Những điều cấm kỵ khi mang thai
Chế độ ăn ăn uống cũng như thói quen sinh hoạt của các bà bầu sẽ bị thay đổi rất nhiều khi bước vào giai đoạn mang thai. Rất nhiều thực phẩm tốt, nhiều hoạt động được khuyến nghị cho các bà mẹ mang thai vì sự phát triển tốt nhất cho con. Bên cạnh đó, cũng có nhiều điều cấm kỵ khi mang thai mà các mẹ bầu cần hết sức lưu ý để tránh gây ảnh hưởng cho sức khỏe của cả hai mẹ con.
1. Sinh hoạt
Phụ nữ mang thai không nên tiếp xúc với bức xạ nhiệt và các chất độc hại. Sự gia tăng nhiệt độ cơ thể khi mang thai, nhuộm tóc hoặc sơn móng tay, móng chân có thể gây dị tật bẩm sinh và ảnh hưởng đến chỉ số IQ ở trẻ sau này.
Không nên chạy nhảy, xoay người, gập người quá mạnh hoặc tập luyện thể thao quá sức với những bộ môn nguy hiểm. Mẹ bầu cũng không nên leo trèo cao hoặc nâng, bê, xách vật nặng.
Tuyệt đối không tự ý dùng thuốc bừa bãi, khi dùng bất kỳ loại thuốc nào cũng cần tham khảo ý kiến của các bác sĩ, tránh uống thuốc không rõ nguồn gốc hoặc thành phần thuốc có hại cho thai nhi.
Không được tự ý bỏ khám thai định kỳ vì giúp bác sĩ theo dõi tiến trình phát triển của thai kỳ có diễn ra an toàn và bình thường hay không.
Đi lại cần nhẹ nhàng, từ tốn, không đi giày cao gót, không đi guốc để tránh đau lưng, nên mang các đôi giày đế bằng và êm chân. Nên đi bộ tập thể dục thường xuyên.
Kiêng đứng quá lâu hoặc đứng lên ngồi xuống đột ngột. Nếu công việc yêu cầu phải đứng, hãy tranh thủ đi lại và dành thời gian nghỉ ngơi 30 phút/lần. Việc đứng quá nhiều sẽ khiến mẹ bầu mệt mỏi và có thể gây sảy thai.
Không nên ngồi xổm, ngồi trùng lưng, thõng vai, bắt chéo chân và không nên cúi lưng khi ngồi, nếu công việc phải ngồi nhiều như nhân viên văn phòng, thì thỉnh thoảng nên đứng dậy đi lại, đi tiểu thường xuyên để tránh bọng đái bị đầy sẽ cấn thai nhi.
Không nên với bởi vì khi người mẹ kéo tay lên cao như vậy sẽ làm cho thai nhi bị dằng, quật, có nguy cơ bị quấn nhau nhiều lần dẫn đến tử vong.
Không được trèo qua vì có thể làm cổ tử cung nở ra, dẫn đến tình trạng đẻ non hoặc bị bể nước ối sớm.
Không sử dụng nước lạnh hay quá nóng để tắm, gội đầu vì dễ sốc nhiệt đột ngột cho cơ thể.
Không mặc đồ chật chội, bó sát người gây sự khó chịu, không thoải mái. Luôn giữ ấm cho cơ thể.
Không nên làm việc trong môi trường có các chất hoá học bay hơi như Benzen, alcohol, hay clorine, môi trường có những chất phóng xạ, quang tuyến.
Chuyện vợ chồng vẫn có thể gần nhau, nhưng phải nhẹ nhàng, người chồng tránh đè lên bụng vợ. Tuyệt đối kiêng cữ trong các trường hợp bà bầu bị ra máu, bị bể nước ối, khi nhau bị đóng thấp, hoặc có tiền căn bị sinh non. Nên kiêng chuyện vợ chồng trong 3 tháng đầu vì cơ thể người phụ nữ rất khó chịu, thai nhi cũng có thể bị tác động mạnh, dễ bị sẩy. Kiêng gần gũi trong tháng cuối cùng khi gần sanh, vì lúc đó thai đã nặng nề, nếu bể nước ối thì có thể bị nhiễm trùng. Khoảng thời gian tốt nhất mà vợ chồng có thể sinh hoạt là từ tuần thứ 12 đến 36 của thai kỳ.
2. Những dấu hiệu bất thường
Trong thời gian đầu mang thai, nếu bà bầu bị ra máu, đau bụng phải ngay lập tức đến khám bác sĩ vì đó có thể là triệu chứng sẩy thai hoặc có thai ngoài dạ con.
Cần chú ý đến những thay đổi trong cơ thể đặc biệt là nhịp tim thai nhi. Nếu nhận thấy triệu chứng khó thở cần báo ngay cho bác sĩ.
Phụ nữ mang thai bị thiếu máu, mang bầu đa thai, có tiền sử sảy thai, bị cao huyết áp… nên dành nhiều thời gian nghỉ ngơi và thăm khám bác sĩ theo đúng lịch định kỳ. Những mẹ bầu này cũng nên trao đổi với bác sĩ chuyên khoa về tình trạng bệnh của mình để được theo dõi chặt chẽ hơn.
Những mẹ bầu có tiền sử dọa sảy thai, chảy máu âm đạo, nhau tiền đạo, sinh non hay bất thường về nước ối cần kiêng kỵ việc quan hệ tình dục hoàn toàn trong 3 tháng đầu mang thai.
Các trường hợp cần nghỉ ngơi phục hồi sức khỏe rồi mới đi làm lại trong thời gian mang thai: nghén nặng, quá mệt mỏi, sụt ký…; có triệu chứng dọa sanh non, ra máu, không lên ký, bào thai quá nhỏ không phát triển nhiều; quá áp lực từ công việc.
3. Ăn uống
Mẹ bầu nên tránh ăn những thực phẩm không tốt cho cơ thể như thực phẩm tái sống, thực phẩm đóng hộp, nhiều dầu mỡ, thực phẩm chưa tiệt trùng hoặc các thực phẩm gây co bóp tử cung dẫn đến sảy thai như: dứa, đu đủ xanh, rau răm, rau ngót, rau sam, ngải cứu, nước dừa…
Không sử dụng các thực phẩm hoặc các chế phẩm từ cá thu, cá mập, cá mú, cá lưỡi kiếm bởi vì những loại cá lớn sống lâu trên biển thì chất thuỷ ngân của chúng rất cao. Các bà mẹ tiêu thụ những loại cá có này sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển và trí thông minh của trẻ.
Không sử dụng các thực phẩm không rõ nguồn gốc vì có thể nhiễm chất độc, hóa chất có hại cho sức khỏe. Ví dụ như các loại cá được nuôi bằng chất hoá học, nếu ăn nhiều quá chất này có thể ngấm vào trong thai nhi, dẫn đến nguy cơ ung thư cho mẹ và con. Tôm khi nuôi thường có chất trụ sinh, nếu truyền từ máu người mẹ qua cho thai nhi thì con sẽ dễ mắc các chứng bệnh về máu như bệnh hoại huyết.
Không nên ăn các thực phẩm chua do ngâm giấm vì môi trường này dễ phát sinh khuẩn H-pylori làm đau dạ dày. Cóc xanh, xoài xanh nếu ăn nhiều quá cũng không tốt cho dạ dày. Cũng không nên ăn thực phẩm quá ngọt hay quá mặn.
Không nên dùng nhiều nước dừa vì dễ đầy bụng.
Những loại thức ăn nhỏ như hạt mè đen… cần cẩn thận khi ăn vì những hạt mè nhỏ có thể chạy vào ống ruột dư, dẫn đến tình trạng sưng ruột dư. Khi mang thai mà bà bầu bị sưng ruột dư thì rất khó chữa vì khó định bệnh. Định bệnh chậm trễ có thể ảnh hưởng đến thai nhi và đôi khi có thể ảnh hưởng đến cả tính mạng của bà mẹ.
Không tiêu thụ nhiều chất béo vì sẽ dễ bị ngứa hoặc sạn trong túi mật. Lượng chất béo được khuyến nghị cho phụ nữ có thai là từ 47.5 đến 58.5g một ngày.
Hạn chế ăn nhiều trứng ngỗng, trứng vịt vì hai loại trứng này mỡ nhiều, cholesterol nhiều. Nên ăn trứng gà luộc chín.
Không nên ăn quá nhiều tinh bột như phở, cơm, bánh mì… vì con sẽ bị to quá, khó sinh. Nên ăn nhiều trái cây, rau, thịt đảm bảo chất lượng.
Không nên uống nhiều sữa đậu nành vì trong sữa đậu nành có chất kích thích tố nữ. Nếu thai nhi là bé trai thì sau này dương vật của cháu có thể bị nhỏ đi, hoặc mang loại bệnh như lai lai con gái. Có thể ăn đậu phụ nhưng cũng không nên ăn thường xuyên, hằng ngày.
Không nên ăn các thực phẩm chứa nhiều vitamin A như đu đủ, xoài vàng, dưa hấu.
Kiêng ăn các thực phẩm có quá nhiều đường vì chất ngọt sẽ làm cho thai nhi to, khó sinh. Quan niệm sinh con to lớn, bụ bẫm rất có hại vì nếu con sinh to quá sẽ kích thích lá tuỵ tạng sớm, dễ mắc bệnh tiểu đường sau này. Trung bình một cháu bé lúc mới sinh ra cân nặng trên 2,5 kg và dưới 4kg thì tốt.
Không nên ăn sapôchê vì chất polyphenol sẽ dễ làm đóng sớm ống động mạch thai nhi khiến con bị suy tim, sức khỏe yếu khi chào đời.
Không nên ăn dưa hấu vì chất lycopene là chất chống gây oxy hóa dễ gây ra buồn nôn, nôn, đầy hơi, khó tiêu.
Chất cyanide trong măng chua rất độc cho thai nhi. Hàm lượng gây độc của măng khoảng 230 mg trong một kg măng củ. Nếu thai phụ vẫn muốn ăn thì nên chọn loại măng ngâm có nguồn gốc rõ ràng, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
Không được tiếp tục uống thuốc bổ vẫn thường uống trước đi khi có thai. Các thuốc bổ thường có nhiều vitamin A, khi mang thai lại không được dùng nhiều chất vitamin này. Vì vậy các bà bầu cần phải uống thuốc bổ đặc biệt dành cho thai phụ. Trong thời gian mang thai, phụ nữ cũng hay bị bón, do đó lời khuyên là cần phải ăn rau, trái cây nhiều, và có thể uống thêm các loại thuốc chứa nhiều chất sợi để dễ tiêu hoá.
Tuyệt đối nói không với rượu bia và các loại nước uống có caffein, có cồn, có ga…
Kiêng kỵ các thực phẩm có thể gây co thắt tử cung, đau bụng như đu đủ, dứa. Các nghiên cứu khoa học cho thấy đu đủ xanh có chất papain gây ra những cơn co thắt cho tử cung dễ dẫn đến sảy thai. Dứa có chất promelin làm khởi phát cơn chuyển dạ, bà bầu ăn quá nhiều và thường xuyên sẽ gây ra cơn đau bụng.
Mang thai là thời gian hạnh phúc đáng nhớ của người mẹ. Những thông tin trên đây hy vọng có thể giúp bạn thực hiện đặc quyền cao cả thiêng liêng này một cách hoàn hảo. Ngoài ra, mẹ cần lưu ý duy trì chế độ ăn uống, bổ sung thuốc bổ đầy đủ để cơ thể khỏe mạnh, thai nhi phát triển tốt nhất bạn nhé!
Chúc bạn một thai kỳ an toàn và khỏe mạnh!
Theo Procarevn
22 thoughts on “Những điều cấm kỵ khi mang thai”
Trời tối dậy k nhìn thấy cốc nước có kiến e lỡ uố ng trong khi bầu có ảnh hưởng gì k ạ
Chào bạn Hằng,
Đa phần các trường hợp lỡ uống nhầm kiến thường ảnh hưởng về vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm, có thể gây rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy cho mẹ. Mức độ ảnh hưởng phụ thuộc vào từng loại kiến và số lượng kiến cũng như tình trạng vệ sinh của cốc nước đó. Nếu bạn đã uống và hiện tại cơ thể không có biểu hiện gì bất thường thì bạn không cần lo lắng.
Chúc bạn một thai kỳ mạnh khỏe!
e bi ra mau ik kham thi bs bao k kham phai dau bung ngieu moi kham be co sao k ạ
Chào bạn Tiểu Phụng,
Ra máu trong thai kỳ là một trong các biểu hiện bất thường mà mẹ bầu cũng như các bác sĩ sản khoa cần lưu tâm. Nhất là trong những tuần cuối thai kỳ, ra máu có thể là dấu hiệu báo hiệu thời kỳ sinh nở sắp đến. Bạn cần theo dõi thêm, nếu tình trạng ra máu không thuyên giảm hay nhiều hơn, hoặc kèm theo đau bụng, đau bụng từng cơn, thai nhi gò – đạp nhiều hoặc ít đạp thì bạn cần tới bác sĩ để thăm khám cụ thể bạn nhé!
Chúc bạn một thai kỳ mạnh khỏe, mẹ tròn con vuông!
Xin bác sĩ tư vấn , về vấn đề của tôi
Thai của tôi dc 8 tuần tuổi. Tôi vô tình hoạt động đá chân mạnh 2 lần. Vậy có ảnh hưởng gì đến thai nhi ko bác sĩ. Tôi lo lắng . Cảm ơn bác sĩ ah
Chào bạn Han,
Những tuần đầu thai kỳ, thai nhi chưa bám chắc vào tử cung để làm tổ, chính vì vậy mọi hoạt động sinh hoạt trong thời gian này cần hết sức thận trọng. Theo đó, mẹ bầu nên thực hiện chế độ làm việc nghỉ ngơi phù hợp, không mang vác nặng, không làm việc quá sức… Thực hiện chế độ ăn uống bổ sung dưỡng chất đầy đủ để cơ thể mạnh khỏe, thai nhi phát triển tối ưu.
Tuy nhiên, nếu sau lần hoạt động mạnh mà thai kỳ của bạn ko có biểu hiện bất thường gì như đau bụng, ra máu thì bạn không cần quá lo lắng. Yên tâm tiếp tục dưỡng thai, thực hiện thăm khám đều đặn theo chỉ định của bác sĩ bạn nhé!
Chúc bạn một thai kỳ mạnh khỏe!
Giúp em tư vấn với ạ
Chào bạn Thanh Xuân,
Vui lòng để lại thông tin cần tư vấn tại đây hoặc gọi tới số 0964 666 152 để được tư vấn cụ thể bạn nhé!
Thân ái,
Tôi muốn hỏi trong tuần thứ 4 tôi có xông cảm cúm có ảnh hưởng gì thai nhi ko ah? Cảm ơn bác sĩ.
Chào bạn Diệu Huyền,
Xông hơi giải cảm là biện pháp hữu hiệu đối với nhiều trường hợp. Tuy nhiên bà bầu lại không nên áp dụng do nó có thể gây nguy hiểm tới thai nhi.
Khi xông hơi, cơ thể người mẹ nóng lên do đó nước ối cũng nóng lên. Nhiệt độ tăng cao có thể phá hủy các tế bào trong bào thai, ngăn cản quá trình đưa khí Oxy tới cho bé. Nghiêm trọng hơn nó còn có thể dẫn tới dị tật thai nhi hoặc sảy thai. Mặt khác, sự bít khí khi xông hơi có thể khiến bạn ngạt thở, chóng mặt, tụt huyết áp,… Tuy nhiên, nếu đã lỡ xông hơi giải cảm rồi và hiện tại thai kỳ của bạn không có gì bất thường thì bạn không cần quá lo lắng. Nên thực hiện thăm khám đúng theo chỉ đinh của bác sĩ để yên tâm hơn.
Khi mang thai, hệ thống miễn dịch của mẹ giảm đi nhiều khiến bà bầu dễ mắc bệnh hơn. Để giảm thiểu các triệu chứng trên, bạn nên uống nhiều nước, vệ sinh mũi bằng nước muối sinh lý hàng ngày, vận động nhẹ nhàng thường xuyên, ăn uống bổ sung đầy đủ dưỡng chất từ thức ăn và từ viên bổ tổng hợp như PM Procare hay PM Procare diamond để nâng cao sức đề kháng cho cơ thể. Thông thường các triệu chứng khó chịu do cảm cúm gây ra sẽ khỏi sau 7-10 ngày. Nếu tình trạng không đỡ, sốt cao, ho nhiều, mệt mỏi, choáng váng,… ảnh hưởng tới sinh hoạt hàng ngày thì bạn có thể đến gặp bác sĩ để được thăm khám và điều trị.
Chúc bạn một thai kỳ mạnh khỏe!