
Trầm cảm là bệnh lý liên quan tới sức khỏe tâm thần cũng như hoạt động khỏe mạnh của hệ thần kinh. Mang thai và cho con bú là thời kỳ nhu cầu về dinh dưỡng tăng cao, nếu không lưu ý cung cấp đủ sẽ dẫn tới thiếu hụt dưỡng chất, ảnh hưởng tới sức khỏe của não bộ cũng như hệ thống dẫn truyền thần kinh. Đây là một trong số các lý do làm tăng nguy cơ trầm cảm ở mẹ trong thời kỳ này.
[toc]
Nguyên nhân thường gặp gây trầm cảm cho phụ nữ mang thai và sau sinh
Sự thay đổi hormon trong quá trình mang thai khiến tâm trạng bà mẹ không ổn định, luôn cảm thấy khó chịu, phiền muộn
Áp lực từ quan hệ xã hội; những lo lắng về thai kỳ, về gia đình, con cái…
Chế độ dinh dưỡng chưa phù hợp ảnh hưởng tới hoạt động của hệ thần kinh:
Thay đổi màng tế bào thần kinh, khiến quá xử lý cũng như việc dẫn truyền xung động thần kinh bị ảnh hưởng: Omega-3 (DHA, EPA) có vai trò quan trọng trong việc này bởi nó quyết định cấu trúc và tính linh động của màng tế bào não, khả năng thu nạp các chất dẫn truyền thần kinh và dẫn truyền tín hiệu.
Nồng độ các chất dẫn truyền thần kinh (seretonin, dopamin và norepinephrine) thấp trong não bộ: liên quan tới vai trò của Folat, Vitamin B12…
Trầm cảm ở phụ nữ mang thai và sau sinh được cho là tỷ lệ thuận với nghèo đói, bất bình đẳng giới, lo lắng, bất ổn gia đình... Nguy cơ phát triển trẩm cảm sau sinh cao hơn 2,5 lần trong nhóm phụ nữ có thiếu máu.
Tuy nhiên, cũng có nghiên cứu cho thấy, trầm cảm còn liên quan tới việc dinh dưỡng được cung cấp quá mức.
Sự thay đổi hormon khi mang thai và cho con bú là yếu tố không thể can thiệp. Trong khi đó “Áp lực của cuộc sống” và “Dinh dưỡng” chính là yếu tố mẹ có thể tác động để ngăn ngừa và giảm nhẹ trầm cảm. Ở bài viết này, chúng tôi xin đề cập tới yếu tố dinh dưỡng trong việc phòng chống trầm cảm.
Dấu hiệu của trầm cảm
Tần suất mắc trầm cảm khá cao, vào khoảng 20% dân số chung trên thế