Chăm sóc trẻ sơ sinh có nhiều vấn đề quan trọng như chăm sóc giấc ngủ cho bé, chăm sóc khi bé bú, chăm sóc vệ sinh cho bé,… mà chắc hẳn sẽ làm bối rối và lúng túng cho nhiều ông bố, bà mẹ với vốn kinh nghiệm khá ít ỏi.
Cách chăm sóc trẻ sơ sinh như thế nào là đúng đắn nhất? Những quan niệm chăm sóc nào là sai lầm cần tránh? Cách xử trí nhanh khi gặp một số vấn đề trong việc chăm sóc bé?…
Thạc sĩ, Bác sĩ Trần Diệu Linh – Phó Giám đốc Trung tâm Chăm sóc và điều trị trẻ sơ sinh – Bệnh viện Phụ sản Trung Ương sẽ hướng dẫn cho bố mẹ những thông tin và kiến thức khoa học mới nhất về chủ đề Chăm sóc trẻ sơ sinh thiết yếu cụ thể tại:
Chương trình GẶP THẦY THUỐC NỔI TIẾNG
Chủ đề CHĂM SÓC TRẺ SƠ SINH THIẾT YẾU
được phát sóng trực tiếp lúc 15h – 16h, Chủ nhật, ngày 11/03/2018
trên kênh JoyFm – Kênh chuyên biệt về sức khỏe của Đài Tiếng nói Việt Nam,
tần số 98.9 MHZ (Miền Bắc), tần số 101.7 MHZ (Miền Nam)
Đặc biệt bố và mẹ có thể đặt câu hỏi trực tiếp với chuyên gia qua tổng đài 1900 6255
Nếu không có điều kiện đón nghe trực tiếp, bố và mẹ có thể nghe phát lại lúc 19h30 cùng ngày.
Nội dung chương trình
Cảm ơn những tư vấn của chuyên gia trong chương trình hữu ích này đã giúp bố mẹ thêm thật tự tin khi chăm sóc bé yêu trong những ngày quan trọng đầu đời.
15 thoughts on “Chương trình tư vấn: Chăm sóc trẻ sơ sinh thiết yếu”
Bé bú bị nôn ra
Trẻ bị đi ngoài
Chào bạn Thu Hương,
Trẻ bị tiêu chảy sẽ đi ngoài nhiều lần trong ngày, phân nhiều nước mùi tanh hoặc chua, không có máu hoặc mũi lẫn trong phân. Khi trẻ bị đi ngoài nhiều sẽ gây mất nước và ảnh hưởng xấu tới sức khỏe, thậm chí tính mạng của trẻ nếu không được điều trị kịp thời, đúng cách.
Tùy theo số lần đi ngoài trong ngày mà biểu hiện các dấu hiệu mất nước khác nhau. Có 3 mức độ mất nước:
Độ 1: Trẻ chỉ khát nước, khô môi, quấy khóc, lượng nước tiểu hàng ngày bình thường.
Độ 2 : Trẻ khát nước nhiều, độ co giãn da kém, lượng nước tiểu giảm.
Độ 3 : Da nhăn nheo, mắt trũng sâu, thóp trũng, môi khô, khát nước nhiều, vật vã, đái ít.
Về chế độ ăn cho trẻ bị tiêu chảy: Vẫn cho trẻ ăn bình thường, không nên bắt trẻ nhịn ăn dẫn đến hạ đường huyết, cơ thể suy nhược và thiếu ăn dẫn đến trẻ bị suy dinh dưỡng. Nếu trẻ còn đang bú vẫn cho trẻ bú bình thường và cho ăn những thức ăn nhẹ, dễ tiêu. Cho trẻ ăn nhiều bữa một ngày và số lượng mỗi bữa ít hơn bình thường.
Đối với trẻ bị tiêu chảy vấn đề đầu tiên và quan trọng nhất là phải bồi phụ lại lượng nước đã mất do trẻ đi ngoài nhiều lần. Mẹ nên pha dung dịch Oresol cho trẻ uống (lưu ý pha đúng tỷ lệ), cho trẻ uống nhiều lần trong ngày. Trẻ bị tiêu chảy, khát nước thì cho trẻ uống theo nhu cầu. Sau mỗi lần đi ngoài nên cho uống thêm 1 cốc dung dịch trên. Nếu trẻ bị nôn thì cho trẻ uống ít một và tăng số lần lên.
Cần đưa trẻ tiêu chảy đi khám ngay Khi trẻ có 1 trong các biểu hiện sau: Sốt, phân trẻ có lẫn máu, trẻ nôn nhiều, đi ngoài nhiều lần-phân lỏng, khát hoặc rất khát.
Chúc bé mau khỏe,
Nhờ các chuyên gia tư vấn cho mình. Bé nhà mình hơn 3 ngày nay thường khó thở, giống như có đờm, thỉnh thoảng bé ho vài tiếng, bé quấy khóc cả đêm. Mình đã nhỏ nước muối cho bé nhưng không hiệu quả. Mình lo lắng cho bé quá.
Chào bạn Thùy Trâm,
Các biểu hiện mà bé đang gặp như bạn mô tả có thể do bé đang bị viêm đường hô hấp. Hệ miễn dịch của trẻ em đang yếu, nếu có tình trạng viêm nhiễm thì nhỏ rửa mũi bằng nước muối thường không có nhiều hiệu quả. Bạn nên đưa con tới bác sĩ để được thăm khám kiểm tra cụ thể và hỗ trợ kịp thời (nếu cần). Không nên trì hoãn có thể khiến tình trạng bệnh trầm trong hơn. Đồng thời cần giữ ấm cho trẻ, tránh để con tiếp xúc trực tiếp với gió lạnh. Cho con bú sữa mẹ đầy đủ.
Chúc bạn và bé mạnh khỏe!