Sinh non, được định nghĩa là sinh trước 37 tuần, là phổ biến và chiếm tỉ lệ là 1/12 trường hợp mang thai. Trong số các bệnh, trẻ sinh non có nguy cơ bị chứng liệt não, khó học tập, các bệnh hô hấp cao hơn. Sinh non góp phần gây ra hơn một phần tư các trường hợp tử vong sơ sinh. Hơn thế nữa, hơn một phần tư trường hợp sinh non dẫn tới tử vong trước 1 tháng tuổi.
Các axit béo đa không bão hoà chuỗi dài (LCPUFA) được truyền qua nhau thai từ mẹ tới thai nhi. Tuy nhiên, trong quá trình mang thai lượng DHA (một loại LcPUFA) của người mẹ giảm đi. Thai nhi và nhau thai không tổng hợp được nhiều LcPUFA vì vậy việc bổ sung LcPUFA của người mẹ là rất quan trọng. Khuyến nghị từ Uỷ ban Châu Âu là phụ nữ mang thai nên uống tối thiểu 200mg DHA (một loại omega-3) một ngày. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh không có tác hại khi dung liều cao LcPUFA (2,7g), thực tế, bổ sung DHA làm tăng thời gian mang thai (lên 2 ngày) và vì vậy tăng cân nặng khi sinh lên thêm 50g. Tình trạng cân nặng khi sinh thấp làm cho đứa trẻ có khả năng bị các bệnh mãn tính khi trưởng thành trong cuộc đời, như huyết áp cao làm tăng nguy cơ đau tim, là nguyên nhân số một gây tử vong trên thế giới.
Nghiên cứu hệ thống này được đăng trên Tạp chí của Anh về Dinh dưỡng (2012) chứng minh rằng omega-3 có thể giảm nguy cơ sinh non bằng cách tăng thời gian mang thai; một phát hiện quan trọng có ý nghĩa lớn đối với hàng triệu ca sinh non và các biến chứng hậu quả của việc sinh non khắp thế giới. Nghiên cứu này nêu bật tầm quan trọng của omega-3 trong thời gian mang thai và khuyến nghị nên thu nhận đủ lượng omega-3 bằng cách ăn cá có dầu vài lần một tuần (ví dụ như cá hồi, cá ngừ, cá trích) hoặc bằng cách bổ sung dầu cá.
Tài liệu tham khảo
- Larque, E., et al., Omega 3 fatty acids, gestation and pregnancy outcomes. Br J Nutr, 2012. 107 Suppl 2: p. S77-84.
Xem thêm: