
Cơ thể sản phụ sau sinh sẽ có rất nhiều thay đổi. Tuy nhiên, những thay đổi nào là bình thường, những thay đổi nào là bất thường, tiềm ẩn biến chứng sau sinh?
[toc]
Theo dõi sự co hồi tử cung (dạ con) và sản dịch
Sau sinh, bạn có thể sờ thấy tử cung đang co lại thành một khối rắn chắc, ấn không đau, nằm ở phần bụng dưới rốn.
Tử cung sẽ co hồi dần, sau 14 ngày sẽ không còn sờ thấy nữa.
Bạn cần kiểm tra sản dịch thấm ở băng vệ sinh. Bình thường, trong ngày đầu sản dịch ra không thấm ướt băng vệ sinh sau 1 giờ, màu đỏ thẫm, không có máu cục. Những ngày sau, sản dịch có màu hồng nhạt sau loãng và ít dần, mùi tanh nồng, không hôi.
Nếu sản dịch là máu tươi, lẫn máu cục, có thể bạn đã bị đờ tử cung, băng huyết sau đẻ.
Nếu sản dịch hoặc có mùi hôi, tử cung mềm ấn đau, kèm theo sốt, bạn có thể bị sót rau, nhiễm trùng sau đẻ.
Theo dõi sự tiết sữa
Thông thường, vú sẽ tiết sữa non trong 1 đến 3 ngày sau sinh. Sau đó, sữa non sẽ chuyển thành sữa trưởng thành có màu trắng đục. Khi tuyến sữa thông, bạn không cảm thấy đau, vú không bị nóng đỏ.
Nếu một phần bầu vú sưng và căng cứng, đau nhức, vắt sữa ra ít hoặc không ra, đây là triệu chứng của tắc tia sữa hoặc áp xe vú.
Nếu bạn thấy đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, nhìn mờ hoặc co giật thì rất có thể là tiền sản giật, sản giật sau đẻ
[tds_warning]Khi phát hiện bà mẹ có những dấu hiệu ra máu tươi, máu cục ở âm đạo, tử cung mềm, ấn đau, sản dịch có mùi hôi, sốt, chậm tiết sữa kèm cương đau vú, đau đầu nhiều, nhìn mờ, co giật thì cần đưa bà mẹ đến cơ sở y tế khám càng nhanh càng tốt.[/tds_warning]
Cần cho bé bú sớm (trong vòng 1 giờ) và bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu
Cho bé bú không những cho con nguồn dinh dưỡng tốt nhất mà còn mang lại nhiều lợi ích cho bà mẹ như:
co hồi tử cung tốt hơn,
hạn chế nguy cơ chảy máu sau đẻ và nguy cơ ứ sản dịch trong buồng tử cung (bế