai, mỗi lần khám thai định kì, đi sinh… thì bắt buộc phải đến bệnh viện.
Tâm lý nhiều bà bầu lo ngại dịch bệnh COVID mà không đến bệnh viện, bỏ qua nhiều lịch khám thai, tiêm ngừa quan trọng. Các bác sĩ khuyên các bà bầu vẫn cần đi khám thai theo lịch, vì sẽ giúp phát hiện ra những nguy hiểm cho thai kì như: thai chết lưu, thai suy dinh dưỡng, tiền sản giật… Đặc biệt những mốc khám thai quan trọng, mẹ bầu tuyệt đối không được bỏ qua, ví dụ như: tầm soát dị tật ở tuần 11 – 13; siêu âm 4D lúc 20 tuần phát hiện những bất thường liên quan đến hình thái thai; xét ngiệm tầm soát tiểu đường lúc 24 – 28 tuần… Nếu bỏ lỡ thì sẽ không thể thực hiện được nữa.
Để tránh chen lấn đông đúc khi khám ở bệnh viện, mẹ bầu nên chọn lựa bệnh viện hoặc thời điểm đi khám vắng người. Tâm lý nhiều bà bầu thường thích đi khám buổi sáng, nên bệnh viện rất đông trong khoảng thời gian này. Chúng ta có thể chọn đi vào buổi chiều nếu không cần phải làm xét nghiệm, hoặc chúng ta có thể đi vào buổi tối ở các phòng khám.
Ngoài ra, các bác sĩ cũng có chia sẻ một số cách để các bà bầu có thể bảo vệ cơ thể tốt nhất khi đến bệnh viện trong mùa dịch, như: đeo khẩu trang, rửa tay thường xuyên, uống nhiều nước, bổ sung các vitamin khoáng chất để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể…
Đeo khẩu trang như thế nào là phù hợp cho bà bầu?
Trong mùa dịch, việc đeo khẩu trang là việc cần thiết bắt buộc phải làm. Tuy nhiên, các bà bầu lại rất hay mệt, khó thở, thiếu dưỡng khí, lúc nào thở cũng phải lấy hơi lên, ngồi đâu cũng thấy khó thở… việc đeo thêm khẩu trang lại càng khó chịu. Vậy đeo khẩu trang như thế nào là phù hợp cho bà bầu? Khi nào nên đeo khẩu trang và đeo khẩu trang như thế nào để không bị khó thở? Nếu không biết cách đeo khẩu trang, nó sẽ làm cho bà bầu mệt và khó thở mà chẳng có tác dụng gì cả.
Vì vậy, bà bầu khi đeo khẩu trang cần lưu ý:
– Đi ngoài đường bà bầu không cần đeo khẩu trang. Vì virust corona không bay trong không khí. Đặc biệt, nếu khu bạn sống không phải là vùng dịch thì cũng không cần đeo khẩu trang thường xuyên.
– Chỉ đeo khẩu trang trong những tình huống: đi tới những chỗ đông người (lên xe bus, taxi, siêu thị…) Và trong mùa dịch này bà bầu cũng nên hạn chế đi đến những chỗ đông người.
– Nếu đi đến phòng khám, bệnh viện thì cần đeo khẩu trang liên tục từ lúc vào bệnh viện cho đến khi ra khỏi nơi đó mới được tháo khẩu trang ra. Đeo liên tục ngay cả trong lúc nói, không được kéo khẩu trang xuống để nói, như vậy việc đeo khẩu trang không có tác dụng gì hết. Mục đích của việc đeo khẩu trang là để che những giọt bắn từ miệng, từ mũi của chúng ta ra bên ngoài xung quanh. Ngược lại, khẩu trang giúp che chắn những giọt bắn từ bên ngoài vào chúng ta. Vì vậy, mặt ngoài khẩu trang sẽ có rất nhiều giọt bắn từ môi trường xung quanh, nếu chúng ta chạm vào mặt ngoài khẩu trang rồi đưa lên mũi, miệng… thì nó lại đưa tất cả những mầm bệnh vào cơ thể của chúng ta. Giống như chúng ta tích tụ virus ở mặt ngoài khẩu trang rồi đưa tất cả vào cơ thể trong một lần, như vậy là sai.
– Nếu thấy những người có triệu chứng của bệnh như bị ho, bị sốt, hắt xì,… thì bà bầu không nên đứng trước mặt họ, và cần đeo khẩu trang để không bị những giọt bắn vào mặt.
– Tháo nhẹ nhàng khẩu trang để bỏ, không phải cất đi để một lúc sau lấy đeo lại.
Rửa tay như thế nào là đúng cách?
Rửa tay cũng là một thói quen tốt cho bà bầu để bảo vệ sức khỏe cho mình. Vì vậy, bà bầu cần thường xuyên rửa tay.
Video hướng dẫn cách rửa tay đúng cách phòng ngừa virus corona
Ngoài ra bà bầu cũng cần tập dần một số thói quen sau để để giảm sự tiếp xúc của lòng bàn tay đến những nguồn có nguy cơ lây lan virus:
- Sau khi rửa tay xong, cần chú ý động tác khóa vòi nước và mở cánh cửa bằng mu bàn tay để giữ cho đôi bàn tay sạch.
- Khi ho không che miệng bằng lòng bàn tay, mà dùng mu bàn tay hoặc cánh tay
- Không dùng điện thoại khi đang ăn vì điện thoại mất vệ sinh
- Khi đẩy cửa thì dùng cùi chỏ, vai, hoặc lưng để đẩy cửa, hạn chế dùng lòng bàn tay để ít bị lây nhiễm hơn.
Nhìn chung, để bảo vệ bà bầu trong dịch COVDID 19, chúng ta cần lưu ý đến việc bảo hộ cá nhân.
Video hướng dẫn các cách bảo vệ cơ thể trong mùa dịch COVID
Thói quen là những hành động cần rèn trong thời gian lâu dài, và đòi hỏi sự kiên nhẫn rất nhiều. Nhưng quan trọng là các bà bầu cần ý thức nó cần thiết thì mới có động lực thay đổi mạnh mẽ thói quen được.
Nước sát trùng, sát khuẩn có thể thay cho nước rửa tay bình thường được không?
Nhiều bà bầu bị dị ứng với cồn trong nước rửa tay, nên có hiện tượng bị bong tróc da khi sử dụng quá nhiều. Thật ra xà phòng là một trong những cách rửa tay rất tốt để làm sạch bàn tay và tiêu diệt được virus corona. Chúng ta chỉ sử dụng nước rửa tay nhanh trong những tình huống không rửa được bằng xà phòng, ví dụ như đi ngoài đường không có chỗ rửa tay… Không nhất thiết phải đi mua cho bằng được nước rửa tay nhanh.
Uống vitamin C nhiều có tăng sức đề kháng trước dịch bệnh Corona?
Vitamin C giúp tăng sức đề kháng cho cơ thể, nhưng uống thế nào cho phù hợp? Một ngày bà bầu nên uống từ 500mg – 1000mg vitamin C mỗi ngày. Không uống quá nhiều vitamin C vì nó sẽ gây quá tải cho cơ thể, gây tiêu chảy, buồn nôn, co thắt dạ dày, đầy hơi…
Cho dù có dịch hay không thì bà bầu vẫn cần bổ sung vitamin C.
Cách bổ sung vitamin C rất đa dạng. Bạn không chỉ bổ sung thông qua những viên sủi C, chúng ta có thể bổ sung qua thực phẩm như uống nước chanh, nước cam, ăn các loại trái cây như kiwi, cam, bông cải xanh, dâu tây, cà chua…
Đặc biệt phụ nữ mang thai nên uống nhiều nước lọc, nước cam, nước chanh… Vì nội tiết của thai kì hay làm cho niêm mạc vùng hầu, họng bị khô. Đây lại là môi trường thuận lợi dễ xâm nhập của virus corona và các loại virus, vi trùng khác.
Các loại vitamin nói chung và vitamin C nói riêng cần uống vào buổi sáng và buổi trưa. Bà bầu không nên uống vào buổi chiều và tối, vì có thể gây kích thích làm mất ngủ.
Làm sao để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể trong mùa dịch?
Để có được một cơ thể khỏe mạnh chống bệnh tật nói chung và COVID 19 nói riêng, chúng ta cần nâng cao sức khỏe tổng thể bằng cách:
– Chế độ dinh dưỡng hợp lý, ăn uống điều độ.
– Uống nhiều nước, hoặc nước trái cây.
– Bổ sung vitamin C qua trái cây, qua thức ăn.
– Tập thể dục để có cơ thể khỏe mạnh, phòng chống bệnh tật
– Bổ sung các vitamin, canxi và sắt… vì rất cần thiết cho thai kì.
Uống Procare có nâng cao sức đề kháng cho bà bầu?
Procare có chứa nhiều vitamin cần thiết cho phụ nữ mang thai gồm:
Vitamin chóm A, C, E, DHA, canxi, sắt, kẽm, axit folic… những yếu tố vi lượng và vitamin này sẽ giúp cho người phụ nữ bổ sung cho thai kì và tăng sức đề kháng. Vì vậy chúng ta cần bổ sung hằng ngày. Mỗi ngày uống 1 viên vào buổi sáng hoặc buổi trưa. Không nên uống vào buổi tối.
Nhiều bà bầu lo ngại sức đề kháng kém trong mùa dịch nên có hỏi bác sĩ là uống 2 viên Procare một ngày có được không? Bác sĩ trả lời là việc dùng 2 viên procare một ngày là không cần thiết. Bà bầu có thể uống thêm vitamin C, hoặc nước cam, nước chanh là đã có thể bảo vệ cơ thể được tốt rồi.
Phòng virus corona thế nào khi chuẩn bị có thai?
Trước khi mang thai sẽ có đợt khám tiền sản, bạn hãy theo dõi lịch khám và tiêm phòng đầy đủ. Không nên vì dịch này mà ngại không tiêm. Hiện nay chưa có vắc xin phòng ngừa virus corona. Thay vào đó chúng ta sẽ bảo vệ bằng cách đeo khẩu trang khi cần, rửa tay thường xuyên, thường xuyên luyện tập thể dục, bổ sung dinh dưỡng và các vitamin khoáng chất cần thiết để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.
COVID 19 có ảnh hưởng tới thai nhi hay không?
Đây là dòng virus mới, mức độ ảnh hưởng tới thai nhi, có gây dị tật cho thai hay không thì chưa nghiên cứu nào xác định rõ. Tuy nhiên với dòng họ cúm nói chung thì chưa có ghi nhận nào là virus có thể gây dị tật cho thai nhi. Mặc dù vậy, người phụ nữ mang thai khi nhiễm corona thì bệnh sẽ nặng và nó dễ gây ra suy hô hấp, viêm phổi nặng… Từ kiệt sức do những bệnh cơ bản này, bà bầu dễ dẫn tới sảy thai, thai sanh non, thai chết lưu… Nguyên do là sức khỏe người mẹ bị ảnh hưởng, chứ không phải do virus corona trực tiếp gây cho thai nhi.
Chích ngừa cúm thì có tăng sức đề kháng tốt hơn, khó bị nhiễm corona hay không?
Chích ngừa cúm thì bạn cần chích mỗi năm. Virus cúm thay đổi mỗi năm, đột biến ra những dòng khác nhau nên độc tính nó sẽ khác nhau. Chưa có vắc xin phòng ngừa corona nên dù bạn đã tiêm vắc xin cúm rồi thì cũng không có tác dụng bảo vệ trước virus corona.
Nếu mẹ bị nghi ngờ nhiễm virus Corona thì có nên tiếp tục cho con bú hay không?
Virus Corona lây qua đường hô hấp, qua các giọt bắn tiếp xúc. Còn qua sữa mẹ là không lây. Nhưng nếu người mẹ đã nhiễm virus corona mà vẫn cho con bú thì bạn nghĩ xem liệu có tiếp xúc hô hấp không? Chắc chắn là có. Vì vậy khi người mẹ có nghi ngờ nhiễm virus corona thì hãy cách ly, không nên tiếp xúc và cho con bú cho đến khi có xét nghiệm âm tính.
Theo phỏng vấn với TS.BS Lê Văn Hiền