Vitamin A là một chất dinh dưỡng thiết yếu rất cần thiết cho sự phát triển, biệt hóa tế bào, tham gia chức năng thị giác, chức năng miễn dịch, sự tăng trưởng, chống Oxy hóa và sinh sản.
[toc]
Vitamin A là loại vitamin tan trong chất béo, có tác dụng bảo vệ mắt, chống quáng gà và bệnh khô mắt; đảm bảo sự phát triển bình thường của bộ xương, răng, bảo vệ da và niêm mạc; tăng cường sức đề kháng giúp cơ thể chống lại các bệnh nhiễm khuẩn.
Vitamin A quan trọng đối với sức khỏe thị giác, chức năng miễn dịch và sự tăng trưởng và phát triển của bào thai. Thiếu Vitamin A là vấn đề sức khỏe cộng đồng ở nhiều nơi trên thế giới, đặc biệt là ở Châu Phi và Đông Nam Á. Nó có thể gây suy yếu thị lực, làm tăng nguy cơ bệnh tật và tử vong do nhiễm trùng ở trẻ em.
Các dạng vitamin A
Vitamin A là thuật ngữ được dùng để chỉ chất mang hoạt tính sinh học của Retinol. Nó không tồn tại dưới dạng một hợp chất duy nhất mà ở một vài dạng:
- Retinol: dạng Vitamin A đã được hoạt hóa có trong thực phẩm có nguồn gốc động vật
- Carotene (tiền Vitamin A) tồn tại trong thực phẩm nguồn gốc thực vật, gồm ba loại là α, β, γ – carotene. Cung cấp dạng tiền Vitamin này, cơ thể cần có sự chuyển đổi từ carotene sang dạng hoạt động retinol để phát huy tác dụng sinh lý. Xem thêm thông tin về: Beta caroten (β- carotene)
Chức năng của Vitamin A
Tác dụng của vitamin A như nào? Cụ thể ra sao? Dưới đây là 7 tác dụng của vitamin A.
Tham gia chức năng thị giác
Vitamin A giúp đảm bảo thị giác của con người trong việc tăng khả năng nhìn thấy trong điều kiện ánh sáng yếu. Vitamin A cần thiết trong việc chuyển đổi ánh sáng chiếu vào mắt thành tín hiệu để gửi đến não.
Một trong những triệu chứng đầu tiên của sự thiếu hụt vitamin A có thể là bệnh quáng gà (khả năng nhìn kém trong môi trường thiếu ánh sáng như chập choạng tối).
Chế độ ăn uống đầy đủ vitamin A giúp bảo vệ chống lại một số bệnh về mắt, chẳng hạn quáng gà hay suy giảm thị lực do tuổi tác.
Bảo vệ biểu mô
Vitamin A cần thiết cho sự bảo vệ toàn vẹn của biểu mô giác mạc, biểu mô dưới da, khí quản, các tuyến nước bọt, ruột non, tinh hoàn…
Khi thiếu hụt Vitamin A, dẫn đến việc sản xuất các niêm dịch giảm khiến da bị khô và xuất hiện sừng hóa. Biểu hiện này thường thấy ở mắt rõ nhất, lúc đầu là khô kết mạc sau là tổn thương đến giác mạc. Khi các tế bào biểu mô bị tổn thương kết hợp với sự giảm sút sức đề kháng tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập và viêm nhiễm xảy ra.
Vitamin A còn được sử dụng đề điều trị mụn trứng cá nặng, do có tác dụng ngăn ngừa viêm nhiễm và bảo vệ biểu mô ở da.
Đáp ứng miễn dịch
Do hoạt động đặc hiệu lên các tế bào của cơ thể, Vitamin A tham gia tích cực vào sức chống chịu bệnh tật của con người. Hay nói cách khác, vitamin A giúp hỗ trợ hệ miễn dịch của cơ thể hoạt động.
Vitamin A tham gia vào việc sản xuất và thúc đẩy chức năng của các tế bào bạch cầu, giúp bắt giữ và loại bỏ vi khuẩn và các mầm bệnh khác khỏi máu. Nếu như thiếu hụt vitamin A có thể làm tăng khả năng mắc các bệnh nhiễm trùng và quá trình hồi phục khi bạn bị ốm cũng bị chậm lại.
Trên thực tế, việc điều chỉnh tình trạng thiếu vitamin A ở trẻ em đã được chứng minh là làm giảm nguy cơ tử vong do các bệnh truyền nhiễm như: sởi và sốt rét.
Ở việt nam chiến dịch “Ngày vi chất dinh dưỡng” được phổ biến toàn quốc cụ thể nhắm đến đối tượng trẻ em và mẹ sau sinh:
- Trẻ từ 6 – 36 tháng tuổi: uống vitamin A liều cao 2 lần/ năm,
- Mẹ cho con bú: uống một liều vitamin A trong tháng đầu sau sinh.
Giúp tăng trưởng
Bạn đã biết canxi và vitamin D là các chất dinh dưỡng quan trọng và cần thiết cho việc duy trì xương khỏe mạnh. Trong khi đó vitamin A cũng rất cần thiết cho sự phát triển và tăng trưởng xương. Sự thiếu hụt vitamin A có liên quan đến sức khỏe xương kém. Trên thực tế là những người thiếu vitamin A có nguy cơ bị gãy xương cao hơn khi gặp chấn thương.
Hãy thực hiện chế độ ăn đủ vitamin A để giúp xương thêm chắc khỏe, nhất là ở giai đoạn phát triển của trẻ.
Quan trọng cho khả năng sinh sản và phát triển của thai nhi
Vitamin A rất cần thiết trong việc duy trì hệ thống sinh sản khỏe mạnh ở cả nam và nữ. Thiếu vitamin A sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của tinh trùng có thể dẫn đến vô sinh ở nam giới, còn ở nữ giới sụ thiếu hụt vitamin này có thể làm giảm chất lượng trứng và ảnh hường đến sự làm tổ của trứng trong tử cung.
Ở phụ nữ mang thai, vitamin A cũng tham gia vào sự tăng trưởng và phát triển của nhiều cơ quan và cấu trúc chính của thai nhi, bao gồm khung xương, hệ thần kinh, tim, thận, mắt, phổi và tuyến tụy.
Cung cấp đủ lượng vitamin A trong chế độ ăn uống rất cần thiết cho sức khỏe sinh sản và sự phát triển khỏe mạnh của trẻ sơ sinh trong thời kỳ mang thai. Tuy nhiên với phụ nữ mang thai cần lưu ý đặc biệt đến liều lượng bổ sung cũng như ăn quá nhiều thực phẩm có chứa nhiều vitamin A như pa-te, gan. Điều này có thể ảnh hưởng đến thai nhi như gây di tật bẩm sinh.
Chống lão hóa
Vitamin A giúp làm chậm quá trình lão hóa bằng cách ngăn chặn sự phát triển của các gốc tự do. Các tiền chất vitamin A như beta-carotene, alpha-carotene và beta-cryptoxanthin là các carotenoid có đặc tính chống oxy hóa. Carotenoid chống lại các gốc tự do – các phân tử có phản ứng cao có thể gây hại cho cơ thể bạn bằng cách tạo ra stress oxy hóa.
Căng thẳng có liên quan đến các bệnh mãn tính khác nhau như tiểu đường, ung thư, bệnh tim và suy giảm nhận thức. Trong khi đó, chế độ ăn giàu carotenoid có liên quan đến việc giảm nguy cơ mắc nhiều bệnh trong số này, chẳng hạn như bệnh tim, ung thư phổi và tiểu đường.
Chống ung thư
Hoạt động kìm hãm các gốc tự do cũng dẫn tới ngăn chặn được một số bệnh ung thư.
Vì vitamin A đóng một vai trò quan trọng trong sự tăng trưởng và phát triển của các tế bào. Trong các nghiên cứu gần đây cho thấy, ăn nhiều vitamin A dưới dạng beta-carotene có liên quan đến việc giảm nguy cơ mắc một số loại ung thư, bao gồm ung thư hạch, ung thư cổ tử cung, phổi và bàng quang.
Nhưng lưu ý: Vitamin A trong dầu cá hay có nguồn gốc từ động vật không có tác dụng phòng ngừa ung thư, chỉ có thành phần tiền Vitamin A trong rau củ, trái cây mới có khả năng phòng bệnh.
Vitamin A ở dạng tiền chất Beta caroten giúp giảm nguy cơ ung thư
[tds_note]Vitamin A tác động tích cực đến sức khỏe bằng cách kiểm soát căng thẳng oxy hóa, tăng cường hệ thống miễn dịch của bạn và bảo vệ chống lại một số bệnh.[/tds_note]
Ai có nguy cơ thiếu hụt vitamin A
Hầu hết mọi người đều có đủ Vitamin A từ chế độ ăn uống. Tuy nhiên, có một số trường hợp có nguy cơ thiếu hụt Vitamin A hơn những người khác như:
- Trẻ sơ sinh nhẹ cân.
- Trẻ em dưới 3 tuổi: Do trẻ đang lớn nhanh cần nhiều vitamin A và đây cũng là đối tượng dễ mắc các bệnh nhiễm trùng.
- Trẻ dưới 5 tuổi bị mắc các bệnh sởi, viêm đường hô hấp cấp, tiêu chảy kéo dài.
- Người suy dinh dưỡng nặng.
- Phụ nữ cho con bú: Nếu chế độ ăn uống của mẹ thiếu vitamin A dẫn đến cung cấp vitamin A qua sữa cho con không đủ, kéo theo hệ quả là trẻ dễ bị thiếu vitamin A nhất là trong năm đầu. Trẻ không được bú mẹ, nguy cơ thiếu vitamin A càng cao.
- Phụ nữ mang thai: Phụ nữ mang thai cần thêm vitamin A để phát triển bào thai và duy trì mô cũng như hỗ trợ quá trình trao đổi chất. Các tác động khác của thiếu vitamin A ở phụ nữ có thai và cho con bú bao gồm tăng tỷ lệ mắc bệnh và tử vong ở bà mẹ và trẻ sơ sinh, tăng nguy cơ thiếu máu, trẻ sơ sinh chậm lớn và phát triển.
- Bệnh nhân xơ gan, suy tuyến giáp
- Một số thuốc giảm cân cũng làm giảm khả năng hấp thu các vitamin tan trong chất béo của cơ thể như vitamin A, làm tăng nguy cơ thiếu hụt.
Vitamin A quan trọng cho sự phát triển của tất cả các mô cơ, bao gồm da và tóc
Vitamin A dạng bổ sung thường được dùng cho những người gặp khó khăn trong việc hấp thụ chất dinh dưỡng, nhưng tốt nhất nên bổ sung vitamin A thông qua nguồn thực phẩm.
Ảnh hưởng của tình trạng thiếu và thừa Vitamin A
Nguy cơ gây ra do thiếu Vitamin A
- Bệnh về mắt: khô mắt, khô giác mạc, nhuyễn giác mạc dẫn đến hậu quả sẹo giác mạc thậm chí mù vĩnh viễn.
- Thoái hóa, sừng hóa các tế bào biểu mô, giảm chức năng bảo vệ của cơ thể
- Giảm khả năng miễn dịch, tăng tỷ lệ bệnh tật và tử vong ở trẻ em
- Trẻ chậm lớn, thiếu Vitamin A sớm ảnh hưởng tới phát triển trí tuệ của trẻ khi đến tuổi đi học
Trẻ sơ sinh được sinh ra với dự trữ vitamin A thấp. Dự trữ này thường tăng gấp 60 lần trong 6 tháng đầu tiên của cuộc đời để đáp ứng đủ nhu cầu phát triển. Vì vậy, cần bổ sung đủ vitamin A cho mẹ từ khi mang thai và cho con bú để có đủ lượng Vitamin A trong sữa mẹ, đây là nguồn cung cấp vitamin A đầu tiên, an toàn và tốt nhất cho con.
Phụ nữ mang thai rất nhạy cảm với sự thiếu hụt vitamin A, đặc biệt sự nhạy cảm này cao nhất trong tam cá nguyệt thứ ba của thai kỳ do sự phát triển nhanh của bào thai và sự gia tăng về thể tích máu trong giai đoạn này.
Vitamin A rất quan trọng đối với phụ nữ mang thai
[tds_note]Thiếu vitamin A có thể dẫn đến mù lòa, tăng nguy cơ nhiễm trùng, biến chứng thai kỳ và các vấn đề về da.[/tds_note]
Rủi ro khi sử dụng quá liều vitamin A
Do vitamin A hòa tan trong chất béo, việc đào thải lượng dư thừa đã hấp thụ vào từ ăn uống là khó khăn hơn so với các vitamin hòa tan trong nước. Rất ít khi xảy ra tình trạng dự thừa Vitamin A nếu bổ sung qua thức ăn. Dư thừa thường xảy ra khi bổ sung Vitamin A ở dạng hoạt động bằng thuốc ở liều cao. Vitamin A dư thừa sẽ tích lũy trong cơ thể và gây ra các tác dụng không mong muốn như:
- Các triệu chứng ngộ độc gan
- Biến đổi xương, đau khớp, móng tay dễ gãy
- Thay đổi thị lực, phù gai thị
- Đau đầu, chóng mặt, khó ngủ, mất tập trung, dễ cáu gắt
- Buồn nôn, nôn, mệt mỏi, giảm sự thèm ăn và khó tăng cân
- Biến đổi da: Vàng da, khô, nứt, tăng độ nhạy cảm với ánh sáng mặt trời, bong vảy, sung huyết…
- Phồng thóp ở trẻ nhỏ
- Sinh con dị tật
Nên bổ sung vitamin A từ nguồn thực phẩm sẽ an toàn hơn
[tds_note]Nhiễm độc vitamin A có thể gây ra các triệu chứng, chẳng hạn như tổn thương gan, rối loạn thị lực, buồn nôn và thậm chí tử vong. Nên tránh bổ sung vitamin A liều cao trừ khi được bác sĩ kê đơn.[/tds_note]
Liều lượng vitamin A khuyên dùng
- Lượng vitamin A cần dùng rất khác nhau, tùy theo độ tuổi và giới tính.
- Vì vitamin A tồn tại dưới nhiều hình thức nên hàm lượng vitamin A trong thực phẩm thường được đo bằng một đơn vị được gọi là Tương đương tác dụng retinol (Retinol Activity Equivalents – RAE)
1mcg RAE = 1 RE retinol (vitamin A) = 1mcg Vitamin A = 2mcg Beta carotene
1 đơn vị quốc tế Vitamin A (IU) = 0,3 mcg Vitamin A
Bảng nhu cầu khuyến nghị Vitamin A (mcg RAE/ngày) năm 2016
Các nguồn chứa vitamin A
Retinol, một dạng vitamin A hoạt hóa, chỉ được tìm thấy trong các thực phẩm từ động vật. Gan là nơi dự trữ Vitamin A nên chứa thành phần retinol cao. Các chất béo từ thịt, trứng cũng chứa một lượng Vitamin A đáng kể.
Carotene, tiền chất của Vitamin A có trong các thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật như các loại củ quả có màu vàng/đỏ, các loại rau màu xanh thẫm, dầu cọ và các loại dầu ăn khác.
[tds_note]Vitamin A hoạt hóa sẵn tồn tại trong thực phẩm động vật như gan, cá hồi và lòng đỏ trứng, trong khi các carotenoid provitamin A có trong thực phẩm thực vật, bao gồm khoai lang, cải xoăn và bắp cải.[/tds_note]
Một số lưu ý khi bổ sung Vitamin A
Vitamin A dễ dàng bổ sung từ nguồn thực phẩm và nếu dùng quá liều có thể gây sinh con quái thai cho nên các bác sĩ thường rất thận trọng khi cân nhắc dùng Vitamin A cho bà bầu.
Nguy cơ ngộ độc vitamin A cao nhất là với các chế phẩm bổ sung trực tiếp vitamin A. Với các chế phẩm bổ sung trực tiếp Vitamin A dạng hoạt động cần lưu ý bổ sung ở mức vừa đủ theo khuyến cáo, bởi dư thừa Vitamin A sẽ tích lũy trong cơ thể và gây ra các tác hại nghiêm trọng tới tới sức khỏe.
Beta-carotene và các carotene khác thì không như retinol, vì chúng chỉ chuyển thành vitamin A khi cơ thể có nhu cầu về vitamin A. Mức độ biến đổi phụ thuộc vào tình trạng vitamin A mà cơ thể hiện có.
Carotene thường được cho là an toàn vì không liên quan tới các phản ứng có hại cho sức khỏe. khi cung cấp dư thừa Carotene sẽ gây nên hiện tượng vàng da. Nhưng ngưng sử dụng một thời gian, hiện tượng này sẽ biến mất.
Một số loại thuốc như: neomycin, cholestyramin, parafin lỏng làm giảm hấp thu vitamin A nên lưu ý không sử dụng đồng thời với nhau.
Các thuốc uống tránh thai có thể làm tăng nồng độ vitamin A trong huyết tương và có tác dụng không thuận lợi cho sự thụ thai.
Những người dùng isotretinoin, retinol, topical tretinoin hoặc roaccutane để điều trị mụn trứng cá nên cẩn thận để không ăn quá nhiều vitamin A, và tránh các loại thuốc bổ sung vitamin A vì sẽ gây ra tác hại như việc sử dụng vitamin A liều cao trong thời gian dài.
Phụ nữ mang thai không nên tiêu thụ nhiều hơn mức vitamin A được khuyến cáo vì retinol có liên quan đến dị tật thai nhi. Vì thế, các sản phẩm thuốc bổ bà bầu có uy tín thường bổ sung vitamin A dưới dạng beta-caroten là dạng tự nhiên, an toàn hơn. Một lượng retinol trong các sản phẩm từ thịt tương đương với 12 lần lượng beta-caroten có trong các thức ăn từ thực vật.
Liều Vitamin A khuyến cáo cho phụ nữ Việt Nam mang thai hàng ngày (bổ sung từ tất cả các nguồn) là khoảng 650 – 750 mcg RAE tương đương với khoảng 1300 – 1500 mcg Beta caroten. Ngoài tăng cường chế độ ăn, mẹ bầu nên sử dụng thuốc bổ sung cung cấp khoảng 1 mg Beta caroten (= 1000 mcg Beta carotene) đáp ứng 65% – 75% nhu cầu Vitamin A hàng ngày của phụ nữ mang thai. Phần còn lại bạn có thể dễ dàng cung cấp đủ từ rất nhiều nguồn thực phẩm khác nhau như thịt, cá, trứng… các loại rau củ quả có màu đỏ như cà rốt, bí đỏ…
Theo Procarevn
Tài liệu tham khảo:
- http://viendinhduong.vn/vi/pho-bien-kien-thuc-chuyen-mon/vitamin-a.html
- https://www.healthline.com/nutrition/vitamin-a-benefits
114 thoughts on “Những nguy hiểm khi thừa hoặc thiếu Vitamin A”
Bác sĩ cho cháu hỏi 0,5ml vitamin D la băng bao nhiêu IU ạ
Chào bạn Hồng Phương,
Số liệu bạn cung cấp là 0,5ml Vitamin D chỉ là đơn vị đo thể tích mà thôi, muốn tính được lượng Vitamin D có trong 0,5 ml Vitamin D dạng lỏng đó thì cần thêm thông tin nồng độ của dung dịch. Bạn có thể cho chúng tôi thêm thông tin hoặc gủi hình ảnh sản phẩm về địa chỉ hòm thư vietnam.procare@gmail.com để chúng tôi có thể tư vấn tốt hơn.
Trân trọng!
Cháu chào bác sĩ!
Cháu cảm ơn bác sĩ đã phản hồi câu hỏi của cháu sớm ạ. Bác cho cháu hỏi nếu bây giờ cháu dừng dùng PreIQ do lượng vitamin A vượt ngưỡng cho phép và chuyển sang dùng Procare cùng với viên mollers dobbel thành phần có chứa: omega3 0,7g; DHA-EPA 0,6g; vitamin D15 mcg; vitamin A 250 mcg; vitamin E 10mg có được không ạ? Hay là cháu chỉ được dùng một loại thuốc bổ sung thôi. Hiện tại cháu có thai 7 tuần tuổi và cháu không ăn uống được gì, sức khỏe yếu nên cháu rất lo ạ. Cháu mong bác sĩ tư vấn thêm giúp cháu. Cháu cảm ơn ạ!
Chào bạn Vân,
Ở những tháng đầu thai kỳ, nhiều mẹ bầu gặp phải hiện tượng nghén với các biểu hiện: nôn, buồn nôn, mệt mỏi, dễ nhạy cảm với một số mùi vị nhất đinh,… Để hạn chế tình trạng trên bạn nên uống nhiều nước, chia thức ăn thành nhiều bữa nhỏ, ăn những chất dễ tiêu, tránh đồ ăn nhiều dầu mỡ,… Với tình trạng như vậy, bạn nên lựa chọn PM Procare diamond để cung cấp các dưỡng chất cho cơ thể như:
– DHA/EPA ở tỷ lệ chuẩn ~ 4/1, thành phần dầu cáv tự nhiên dạng Triglycerid giúp hấp thu và phát huy tác dụng tối đa. Với hàm lượng 216mgDHA/45mgEPA đáp ứng đủ nhu cầu của cơ thể giúp tăng khả năng thụ thai, phòng sảy thai, sinh non; hỗ trợ phát triển não bộ, thị giác của trẻ
– Acid folic 500mcg, đáp ứng đủ nhu cầu của cơ thể, phòng ngừa khuyết tật ống thần kinh, giúp quá trình tạo máu và phân chia tế bào,…
– 24mg sắt nguyên tố, đáp ứng khoảng 80% nhu cầu sắt của cơ thể, phần còn lại bạn có thể dễ dàng bổ sung từ thức ăn. Dùng sắt trước – trong khi mang thai giúp quá trình tạo máu, phòng ngừa thiếu máu thiếu sắt, sảy thai, thai chậm phát triển, sinh non,…
– I-ốt 200mcg, đáp ứng đủ nhu cầu cơ thể giúp phát triển não bộ, tuyến giáp của trẻ, phòng ngừa các rối loạn do thiếu I-ốt như: chứng đần độn, chậm phát triển,…
– các Vitamin và khoáng chất khác giúp duy trì sức khỏe của mẹ, tăng chất lượng sữa cho con bú và chuẩn bị tốt nhất cho thai kỳ sắp tới.
Bạn có thể bổ sung tới 3gam Omega 3 mỗi ngày mà không gây tác hại gì, tuy nhiên việc bổ sung nhiều như vậy là không cần thiết. Thuốc bổ không thể thay thế chế độ ăn, để tăng cường Omega 3 và các dưỡng chất khác bạn nên bổ sung từ thức ăn sẽ tốt hơn bạn nhé!
Nếu tình trạng nghén trầm trọng, bạn nên đến gặp bác sĩ để được trợ giúp.
Chúc bạn một thai kỳ mạnh khỏe!
Chào bác sĩ ạ.
Cháu muốn hỏi bác sĩ là hiện cháu đang uống viên mollers dobbel thành phần có chứa: omega3 0,7g; DHA-EPA 0,6g; vitamin D 15 mcg; vitamin A 250 mcg; vitamin E 10mg.
Cháu cũng đang uống PreIQ có chứa: vitamin A 2000 IU; vitamin E 10IU; vitamin D3 100IU omega3 670mg tương ứng DHA 80 và EPA 120mg.
Cháu dùng thuốc như vậy có quá liều lượng cho phép không a? Xin bác sĩ tư vấn giúp
Chào bạn Vân,
Hai sản phẩm bạn đang dùng đều cung cấp Omega3 (DHA,EPA) cho cơ thể. Tuy nhiên, để lựa chọn được sản phẩm Omega 3 phù hợp cho phụ nữ mang thai bạn cần chú ý các tiêu chí sau:
– Thành phần dầu cá tự nhiên dạng Triglycerid (Nếu ở dạng này trên nhãn sản phẩm sẽ được thể hiện rõ). Dạng tẹ nhiên Triglycerid hấp thu tốt hơn dạng tổng hợp Ethyl este tới 70%.
– Thành phần hàm lượng DHA.EPA cần được thể hiện rõ, với tỷ lệ DHA/EPA ~ 4/1 là tỷ lệ vàng giúp DHA vận chuyển tối ưu qua nhau thai. Tỷ lệ DHA/EPA < 1 phù hợp hơn trong hỗ trợ điều trị tim mạch, viêm khớp. – Hàm lượng DHA tối thiểu cần cung cấp được là 200mg/ngày (bao gồm từ thức ăn và từ thuốc bổ sung) – Nguồn nguyên liệu để chiết xuất dầu cá tốt nhất là từ thịt cá ngừ đại dương ở vùng biển Nam Thái Bình Dương. – Nhà cung cấp Uy tín, sản phẩm được sự kiểm duyệt và lưu hành chính thống ở VN dưới dạng thuốc. Như vậy, cả hai sản phẩm bạn đang dùng đều cung cấp Omega 3 dạng chưa phù hợp cho phụ nữ mang thai. Ngoài ra, tổng lượng Vitamin A mà hai sản phẩm đó cung cấp lên tới 850mcg, vượt quá ngưỡng cho phép. Nếu dùng liều cao như vậy trong thời gian dài có thể gây ra các tác dụng bất lợi do dư thừa: nôn, buồn nôn, đau đầu, mờ mắt, trẻ có thể bị dị tật,... Để cung cấp vitamin A an toàn bạn nên chọn bổ sung dưới dạng Betacaroten bạn nhé! Theo khuyến cáo, phụ nữ có thai cần cung cấp 400-800mcg acid folic/ngày (bao gồm từ thuốc và từ thức ăn). Hàm lượng acid folic trong PreIQ lên tới 800mcg ở ngưỡng cao nhất theo khuyến cáo cộng với lượng acid folic thu được từ thức ăn thì nguy cơ dư thừa là rất cao, ảnh hưởng tới độ an toàn của thuốc khi dùng thời gian dài. Để cung cấp đầy đủ dưỡng chất với liều lượng phù hợp, bạn có thể tham khảo sử dụng mỗi ngày 01 viên PM Procare diamond sau bữa ăn cho thai nhi phát triển tối ưu. Chúc bạn một thai kỳ mạnh khỏe!
Em bị mụn trứng cá chữa hoài nhưng không khỏi? Có phải em thiếu vitamin gì không? Nhờ bác sĩ tư vấn giúp em
Chào bạn Hương,
Hiện giờ bạn bao nhiêu tuổi, bạn bị trứng cá như vậy lâu chưa? Bạn có dùng sản phẩm trị mụn nào chưa? mụn trứng cá xuất hiện có thể do thay đổi nội tiết tố như trong độ tuổi dậy thì, khi mang thai. Mụn trứng cá là một bệnh lý của da do nhiễm khuẩn lỗ chân lông và tuyến bã, hoặc do phản ứng của da với các loại hóa chất, hóa mỹ phẩm, kem dưỡng da không thích hợp gây ra. Bạn có thể hạn chế mụn bằng cách luôn giữ vệ sinh da mặt thật tốt, hạn chế thức ăn nhiều dầu mỡ, cay nóng, cafe, cacao,…; nên ăn nhiều rau xanh và hoa quả có chứa nhiều Vitamin C, không nên tự ý nặn mụn để tránh nhiễm khuẩn lan rộng; tránh lạm dụng mỹ phẩm, luôn giữ cho tinh thần thoải mái.
Điều trị mụn trứng cá thường phải kết hợp nhiều phương pháp mới có kết quả. Thuốc bôi chỉ có tác dụng làm cho các tuyến được thông thoáng, làm sạch chất bã, chống nhiễm khuẩn. Tốt nhất bạn nên đến chuyên khoa da liễu để thăm khám và được điều trị thích hợp bạn nhé!
Chúc bạn và gia đình mạnh khỏe!
Đang cho con bú được 5 tháng thì có dùng được vitamin E?
Chào bạn Diệu,
Theo bảng nhu cầu dinh dưỡng cho người Việt Nam, phụ nữ cho con bú cần cung cấp 18mg Viamin E (27IU D-alpha tocopherol) mỗi ngày. Vitamin E là loại vitamin tan trong dầu, nếu dùng liều cao sẽ tích lũy trong cơ thể và gây ra các tác dụng phụ do dư thừa: tiêu chảy, đau bụng, mệt mỏi, các rối loạn tiêu hóa khác. Ngoài Vitamin E, khi cho con bú bạn cần cung cấp nhiều dưỡng chất khác như: canxi, acid folic, DHA, EPA, I-ốt, sắt,… Bạn nên tiếp tục sử dụng viên bổ sung dưỡng chất như PM Procare hay PM Procare diamond để cung cấp đầy đủ dưỡng chất, giúp cơ thể mau phục hồi và tăng chất lượng sữa cho con. Trong thành phần của Procare có 10IU vitamin E, phần còn lại bạn có thể dễ dàng bổ sung từ thực phẩm hàng ngày từ các thực phẩm: đậu tương, giá đỗ, vừng, lạc, mầm lúa mạch, hạt hướng dương,…
Chúc bạn cùng gia đình mạnh khỏe!