Trong giai đoạn mang thai, hệ miễn dịch của bà bầu bị suy giảm trầm trọng do thay đổi nội tiết tố cùng rất nhiều yếu tố trong cơ thể bị biến đổi. Vì thế các bệnh truyền nhiễm do virus, vi khuẩn là nguy cơ hàng đầu với mẹ bầu, đặc biệt trong điều kiện thời tiết giao mùa sẽ khiến các mẹ dễ bị suy giảm hệ miễn dịch gây ảnh hưởng tới sức khỏe cả mẹ và thai nhi. Vậy ăn gì để tăng sức đề kháng cho mẹ bầu? là câu hỏi được rất nhiều mẹ bầu quan tâm.
[toc]
Nếu thực hành chế độ dinh dưỡng đúng thì chắc chắn sức đề kháng của chúng ta sẽ cao hơn và giảm thiểu nguy cơ bị mắc bệnh.
Thiếu vi chất dinh dưỡng → rối loạn điều hòa phản ứng kháng thể → ức chế miễn dịch → cơ thể dễ nhiễm trùng, dễ mắc bệnh và tỷ lệ tử vong tăng.
Khi bị nhiễm trùng → thay đổi con đường trao đổi chất → giảm lượng chất dinh dưỡng hấp thu, tăng tổn thất và can thiệp vào việc sử dụng dưỡng chất → làm trầm trọng thêm sự thiếu hụt vi chất dinh dưỡng.
Nếu khi đi khám thai bác sĩ vẫn bảo là thai đang tăng trưởng tốt, mẹ không có vấn đề về sức khỏe như huyết áp không lên, đường huyết không lên, không bị thiếu các vi khoáng, không thiếu canxi, cũng không có những cơn bị vọp bẻ khi mang thai… thì chúng ta tiếp tục thực hành chế độ dinh dưỡng mà chúng ta vẫn đang thực hành.
Ngoài ra chúng ta cần nâng cao sức đề kháng hơn trong mùa dịch, chế độ ăn được các bác sĩ khuyến cáo là:
– Cung cấp đủ năng lượng.
+ Phụ nữ mang thai 3 tháng đầu vẫn ăn như bình thường. Trường hợp nghén thì chọn thực phẩm phù hợp hơn, chia nhỏ bữa ăn để đảm bảo cung cấp đủ năng lượng. Từ tháng thứ hai, thứ ba, có nghĩa là lúc mình biết mình đã có bầu rồi, thì sẽ cần ăn thêm 50 kilo-calories trong một ngày thôi, so với bình thường, tương đương với một ly sữa, hoặc ăn thêm cơm với một chút đồ ăn.
+ Phụ nữ mang thai 3 tháng giữa cần ăn tăng thêm 250 kilo-calories so với khi không mang thai.
+ Phụ nữ mang thai 3 tháng cuối cần ăn nhiều hơn, tăng khoảng 450 kilo-calories so với người bình thường.
Nếu không đủ năng lượng thì tất cả các tế bào, trong đó có tế bào bạch cầu – tạo ra các kháng thể cho cơ thể – sẽ hoạt động không hiệu quả. Tế bào hồng cầu cũng không tăng trưởng được tốt, ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.
Không được ăn giảm chất bột đường, vì hồng cầu bạch cầu sẽ hoạt động không hiệu quả, sức đề kháng của chúng ta sẽ bị tác động xấu.
Ăn đủ vitamin để nâng cao sức đề kháng, bên cạnh việc giúp thai nhi phát triển tốt, đó là vitamin A, vitamin B, trong đó quan trọng là B1 và B9, vitamin C, Vitamin D, vitamin E. Ăn đủ các chất khoáng, quan trọng nhất là sắt, kẽm, selen, iot và canxi… là những chất được coi là “thần bảo hộ” cho sức khỏe thai kỳ.
Thực phẩm giàu Protein
Tăng thêm lượng chất đạm. Chọn lượng chất đạm từ động vật để hấp thu, tiêu hóa tốt. Vì thành phần của các kháng thể chính là polypeptide, được tạo ra từ chất đạm. Tuyệt đối không được ăn hoàn toàn chất đạm có nguồn gốc từ thực vật, vì sẽ bị thiếu chất.
Lượng đạm sẽ cung cấp cho mẹ bầu năng lượng sống trong cơ thể, đồng thời thúc đẩy hệ miễn dịch hiệu quả. Những thực phẩm giàu protein mẹ bầu có thể bổ sung như cá, trứng, thịt nạc, đậu đen, đậu phụ…
Thực phẩm giàu Axit béo Omega 3
Tăng thêm chất béo thiết yếu. Thành phần chính của màng tế bào bạch cầu – tế bào tuyến đầu để tiêu diệt virus, vi khuẩn – cũng được cấu tạo từ axitamin, axit béo thiết yếu. Phụ nữ mang thai cần ăn đủ chất béo, ưu tiên thực phẩm có chứa chất béo omega 3, vì omega 3 sẽ giúp hệ thống miễn dịch hoạt động tốt hơn.
Thực phẩm giàu vitamin A
Vitamin A được biết đến với vai trò tăng cường khả năng miễn dịch của cơ thể. Thiếu vitamin A sẽ làm cơ thể giảm sức đề kháng với bệnh tật, dễ bị nhiễm trùng nặng đặc biệt là sởi, tiêu chảy và viêm đường hô hấp, đồng thời có nguy cơ cao mắc các bệnh như uốn ván, lao, sởi… Vì vậy, trong quá trình mang thai, để đảm bảo sức khỏe tốt, các mẹ nên lựa chọn các loại củ quả có màu cam nhạt như cà rốt, cà chua, bí ngô, mơ, xoài… hoặc rau có màu xanh đậm như bông cải xanh… sẽ chứa nhiều chất tiền vitamin A. Tuy nhiên, các mẹ lưu ý, không nên bổ sung thừa thực phẩm giàu vitamin A vào cơ thể vì có thể gây ra dị tật bẩm sinh cho thai nhi.
Thực phẩm giàu vitamin C
Cảm cúm kèm sốt, viêm mũi họng, phát ban… là những bệnh dễ mắc phải khi thời tiết chuyển mùa, cũng là những căn bệnh mà mẹ bầu hay gặp phải nhất khi mang thai. Biện pháp để tránh bị nhiễm bệnh là mẹ bầu nên tăng cường sức đề kháng cơ thể mỗi ngày bằng các bổ sung nguồn thực phẩm chứa nhiều vitamin C. Bởi vitamin C có tác dụng tăng cường khả năng làm việc của các tế bào bạch cầu, giúp hệ thống miễn dịch trở nên chắc chắn hơn, ngăn ngừa sự xâm nhập của virus, nâng cao khả năng diệt khuẩn và có chống lại các tác nhân gây hại từ bên ngoài. Các thực phẩm giàu vitamin C bao gồm cam, chanh, quýt, ớt chuông, ngũ cốc, quả dâu, ổi, bưởi, kiwi, dứa, nho, đu đủ chín…
Thực phẩm giàu kẽm
Kẽm là chất dinh dưỡng cần thiết của cơ thể, giúp tăng sức đề kháng, phát triển các tế bào bạch cầu, tế bào miễn dịch. Qua đó có thể nhận biết và tiêu diệt các vi khuẩn, vi-rút mang bệnh tật xâm nhập vào cơ thể như cảm lạnh, sốt, phát ban… Các thực phẩm giàu kẽm mẹ bầu nên bổ sung là: thịt bò – cừu – lợn nạc – gà, sò, củ cải, đậu Hà Lan, lòng đỏ trứng gà, khoai lang…
Thực phẩm giàu sắt
Vai trò của sắt trong máu và hệ miễn dịch của mẹ bầu là vô cùng quan trọng. Việc bổ sung những thực phẩm giàu sắt sẽ hỗ trợ các tế bào máu và tăng cường hệ thống miễn dịch. Vì vậy trong quá trình mang thai, mẹ bầu lưu ý nên bổ sung nhiều thực phẩm giàu sắt như thịt đỏ, thịt gà, các loại rau lá xanh và họ nhà đậu…
Sữa và các chế phẩm từ sữa
Trong sữa chứa nhiều canxi, protein, vitamin D và phốt pho – đây là những chất dinh dưỡng quan trọng, giúp cơ thể khỏe mạnh hơn. Ngoài ra, trong sữa chua còn chứa rất nhiều vi khuẩn có lợi đặc biệt là probiotic, chúng giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt, có thể chống lại bệnh tật hiệu quả đặc biệt là những bệnh phổ biến như bệnh cảm lạnh, nhiễm trùng tai và viêm họng.
Các chất này mẹ bầu có thể bổ sung thông qua nguồn thực phẩm hàng ngày, tuy nhiên đối với những mẹ bầu không thể đảm bảo cung cấp đa dạng nguồn dinh dưỡng qua thức ăn do tính chất công việc, sức khỏe, ốm nghén,… nên bổ sung thêm từ vitamin tổng hợp . Các mẹ bầu nên uống bổ sung những vitamin và khoáng chất này, không nên chỉ bổ sung mỗi sắt, canxi và axit folic.
[tds_note]
Các dưỡng chất quan trọng để tăng cường miễn dịch mẹ cần lưu ý:
– Axít béo Omega-3 (DHA,EPA) đóng vai trò quan trọng trong màng tế bào và các vị trí gắn thụ thể liên kết các hormone, chất dẫn truyền thần kinh. Việc bổ sung DHA và EPA giúp phát triển toàn diện hệ thần kinh và miễn dịch. Tăng cường chức năng chống viêm, tăng chức năng của các tế bào B miễn dịch. Phản ứng này giúp hệ miễn dịch duy trì hoạt động cân bằng, đồng bộ và chính xác, cần thiết cho sức khỏe lâu dài.
– Vitamin A, C, E và kẽm, Omega 3: hỗ trợ tăng cường chức năng hàng rào bảo vệ (da/ niêm mạc, dịch tiết)
– Omega 3, các vitamin A, B6, B12, C, D, E, axit folic và các nguyên tố vi lượng (sắt, kẽm, đồng, selen) hoạt động phối hợp để hỗ trợ các hoạt động bảo vệ của tế bào miễn dịch.
– Omega 3 và tất cả các vi chất dinh dưỡng trên đều cần thiết cho việc sản xuất kháng thể.
Việc bổ sung không đủ các vitamin và nguyên tố vi lượng có thể dẫn đến ức chế miễn dịch, dễ nhiễm trùng và làm nặng thêm tình trạng suy dinh dưỡng. Bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng được lựa chọn này là việc cần làm để tăng cường cả ba mức độ miễn dịch, hỗ trợ hệ thống phòng thủ tự nhiên của cơ thể. Vì vậy, ngoài tăng cường chế độ ăn, mẹ nhở bổ sung hàng ngày để cung cấp đủ dưỡng chất cho cơ thể khỏe mạnh, con phát triển tối ưu đồng thời nâng cao để kháng, giúp cơ thể mạnh mẽ chống lại virus Corona mẹ nhé!
[/tds_note]
Theo Procarevn.vn