Những tháng đầu sau sinh được xem là thời điểm vàng để bé phát triển về cân nặng và hệ miễn dịch khỏe mạnh, tuy nhiên có những bé tăng cân rất chậm mặc dù bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu. Vậy nguyên nhân nào khiến bé chậm tăng cân và làm thế nào để bé bú mẹ tăng cân nhanh?
- Biện pháp giúp mẹ chống còi xương cho trẻ
- Nuôi con bằng sữa mẹ – những điều tuyệt đối không thể bỏ qua
- Mẹ cho con bú nên ăn gì để con phát triển toàn diện?
Tốc độ tăng cân đối với trẻ sơ sinh bú sữa mẹ
Trẻ trong năm đầu quan trọng nhất là tăng cân tốt và có hệ miễn dịch khỏe mạnh khi ấy khả năng tiêu hóa của trẻ cũng hoạt động tốt theo. Trẻ có hệ miễn dịch khỏe mạnh mới có sức đề kháng tốt và khả năng phòng các bệnh lây nhiễm từ môi trường cao, giúp cho sự phát triển thể chất lẫn trí não ở trẻ trong những năm đầu đời được hoàn thiện hơn.
Vì mỗi bé có một nhịp độ phát triển khác nhau nên tốc độ tăng cân của trẻ sơ sinh cũng khác nhau và phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Trong tuần đầu sau sinh bé có thể bị tụt cân sinh lý và mất khoảng 5-10% cân nặng ban đầu, nhưng bước sang tuần thứ 2 bé sẽ tăng cân trở lại và đạt mốc cân nặng vượt trội.
Theo các tiêu chuẩn của Tổ Chức Y Tế Thế Giới sự tăng trưởng được xem là bình thường đối với trẻ bú sữa mẹ thông qua các tiêu chí sau:
- Bé sẽ bị sụt từ 5-10% cân nặng sau khi sinh trong tuần đầu tiên và bắt đầu tăng cân đều đặn sau 2-3 tuần tiếp theo.
- Thông thường trong 3 tháng đầu đời bé tăng khoảng từ 1 – 1,2 kg/tháng, từ tháng thứ 3 đến tháng thứ 6 tăng khoảng 600g. Càng về sau thì cân nặng của bé sẽ càng tăng chậm hơn với mỗi tháng chỉ tăng từ 300-400g
- Chiều dài tăng 1,5 lần trong vòng 12 tháng
- Chu vi vòng đầu tăng lên khoảng 11cm khi 12 tháng tuổi.
Nguyên nhân bé bú mẹ mà vẫn chậm tăng cân và cách khắc phục
1. Mẹ cho bú chưa đúng cách
Nếu mẹ cho bé bú mỗi bên vú một lúc rồi nhanh chóng đổi qua bên khác thì có thể bé không nhận đủ dinh dưỡng từ sữa mẹ, nguyên nhân là do sữa mẹ có 2 dạng trong quá trình tiết sữa đó là sữa đầu cữ bú và sữa cuối cữ bú trong đó:
Sữa đầu cữ bú (foremilk): là sữa mẹ trong khoảng 10 phút đầu được cất giữ trong các ngăn chứa và tiết ra vào giai đoạn đầu cho bú. Sữa đầu cữ bú thường trong, loãng như nước, khi bé bú có thể bắn thành tia nếu mẹ nhiều sữa.
Sữa cuối cữ bú (Hindmilk): Tiếp theo sữa đầu cữ bú là loại sữa chảy ra trong giai đoạn giữa và cuối cữ bú. Loại sữa có chứa nhiều chất kem và đầy đủ những vitamin tan trong mỡ đặc và béo hơn, chứa nhiều đạm, là nguồn dinh dưỡng giúp bé phát triển và no lâu, và chỉ chảy ra từng giọt trắng đục vào những phút lúc cuối cùng tại bầu sữa mẹ.
Vì vậy, mẹ cần cho con bú ít nhất 20 phút mỗi bên, để đảm bảo con bú được những giọt sữa béo. Nếu mẹ cho con bú chừng 15 phút lại chuyển sang bầu vú bên kia cho bú nghĩa là con sẽ chỉ bú được lượng sữa ban đầu loãng như nước. Như vậy con sẽ không đủ no, ngủ chập chờn không yên giấc vì vẫn còn đói.
Với trẻ nào bú thời gian ngắn dưới 20p cho 1 lần bú thì mẹ cần phải VẮT BỎ BỚT lớp sữa đầu tùy theo lượng sữa thực tế của mình nhiều hay ít. It thì bỏ chừng 20-30ml, nhiều thì vắt bỏ nhiều hơn cho một bên bầu ngực, để con có thể bú ngắn thời gian hơn cho mỗi bên vú, nhưng vẫn bú được lớp sữa nhiều dinh dưỡng hơn.
Xem : Hướng dẫn cho con bú đúng cách
2. Bé bú chưa đủ
Nguồn thức ăn duy nhất của trẻ sơ sinh chính là sữa mẹ hoặc sữa công thức vì vậy mẹ cần cho bé bú đều đặn trong ngày. Mỗi cữ bú cách nhau khoảng từ 2-3 giờ kể cả vào ban đêm mẹ cũng nên đánh thức bé dậy để cho bú. Mẹ có thể kiểm tra xem, sau mỗi lần bú, bé có vui vẻ thỏa mãn không. Nếu bé hay quấy khóc, đòi bú thường xuyên, đi tiêu ít, thời gian bú dài rồi sau đó bỏ bú, không thích bú thì có khả năng bé bú chưa đủ.
Xem thêm: Làm sao biết bé đã bú đủ sữa mẹ?
3. Mẹ bổ sung dinh dưỡng kém
Ngoài ra, khi con bú mẹ hoàn toàn mà tăng cân kém, con chậm phát triển các giai đoạn biết lẫy, ngồi bò, mọc răng thì mẹ cần ăn uống đầy đủ chất hơn, đủ chất đạm (thịt cá) dùng thêm các hoa quả chứa vitamin A, C, E, ăn thêm ngũ cốc để có Vitamin B. Các loai này thấy nghe quen thuộc nhưng không phải ai cũng bổ sung đủ cho cơ thể, khi thiếu các loại vitamin và khoáng chất cần thiết sẽ khiến trẻ sơ sinh bú mẹ chậm lớn, chậm phát triển, tăng cân kém hoặc suy dinh dưỡng. Vì vậy, phụ nữ mang thai và cho con bú mẹ hoàn toàn cần bổ sung đầy đủ các nhóm dưỡng chất cần thiết mỗi ngày.Nếu mẹ ăn uống không đủ chất thì sữa mẹ không thể đảm bảo đủ dinh dưỡng để cung cấp cho con phát triển bình thường hay tốt nhất được.
Thực phẩm là nguồn cung cấp chất dinh dưỡng tốt nhất. Tuy nhiên, do nhu cầu tăng cao nên rất khó để bổ sung đầy đủ nếu chỉ qua thức ăn hàng ngày. Do đó, ngoài tăng cường chất lượng bữa ăn, bà mẹ cho con bú được khuyên dùng thêm thuốc bổ mỗi ngày. Các dưỡng chất mẹ cần lưu ý cung cấp đủ như: DHA, EPA, acid folic, Canxi, I-ôt, Vitamin A, D…
>>Xem: Vitamin tổng hợp giúp gì cho mẹ khi cho con bú?
4. Bé thiếu ngủ
Trẻ sơ sinh ngay từ khi chào đời sẽ ngủ liên tục khoảng từ 16-18 tiếng mỗi ngày, bé chỉ thức khi ăn và khi đi vệ sinh. Sở dĩ, sự phát triển của bé trong những tháng đầu diễn ra rất nhanh chóng cũng chính là nhờ giấc ngủ, hay nói cách khác trẻ lớn lên khi ngủ.
Nhiều mẹ thường có quan niệm cho trẻ sơ sinh ngủ ít vào ban ngày sẽ giúp trẻ ngủ ngon và thẳng giấc vào ban đêm. Điều này hoàn toàn không đúng mẹ nhé! Vì khi thiếu ngủ, ngủ không đủ giấc sẽ khiến trẻ khó chịu, quấy khóc, đặc biệt hơn là ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ sơ sinh.
Khi lớn hơn thời gian ngủ của bé cũng sẽ giảm đi nhưng bạn vẫn cần đảm bảo cho trẻ ngủ đủ giấc và đúng giờ. Nhất là vào buổi tối không cho trẻ thức quá muộn vì ngủ muộn sẽ làm cho tuyến yên không tiết ra hormone tăng trưởng làm bé chậm lớn, chậm tăng cân hơn.
Ngoài ra mẹ nên massage cho bé mỗi ngày sẽ có tác dụng làm cho trẻ sơ sinh thư giãn, đi vào giấc ngủ ngon lành, việc massage cho trẻ sơ sinh cũng được các nhà nghiên cứu khuyến khích vì tác dụng thúc đẩy hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả hơn. Một khi bé không gặp vấn đề gì về tiêu hóa, con sẽ chóng tăng cân.
Để bé tăng cân tốt khi bú mẹ hoàn toàn thì mẹ không chỉ cần quan tâm đến việc cho con bú đúng cách, dinh dưỡng đầy đủ, bổ sung thuốc bổ mỗi ngày mà còn cần đảm bảo chế độ ngủ nghỉ, vận động hàng ngày cho bé nữa mẹ nhé!
Theo Procarevn.vn
145 thoughts on “Làm thế nào để trẻ bú mẹ tăng cân nhanh”
Bé nhà mình đc 4thang mà cân nặng đc 5.5kg. Me bổ sung procare từ khi mang thai đến nay. Bú mẹ hoàn toàn. Bs tư vấn cho bé tăng cân giup ạ.
Chào bạn,
Không rõ lúc sinh bé được mấy Kg? trẻ sơ sinh tăng trung bình 600gam/1 tháng là đang phát triển bình thường.
Trẻ bú sữa mẹ thường sẽ không tăng cân nhanh như trẻ uống sữa công thức, nhưng ngược lại sức đề kháng của trẻ bú mẹ thường tốt hơn. Để bé khỏe mạnh, mau lớn thì cách tốt nhất là bạn cần tăng cường chất lượng dinh dưỡng cho bé thông qua sữa mẹ. Mẹ cần thực hiện ăn uống bổ sung dưỡng chất đầy đủ, ăn đa dạng các nguồn thực phẩm, không nên kiêng khem quá nhiều. Ngoài ra Mẹ có thể sử dụng thuốc PM Procare diamond thay vì dùng PM Procare để đảm bảo cung cấp dưỡng chất tốt nhất cho cơ thể khỏe mạnh, tăng cường chất lượng sữa cho con bú. Con được bú đủ no, sữa mẹ đủ dưỡng chất thì sẽ mau lớn.
Chúc bạn và bé mạnh khỏe!
Bác sĩ cho e hỏi.. Con e đc 1,5 tháng rồi nhưng dạo gần đây bé thường quấy khóc không chịu ngủ cả ban ngày lẫn ban đêm..ngủ trung bình chỉ 8 giờ/ngay.giấc ngủ cũg k sâu thường hay giật mình.. Nhưng Bé vẫn bú và đi ngoài bình thuờng. Thấy bé đờ người ra e lo wá..bác sĩ cho e hỏi có thuốc nào hay làm cách gì để bé ngủ sâu hơn và nhiều hơn không ạ.. Mong bác sĩ tư vấn giúp e!
Chào bạn Phương Vi,
Trẻ sơ sinh 1-2 tháng thông thường ngủ 15-18h/ngày, trẻ thường chỉ thức dậy để phục vụ các nhu cầu thiết yếu là ăn, đi vệ sinh, khám phá thế giới một chút mà thôi. Em bé của bạn ngủ như vậy là quá ít. Không rõ bạn đã cho bé uống bổ sung Vitamin D hay chưa? Với trẻ bú mẹ hoàn toàn cần bổ sung thêm Vitamin D với liều 400IU/ngày. Khó ngủ, quấy khóc, ngủ hay giật mình là một trong các biểu hiện của tình trạng thiếu Vitamin D, thiếu canxi gây ra. Tuy nhiên, để xác định chính xác nguyên nhân và có biện pháp điều trị kịp thời thì bạn nên đưa bé tới bác sĩ để được thăm khám cụ thể.
Chúc bạn và gia đình mạnh khỏe!
Con e 4th chỉ nặng 6,7kg, ngủ đêm hay đạp chân, vậy có thiếu cân và thiếu canxi ko ạ, bú cũng được ạ
Chào bạn Thùy Trang,
Bé 4 tháng cân nặng 6,7kg là hoàn toàn bình thường bạn nhé!
Ở trẻ sơ sinh, mặc dù các bộ phân, cơ quan của cơ thể đã hình thành đầy đủ nhưng cần thời gian để hoàn thiện, trong đó có hệ thần kinh. Từ khi mới sinh ra, não bộ của trẻ phải học cách thích ứng với nhịp ngày đêm, với sự vận động tay chân khi thức và tạm ngừng hoạt động khi ngủ. Đây là công việc khá khó khăn khi não bộ chưa trưởng thành. Chính vì vậy, bạn có thể thấy trẻ hay lăn lộn, đạp tay – chân, cười, khóc… trong lúc ngủ. Đó là điều bình thường.
Tuy nhiên cũng có một số yếu tố làm gia tăng tình trạng này mẹ cần lưu ý:
– Yếu tố cảm xúc lúc bé thức còn ảnh hưởng trong giấc ngủ (kích thích, ức chế, quấy khóc…)
– Yếu tố thể chất (vận động, hoạt động nhiều hơn bình thường)
– Tình trạng bệnh lý (quấy, sốt, đau đớn, khó chịu…)
– Yếu tố vi lượng ảnh hưởng đến hoạt động của thần kinh nhạy cảm hơn (thiếu canxi, magne, photpho..)
– Những kích thích sinh lý (mắc tiểu, mắc cầu, nhu động ruột)
Nếu bé ăn tốt, không quấy khóc, chơi đùa bình thường, không kèm theo các biểu hiện khác như: rụng tóc hình vành khăn, quấy khóc, đổ mồ hôi trộm… thì hiện tượng đạp tay chân khi ngủ là hiện tượng sinh lý bình thường bạn nhé!
Chúc bạn và bé mạnh khỏe!
Bé nhà mình 3 tuần tuổi mà lên co 300g mình lo không biết có phải do minh it sua kn
Chào bạn Ngọc Mai,
Trẻ sơ sinh có giai đoạn sút cân sinh lý trong vòng 10 ngày đầu, bé có thể giảm 10% cân nặng so với lúc sinh, sau đó bé sẽ tăng cân trở lại. Chính vì vậy, 3 tuần mà bé tăng được 300gam là bình thường. Từ lúc này trở đi, bé sẽ tăng cân nhanh chóng hơn nếu trẻ được ăn đủ no, sữa mẹ đủ dưỡng chất. Vì vậy, điều quan trọng lúc này là mẹ cần tăng cường dưỡng chất trong chế độ ăn, bổ sung thêm thuốc bổ tổng hợp như PM Procare diamond mỗi ngày, uống nhiều nước, tăng cường nghỉ ngơi, ngủ đủ giấc để đủ sữa và nâng cao chất lượng sữa cho con bú.
Chúc bạn và gia đình mạnh khỏe!
Bé nhà e hay rướn và thường ngủ không được sâu bú mẹ chỉ 2 tiếng có lúc chỉ 1,5 tiếng đã đòi ăn tiếp.cho e hỏi làm sAo thời gian bé ăn tầm 3 tiếng hay 2,5 tiếng 1 lần ạ. Em cảm ơn ạ
Chào bạn Phương,
Trẻ sơ sinh thể tích dạ dày còn rất nhỏ, chỉ ăn dược một lượng nhỏ/lần. Trẻ bú ít sẽ nhanh bị đói và thời gian giữa các cữ bú không dài. Khi trẻ lớn, dạ dày ngày một to ra khiến trẻ ăn được nhiều hơn thì thời gian giữa các cứ bú sẽ giãn ra. Bạn không nên quá nôn nóng.
Tuy nhiên, có một nguyên nhân khác có thể khiến trẻ mau bị đói đó là sữa mẹ nghèo dưỡng chất. Bạn cần tăng cường chất lượng bữa ăn của mình nhiều hơn, ăn đa dạng các nguồn thực phẩm, không nên thực hiện chế độ ăn quã kiêng khem. Đồng thời có thể bổ sung thêm mỗi ngày 01 viên PM Procare diamond để cùng bữa ăn hàng ngày đảm bảo cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng thiết yếu cho cơ thể khỏe mạnh mau phuc hồi và tăng cường chất lượng sữa cho con bú.
Chúc bạn và gia đình mạnh khỏe!