Sảy thai là hiện tượng khối thai đã chết bị đẩy ra khỏi buồng tử cung trước tuổi thai được 28 tuần. Khoảng 15-25% thai kỳ kết thúc bằng sảy thai, trong đó 80% các trường hợp sảy thai diễn ra trong 3 tháng đầu thai kỳ.
[toc]
Các dấu hiệu của sảy thai
Chảy máu: máu đỏ tươi hoặc đen, thường lẫn với dịch nhày. Đôi khi chỉ là một vài đốm máu trên quần lót cũng có thể là dấu hiệu đầu tiên của tình trạng sảy thai
Đau bụng: thường bắt đầu sau khi bạn bị chảy máu lần đầu. Đau vùng hạ vị, đau bụng từng cơn, cơn đau có thể nhẹ nhàng thoáng qua hoặc sắc nét, rõ ràng
Đau lưng hoặc cảm thấy tức nặng vùng bụng dưới
Một số trường hợp sảy thai/dọa sảy thai được phát hiện lần đầu tiên khi thực hiện thăm khám định kỳ. Đó là khi bạn không có bất kỳ các dấu hiệu nào nhưng trên thăm khám bác sĩ không thể nghe nhịp tim của em bé hoặc tử cung của bạn không phát triển như mong muốn. (Thường thì phôi hoặc bào thai ngừng phát triển vài tuần trước khi bạn có các triệu chứng thể hiện ra bên ngoài)
Tuy nhiên cần lưu ý: hiện tượng chảy máu âm đạo, ra một vài đốm máu, hoặc đau ở giai đoạn sớm mang thai cũng có thể chỉ là dấu hiệu cho thấy bạn đang bắt đầu một thai kỳ mà thôi.
Do đó, nếu bạn gặp các triệu chứng được liệt kê ở trên, hãy tới ngay bác sĩ để được thăm khám trực tiếp, tránh những lo lắng không đáng có đồng thời nhận được sự trợ giúp kịp thời của bác sĩ.
Nguyên nhân gây sảy thai
Khoảng 50-70% các trường hợp sảy thai trong ba tháng đầu gây ra bởi bất thường nhiễm sắc thể trong trứng – tinh trùng, khiến trứng thụ tinh không thể phát triển bình thường được. Đó là sự chọn lọc tự nhiên, phôi thai yếu sẽ bị loại bỏ, phôi thai khỏe mạnh bình thường sẽ tiếp tục phát triển.
Đôi khi sảy thai là do những vấn đề xảy ra trong quá trình phát triển ban đầu: trứng được thụ tinh làm tổ sai vị trí, khuyết tật trong quá trình phân chia tế bào hình thành cơ quan…
Lý do sảy thai rất đa dạng và thường không thể xác định được rõ ràng. Tuy nhiên, nguy cơ sảy thai cao hơn ở một số trường hợp:
Tuổi tác: Sự gia tăng tuổi của bà mẹ ảnh hưởng đến khả năng sảy thai
Phụ nữ dưới 35 tuổi có 15% nguy cơ sảy thai
Phụ nữ từ 35-45 tuổi có nguy cơ sảy thai 20-35%
Phụ nữ trên 45 tuổi có thể có đến 50% nguy cơ sảy thai
Lịch sử sảy thai: Phụ nữ đã có từ hai lần sảy thai trở lên sẽ có nguy cơ sảy thai lần nữa cao hơn những phụ nữ khác.
Nguy cơ sảy thai của bạn cũng cao hơn nếu bạn có thai trong vòng ba tháng sau khi sinh.
Lịch sử dị tật bẩm sinh hoặc các vấn đề về di truyền: Nếu vợ/chồng hoặc thành viên trong gia đình có bất thường di truyền, hoặc sinh con bị dị tật bẩm sinh thì sẽ có nguy cơ cao bị sảy thai.
Mẹ bị tiểu đường, rối loạn đông máu, các rối loạn tự miễn dịch (như hội chứng chống phospholipid hoặc lupus) và các rối loạn nội tiết (như hội chứng buồng trứng đa nang)
Nhiễm trùng: Nghiên cứu cho thấy nguy cơ sảy thai cao hơn nếu bạn bị bệnh listeria, quai bị, sởi, rubella, cytomegalovirus, parvovirus, lậu, HIV và một số bệnh nhiễm trùng khác.
Các vấn đề về tử cung/cổ tử cung: Bất thường về tử cung bẩm sinh, viêm kết mạc tử cung nghiêm trọng, cổ tử cung ngắn…. U xơ tử cung cũng có thể làm tăng nguy cơ sảy thai.
Các yếu tố của người cha: Có rất ít thông tin về tình trạng của bố có góp phần làm nguy cơ sảy thai của cặp vợ chồng, mặc dù rủi ro có tăng theo tuổi của bố. Một số nghiên cứu đã tìm thấy nguy cơ sảy thai cao hơn khi người cha tiếp xúc với thủy ngân, chì, và một số hoá chất công nghiệp và thuốc trừ sâu.
Hút thuốc, uống rượu và sử dụng ma túy có thể làm tăng nguy cơ sảy thai. Một số nghiên cứu còn chỉ ra mối liên quan giữa mức độ tiêu thụ caffein cao và tăng nguy cơ sảy thai.
Dùng thuốc: Một số loại thuốc có liên quan đến nguy cơ sảy thai gia tăng, vì vậy điều quan trọng là cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi dùng bất kỳ loại thuốc nào.
Chất độc môi trường: Các yếu tố môi trường có thể làm tăng nguy cơ của bạn bao gồm chì, asen; một số hóa chất như: formaldehyde, benzen và oxit ethylene; và liều lượng lớn các chất phóng xạ hoặc khí gây mê.
Béo phì: Một số nghiên cứu chỉ ra mối liên quan giữa chứng béo phì và sảy thai.
Thực hiện các thủ thuật chẩn đoán: sinh thiết nhau thai, chọc nang,…
Phải làm gì nếu nghi ngờ sảy thai?
Tới thăm khám bác sĩ trực tiếp ngay lập tức nếu bạn nhận thấy các triệu chứng bất thường như chảy máu hoặc đau bụng từng cơn trong khi mang thai.
Nếu chưa thấy thai vào tử cung làm tổ thì bác sĩ có thể nghi ngờ tình trạng chửa ngoài tử cung. Khi đó bạn sẽ được siêu âm ngay để xác định chính xác.
Nếu sau thăm khám không có thêm các dấu hiệu bất thường nào khác, bạn sẽ được chỉ định nghỉ ngơi tối đa, bổ sung dưỡng chất đầy đủ, theo dõi sát thai kỳ và thực hiện lần siêu âm khác vào khoảng tuần thứ 7-8. Tại tuần thứ 7-8, nếu bác sĩ siêu âm nhìn thấy phôi với nhịp tim bình thường, bạn sẽ có thai tốt và nguy cơ sảy thai thấp. Nhưng bạn sẽ cần phải siêu âm lại sau nếu vẫn tiếp tục chảy máu.
Nếu phôi thai có kích thước thích hợp nhưng không có nhịp tim, điều đó có nghĩa là phôi thai không tồn tại. Tùy thuộc vào từng hoàn cảnh, bạn có thể cần siêu âm lặp lại trong vòng một đến hai tuần và làm một số xét nghiệm máu trước khi bác sĩ có thể đưa ra chẩn đoán cuối cùng.
Nếu bạn đang ở trong tam cá nguyệt thứ hai và siêu âm cho thấy cổ tử cung của bạn đang ngắn hoặc mở, bác sĩ có thể quyết định thực hiện khâu cổ tử cung của bạn để ngăn ngừa sảy thai hoặc sinh sớm.
Điều quan trọng cần nhớ là khi có bất kỳ các triệu chứng bất thường nào thì bạn cần tới bác sĩ để được thăm khám cụ thể. Nếu bạn đang có dấu hiệu sảy thai, cần nghỉ ngơi tối đa, ăn uống bổ sung dưỡng chất đầy đủ, ăn các thực phẩm dễ tiêu để tránh táo bón,… Quan hệ tình dục không gây sảy thai, nhưng tốt hơn là nên tránh trong thời gian này.
Sau khi sảy thai cần lưu ý gì?
Sảy thai là điểu không ai mong muốn, tuy nhiên nếu nó sảy ra thì bạn cũng nên để tư tưởng thoải mái, bởi đó đa phần là sự chọn lọc của tự nhiên. Và tư tưởng thoải mái sẽ là tiền để cho một thai kỳ tốt đẹp sắp tới.
Sau khi lấy thai ra ngoài bạn sẽ bị đau bụng và ra máu trong vòng một ngày hoặc lâu hơn và chảy máu nhẹ trong 1-2 tuần. Có thể bạn sẽ được bác sĩ chỉ định dùng thuốc thích hợp sau sảy thai, hãy tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ.
Tránh sinh hoạt tình dục, bơi lội… trong ít nhất một vài tuần và cho đến khi tình trạng chảy máu chấm rứt.
Nếu bạn chảy máu nhiều hay có bất kỳ dấu hiệu nhiễm trùng (như sốt, đau nhức, dịch tiết âm đạo có mùi hôi,…) hoặc cảm thấy đau quá mức thì hãy tới ngay bác sĩ để được trợ giúp kịp thời.
Có thể mang thai sau khi sảy thai không?
Ít nhất 85% phụ nữ bị sảy thai có thai kỳ và sinh con bình thường sau đó. Sảy thai không có nghĩa là bạn có vấn đề về khả năng sinh sản.
Khoảng 1% -2% phụ nữ có thể đã sảy thai nhiều lần (ba lần trở lên). Với những trường hợp này, bạn cần tới bác sĩ để thăm khám trực tiếp nhằm tìm ra nguyên nhân để có biện pháp hỗ trợ phù hợp.
Cần đợi bao lâu mới có thể mang thai lại?
Sau khi sảy thai cơ thể bạn cần một khoảng thời gian để phục hồi hoàn toàn. Khi bắt đầu có kinh nguyệt trở lại là bạn có thể mang thai. Tuy nhiên, để có một thai kỳ mạnh khỏe thời gian tới thì tốt nhất bạn nên tới bác sĩ để được thăm khám trước khi mang thai lần tiếp theo. Thông thường bạn nên đợi khoảng 3 tháng sau sảy thai, tuy nhiên khoảng thời gian tối ưu phụ thuộc vào tình hình cụ thể của bạn.
Có thể phòng ngừa sảy thai được không?
Sảy thai thường sảy ra do bất thường nhiễm sắc thể, bất thường trong quá trình phân chia tế bào. Có tới 50% các trường hợp sảy thai diễn ra trước khi bạn có nhận thấy mình chậm kinh, thậm chí lúc đó bạn chưa biết rằng mình đã thụ thai. Với những trường hợp này thông thường không thể phòng chống, chỉ có thể tối ưu hóa sự phát triển trứng, tinh trùng bằng cách thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh, tránh xa rượu, bia, thuốc lá, hóa chất độc hại…
Với những nguyên nhân được xác định cụ thể bằng thăm khám và xét nghiệm thì bác sĩ sẽ có phương hướng dự phòng, điều trị phù hợp. Đôi khi, điều trị bệnh cho vợ hoặc chồng (nếu có) sẽ cải thiện cơ hội cho một thai kỳ thành công.
Sau sảy thai, bạn cần dành thời gian để nghỉ ngơi, thư giãn nhằm phục hồi cả về thể chất lẫn tinh thần. Thực hiện chế độ ăn uống bổ sung dưỡng chất đầy đủ từ thức ăn và thuốc bổ như PM Procare diamond mỗi ngày để cung cấp DHA, EPA cùng đầy đủ các dưỡng chất thiết yếu khác cho cơ thể khỏe mạnh, tăng cường khả năng thụ thai thành công và chuẩn bị điều kiện tốt nhất cho thai kỳ sắp tới.
Theo Procarevn
2 thoughts on “Sảy thai – Dấu hiệu, nguyên nhân, cách phòng chống”
E uống nhằm 2 viên misoprostol stada 200mcg, bị đau bụng dưới và ra máu, chỉ trog còn 6 giờ thì hoàn toàn ko còn đau bụng và bớt ra máu. Khi ra máu có 1 ít chất nhờn và máu cục đen. Cho e hỏi vậy là e đã sảy thai hay chỉ bị độg thai thôi thưa bs
Chào bạn Ngân,
Để xác định chính xác, bạn nên tới bác sĩ để thăm khám, siêu âm cụ thể bạn nhé!
Chúc bạn sức khỏe!