Chăm sóc trẻ sơ sinh có nhiều vấn đề quan trọng như chăm sóc giấc ngủ cho bé, chăm sóc khi bé bú, chăm sóc vệ sinh cho bé,… mà chắc hẳn sẽ làm bối rối và lúng túng cho nhiều ông bố, bà mẹ với vốn kinh nghiệm khá ít ỏi.
Cách chăm sóc trẻ sơ sinh như thế nào là đúng đắn nhất? Những quan niệm chăm sóc nào là sai lầm cần tránh? Cách xử trí nhanh khi gặp một số vấn đề trong việc chăm sóc bé?…
Thạc sĩ, Bác sĩ Trần Diệu Linh – Phó Giám đốc Trung tâm Chăm sóc và điều trị trẻ sơ sinh – Bệnh viện Phụ sản Trung Ương sẽ hướng dẫn cho bố mẹ những thông tin và kiến thức khoa học mới nhất về chủ đề Chăm sóc trẻ sơ sinh thiết yếu cụ thể tại:
Chương trình GẶP THẦY THUỐC NỔI TIẾNG
Chủ đề CHĂM SÓC TRẺ SƠ SINH THIẾT YẾU
được phát sóng trực tiếp lúc 15h – 16h, Chủ nhật, ngày 11/03/2018
trên kênh JoyFm – Kênh chuyên biệt về sức khỏe của Đài Tiếng nói Việt Nam,
tần số 98.9 MHZ (Miền Bắc), tần số 101.7 MHZ (Miền Nam)
Đặc biệt bố và mẹ có thể đặt câu hỏi trực tiếp với chuyên gia qua tổng đài 1900 6255
Nếu không có điều kiện đón nghe trực tiếp, bố và mẹ có thể nghe phát lại lúc 19h30 cùng ngày.
Nội dung chương trình
Cảm ơn những tư vấn của chuyên gia trong chương trình hữu ích này đã giúp bố mẹ thêm thật tự tin khi chăm sóc bé yêu trong những ngày quan trọng đầu đời.
15 thoughts on “Chương trình tư vấn: Chăm sóc trẻ sơ sinh thiết yếu”
Đầu 2 bên bị mềm có sao ko bs
Chào bạn Thanh Nhân,
Để xác định chính xác tình trạng của bé thì bạn nên đưa con tới bác sĩ để được thăm khám cụ thể.
Đa phần trẻ mới sinh hộp sọ chưa phát triển hoàn thiện (chưa đóng kín). Ở vùng chưa đóng kín này bạn sẽ thấy đầu mé mềm mềm và cần giữ gìn vùng này cho con bởi đây là vị trí nhạy cảm, dễ bị tổn thương.
Để hộp sọ mau phát triển hoàn thiện, mẹ cần lưu ý tăng cường chất dinh dưỡng, đặc biệt là Canxi _vitamin D3. Ngoài tăng cường chất lượng bữa ăn, mẹ sau sinh nên được bổ sung thuốc bổ tổng hợp PM Procare diamond và 2-3 viên bổ sung canxi Magcaldi mỗi ngày để đảm bảo cung cấp đủ dưỡng chất cho cơ thể khỏe mạnh, mau phục hồi và tăng cường chất lượng sữa cho con bú. Con bú đủ no, sữa mẹ đủ dưỡng chất thì con sẽ mạnh khỏe, mau lớn mà thôi.
Chúc bạn và gia đình mạnh khỏe!
Chào bán! Bé mình được 2 tháng tuổi lúc sinh bé bú sữa công thức do mẹ không có sữa bán đầu bé ị được phân xu nhưng sao 3 ngày thì bé không ị được phải bơm tới thời điểm này , phân cũng không vón cục xin hỏi phải làm sao để bé có thể ị được
Chào bạn Thanh Tuyền,
Để trẻ có thể tự đi ngoài được bạn nên tập dần cho bé, nên hạn chế bơm thuốc vì dùng lâu có thể khiến bé giảm phản xạ đi ngoài tự nhiên (điều mà con đang phải học và cải thiện dần trong thời gian đầu đời này).
Khi bơm thuốc, phân sẽ mềm ra và do đó bạn ko thấy phân cứng, tuy nhiên chưa chắc thực tế đã như vậy.
Để con có thể ăn ngủ, tiêu hóa tốt, đi vệ sinh đúng cách thì trước tiên bạn cần có chế độ ăn đầy đủ và đa dạng các nguồn thực phẩm; tăng cường rau xanh và hoa quả, uống nhiều nước. Không nên quá kiêng khem bạn nhé! Đồng thời nên cho con bú hoàn toàn bằng sữa mẹ, bởi sữa mẹ là thức ăn phù hợp nhất với trẻ trong thời gian này. Uống sữa mẹ trẻ sẽ không bị táo, nóng như uống sữa công thức. Thường xuyên massage cho con, xoa bụng nhẹ nhàng theo chiều kim đồng hồ giúp việc đi ngoài dễ dàng hơn… Nếu tình trạng đi ngoài của con không cải thiện thì bạn nên tới bác sĩ để được kiểm tra cụ thể.
Chúc bạn và gia đình mạnh khỏe!
Thưa bác sĩ . Em bé nhà em gặp tình trạng khô da. Nhưng chỉ khô da ở phần bàn chân và tay thôi . Em
Chào bạn Hoài Linh,
Để xác định chính xác tình trạng của bé và có cách điều trị phù hợp thì bạn nên tới bác sĩ để được thăm khám cụ thể bạn nhé!
Chúc bạn và bé mạnh khỏe!
chào bs. con e được 4 tuần tuổi nhưng 1 tuần nay 2 ngày bé mới ị 1 lần nhưng rất nhiều phân hơi sệt màu vàng sánh trước khi ị bụng bé phình to sau khi đi xong thì bụng bé đỡ to hơn .e có cho bé tắm nắng và bổ sung 2 giọt vitamin d3 mỗi ngày nhưng thấy bé hay vặn mình đỏ mặt cong lưng cong mông nhuu khó chịu trong người vậy liệu cháu nhà e có bị vấn đề gì về tiêu hóa không cháu vẫn bú ngủ và đi tiểu bình thường gần lúc mang tjai ở tuần 17 e có làm chọc ối NST 18.21.23 . mong bác sĩ tư vấn dùm em
Chào bạn,
Trẻ 4 tuần tuổi nếu bú mẹ hoàn toàn thì một ngày thường đi ngoài trung bình từ 4-10 lần, phân loãng, dạng hoa cà hoa cải. Nếu trẻ bú sữa công thức thì số lần đi ngoài sẽ ít hơn và phân đặc hơn.
Như vậy, em bé của bạn đi ngoài 2 ngày 1 lần là ít, bạn nên xem lại chế độ ăn uống của mình, tăng cường nhiều rau xanh và hoa quả, uống đủ nước. Nếu con uống sữa ngoài thì xem lại tỷ lệ sữa pha cho con hoặc lựa chọn sản phẩm khác phù hợp hơn. Trẻ lâu không đi ngoài, bụng sẽ đầy chướng, ấm ách, khó chịu.
Tắm nắng, bổ sung Vitamin D hàng ngày là tốt, tuy nhiên cần tính toán liều lượng để bổ sung Vitamin D với liều khoảng 400IU/ngày bạn nhé!
Chúc bạn và bé mạnh khỏe!
Thời gian em cho con ti mẹ mỗi bữa ăn từ 45′-60′, mà vẫn phải dặm thêm sữa ngoài bé mới đủ no. Mẹ chồng và chồng em nhăn em rất dữ vì em ôm con vậy sẽ làm con bám mẹ. Em cảm thấy chán nản, áp lực cực độ và chỉ dám ôm con cho bú 2-3 bữa/ 7 bữa của ngày. Em làm vậy có đúng không? Em nên làm gì để cải thiện về sữa mẹ và con bú tích cực hơn?
Chào bạn Việt Hằng,
Chúng tôi xin chia sẻ những với lo lắng, căng thẳng mà bạn đang trải qua khi nuôi con. Đa phần các mẹ bầu ít sữa đều có tâm trạng gần giống như bạn lúc này. Tầm trạng lo lắng, căng thẳng, chán nản, stress là yếu tố quan trọng gây tác động xấu tới số lượng và chất lượng sữa cho con bú. Chính vì vậy, trước tiên bạn cần giữ tư tưởng của mình thật thoải mái, đồng thời thực hiện chế độ ăn uống bổ sung dưỡng chất đầy đủ từ thức ăn, thuốc bổ mỗi ngày; uống nhiều nước, ăn nhiều rau xanh và hoa quả; giành thời gian nghỉ ngơi hợp lý, ngủ đủ giấc… Khi chế độ ăn uống bổ sung dưỡng chất đầy đủ, ngủ nghỉ hợp lý, tâm lý thoải mái thì sữa mẹ sẽ về nhiều.
Ngoài ra, động tác mút- bú của con là yếu tố kích thích sữa về tốt nhất. Theo đó, mẹ nên cho con bú thường xuyên theo nhu cầu, nếu sữa mẹ ít thì thời gian bú sẽ lâu hơn. Con bám mẹ là chuyện thường tình và nên có, cho con bú trực tiếp không những gắn kết tình mẫu tử mà còn giúp con phát triển hoàn thiện về tâm lý, tính cách, tình cảm sau này. Bạn nên trao đổi với chồng, với gia đình về việc này để tư tưởng thoải mái và chăm sóc con tốt hơn.
Mời bạn tham khảo thêm bài viết: Cách duy trì nguồn sữa mẹ
Chúc bạn và gia đình mạnh khỏe!