Chuẩn bị trước khi mang thai là việc làm cần thiết để con yêu sinh ra được phát triển toàn diện. Tuy nhiên, không phải cặp vợ chồng nào cũng có thể chuẩn bị tốt ở giai đoạn khởi đầu này. Bạn cần chuẩn bị về mọi mặt từ vật chất cho đến tinh thần và đặc biệt là sức khỏe. Bạn có thể tham khảo bài viết dưới đây để rõ hơn nhé.
[toc]
- Làm thế nào để dễ thụ thai nhất?
- Cần uống bổ sung thuốc gì trước khi mang thai?
- Khám tiền sản trước khi mang thai: tại sao không nên bỏ qua?
Tại sao cần phải chuẩn bị trước khi mang thai?
Sơ đồ thống kê các nguyên nhân con sinh ra không khỏe mạnh
Có nhiều yếu tố khiến em bé sinh ra không được khỏe mạnh trong đó có những ảnh hưởng từ trước khi mang thai. Kể đến như những việc sau bạn hoàn toàn có thể khắc phục được trước khi mang thai:
- Do không làm kiểm tra sàng lọc trước sinh
- Do mang thai khi đang mắc bệnh lý
- Mang thai khi mắc các bệnh viêm nhiễm.
- Quan hệ tình dục không lành mạnh
- Chế độ dinh dưỡng trước khi mang thai chưa đầy đủ
- Yếu tố môi trường như tiếp xúc nhiều với các hóa chất độc hại.
- ….
Bạn có thể tránh được những trường hợp này với những danh mục dưới đây về những điều cần chuẩn bị trước khi mang thai.
Danh mục cần chuẩn bị trước khi mang thai
1. Kiểm tra sức khỏe trước khi mang thai
Danh mục khám sức khỏe trước khi mang thai
Đây là việc quan trọng nhất trong danh sách cần chuẩn bị trước khi mang thai. Sức khỏe trước khi mang thai cũng quyết định rất nhiều đến sự phát triển của thai nhi sau này. Khám sức khỏe tiền sản cả là vợ và chồng phát hiện ra những bất thường trong cơ thể để khắc phục kịp thời, hay các yếu tố di truyền có thể lây sang em bé.
Khám sức khỏe sinh sản
Việc kiểm tra này bao gồm các xét nghiệm thường quy về hormone, xét nghiệm về trứng, tinh trùng và siêu âm khung chậu, xét nghiệm về nhiễm virus: rubella, Virus viêm gan B,C, giang mai.
- ĐỐI VỚI NỮ: Nên đi kiểm tra sức khỏe sau khi hết kinh nguyệt sau 3- 7 ngày, trong khoảng thời gian này không nên quan hệ tình dục. Đi kiểm tra vào buổi sáng, nên nhớ không ăn sáng, để bụng rỗng vì có một số hạng mục kiểm tra yêu cầu như vậy, đi tiểu lần đầu tiên vào buổi sáng, lấy mẫu sạch sẽ cho vào lọ thủy tinh làm xét nghiệm.
- ĐỐI VỚI NAM: Cũng giống nữ giới không nên ăn uống trước khi đi khám và không được quan hệ tình dục trước khi kiểm tra 3 ngày.
Đối với nam giới, xét nghiệm về chất lượng tinh trùng gồm hình thái, số lượng, khả năng chuyển động cũng như mật độ của tinh dịch.
Các xét nghiệm này cho bạn nhiều thông tin về việc liệu cơ thể của bạn có sẵn sàng cho việc thụ thai hay chưa và để phát hiện xem có thể có vấn đề gì không? Nếu bạn đã cố gắng một vài lần và có sẵn tất cả các xét nghiệm này bác sĩ sẽ kiểm tra sâu thêm.
Khám các bệnh về sức khỏe cá nhân
Các chuyên gia sức khỏe đều khuyên rằng bất kể ai cũng nên có một lịch khám sứ khỏe tổng quát đinh kỳ. Đây là việc rất nên làm với những cặp vợ chồng chuẩn bị mang thai. Khám có thể phát hiện ra các vấn đề về sức khỏe trước khi chuyển thành bệnh. Những yếu tố nguy cơ cần đi khám một cách thận trọng được kể đến như:
- Với những mẹ trên 35 tuổi cần chú ý hơn về vấn đề sức khỏe vì tuổi này sẽ có nguy cơ nhiều biến chứng khi mang thai và cả sinh con.
- Những mẹ có bệnh nền đang điều trị như: Thiếu máu, bệnh huyết áp, bệnh tim, bệnh tuyến giáp, tiểu đường… cần có những tư vấn điều trị riêng về thuốc và những lưu ý trong quá trình mang thai, sinh con sau này. Chẳng hạn như một số bệnh phải thay đổi thuốc điều trị hiện tại vì thành phần thuốc không tốt cho phụ nữ có thai, bạn cần phải điều chỉnh thuốc ngay cả từ khi chuẩn bị mang thai. Hãy nó với bác sĩ về dự định mang thai của bạn và nghe tư vấn cụ thể từ bác sĩ nhé.( ☛ Xem đầy đủ trường hợp: Bà bầu bị thiếu máu)
- Những yếu tố nguy cơ từ lần mang thai trước: đã từng sảy thai, sinh non, lưu thai, hay từng bị tiền sản giật trong lần mang thai bé trước cần phải có điều chỉnh thuốc bổ sung ngay từ trước khi mang thai, hay lúc bắt đầu có thai. Hãy nghe tư vấn từ bác sĩ để có thai kỳ sắp tới thuận lợi.
Tham vấn di truyền
Tham vấn di truyền có mục đích xác định xem chị em có nguy cơ di truyền bệnh cho con và giúp vợ chồng quyết định có nên có con hay không. Một trong những nhóm nguy cơ cao có thể ảnh hưởng di truyền đến em bé như các bệnh về máu, bệnh về tim bẩm sinh, bệnh về tuyến giáp…. Nếu bạn có rối loạn di truyền, con bạn sẽ có nguy cơ thừa hưởng tình trạng này. Xét nghiệm này được thực hiện thông qua mẫu nước bọt hoặc mẫu máu của bạn.
Kiểm tra các vấn đề di truyền, hỏi tư vấn trước khi mang thai còn giúp chị em an tâm rằng em bé sẽ không có nguy cơ mắc các bệnh này, và nếu có nguy cơ thì chị em sẽ có cơ hội để tìm ra lựa chọn tốt nhất cho cả 2 mẹ con. Xác định sớm bệnh của con mà có những can thiệp ngay từ đầu. Cần có những sàng lọc từ sớm như các trip test, double test, hay chọc ối đúng thời điểm của thai kỳ sắp tới.
2. Tiêm phòng trước khi mang thai
Các chuyên gia khuyến cáo phụ nữ khi mang thai, hệ thống miễn dịch của cơ thể sẽ hoạt động kém hơn bình thường. Vì vậy nguy cơ nhiễm bệnh sẽ tăng lên. Chính vì thế tiêm phòng là cách tốt nhất để bảo vệ chị em khỏi những nguy hiểm cho cả mẹ và thai nhi.
Những loại vắc xin thường được tiêm phòng trước khi mang thai phổ biến là:
- Tiêm phòng Rubella hoặc mũi tổng hợp Sởi – quai bị – Rubella: Cần tiêm 3 tháng trước khi mang thai. Nguy hiểm nếu mẹ bị nhiễm Rubella trong 3 tháng đầu hoặc cuối thai kỳ có thể gây sảy thai, sinh non, dị tật thai nhi.
- Tiêm phòng Thủy đậu: Mũi này cần tiêm muộn nhất là 2 tháng trước khi mang bầu. Khoảng 2% số bé có mẹ mắc bệnh thủy đậu trong 5 tháng đầu thai kỳ có nguy cơ mắc dị tật về hình thể, liệt chi.
- Tiêm phòng Cúm: Mũi này cũng rất quan trọng. Mẹ mắc cúm trong 3 tháng đầu thai kỳ có thể khiến con bị dị tật.
- Tiêm phòng Viêm gan B: Mẹ mắc bệnh này có thể lây cho con. Nếu chưa tiêm bạn nên tiêm sớm nhất có thể nhé.
3. Bỏ rượu, thuốc lá, chất kích thích
Nếu hút thuốc, uống rượu hoặc sử dụng chất gây nghiện, cả vợ cả chồng nên từ bỏ ngay từ bây giờ. Việc sử dụng thuốc lá và ma túy có thể dẫn đến sinh non, sẩy thai và bé sinh nhẹ cân. Với người chồng giới, nếu hút thuốc lá, số lượng tinh trùng sẽ thấp ảnh hưởng nhiều đến khả năng thụ thai.
4. Tăng cường sức khỏe
Cả vợ và chồng cần phải tăng cường sức khỏe. Bằng các thực hiện lối sống lành mạnh, bổ sung thêm các vitamin tổng hợp cụ thể như sau:
Thực hiện lối sống lành mạnh
- Tập thể dục thường xuyên nâng cao sức khỏe. Tập thể dục không chỉ sẽ giúp cơ thể khỏe mạnh, giảm căng thẳng mà còn giúp quá trình thụ thai diễn ra dễ dàng hơn. Tập thể dục cũng giúp bạn kiểm soát cân nặng tốt trước khi mang thai. Đây cũng là một lợi ích rất tốt: Bạn sẽ dễ dàng thụ thai hơn nếu có cân nặng phù hợp.
- Ăn uống lành mạnh: Bỏ qua các đồ ăn nhanh thay bằng những thực phẩm giàu dưỡng chất.
- Thời gian làm việc và nghỉ ngơi hợp lý: Vẫn biết lên kế hoạch có em bé bố mẹ cần phải làm việc nhiều hơn để chuẩn bị chào đón thành viên mới. Nhưng hãy sắp xếp thời gian làm việc và nghỉ ngơi hợp lý để đảm bảo sức khỏe nhé.
Bổ sung thêm vitamin tổng hợp tăng cường sức khỏe cho cả vợ cả chồng.
Tham khảo ý kiến từ chuyên gia y tế để bổ sung cho phù hợp. Người chồng có thể bổ sung thêm thực phẩm giàu kẽm và vitamin E để tinh trùng khỏe mạnh. Hay người vợ có thể bổ sung vitamin tổng hợp trước sinh, trong đó không thể thiếu thành phần Axit folic giúp giảm nguy cơ dị tật ống thần kinh ở trẻ sơ sinh. Cần bổ sung ngay từ khi có ý định mang thai.
5. Tránh xa các nguồn lây nhiễm
Ngoài việc tuân theo nguyên tắc ăn chín uống sôi bạn cũng cần chú ý đến đến khâu bảo quản và chế biến thức ăn hàng ngày sạch sẽ để tránh những bệnh nhiễm khuẩn về đường ruột. Cùng với đó bạn cũng cần tránh xa các nguồn lây nhiễm như hóa chất độc hại, một số vật nuôi có nguy cơ mang nguồn nhiễm bệnh như:
- Một số vật nuôi mang nguồn nhiễm bệnh, chẳng hạn như phân mèo có virus toxocariasis bạn cần phải tránh xa tránh vì có thể có các biến chứng lớn hơn nếu phụ nữ bị nhiễm bệnh trong khi mang thai.
- Hạn chế ở trong môi trường độc hại: Nếu bạn bị nhiễm chất phóng xạ hoặc hóa chất tại nơi làm việc thì sẽ làm ảnh hưởng đến khả năng thụ thai.
- Chú ý hạn chế dùng hóa chất, mỹ phẩm… những việc này có thể dẫn đến dọa sảy thai, động thai và sinh non.
6. Ngừng tất cả các biện pháp tránh thai
Tất nhiên với dự định mang thai bạn sẽ cần phải ngưng các biện pháp tránh thai như thuốc tránh thai, bao cao su… Sau khi ngưng dùng thuốc tránh thai cơ thể bạn cần thêm một khoảng thời gian để trở lại bình thường. Nó có thể mất tới vài tháng để cân bằng lại hormone nếu bạn dùng thuốc tránh thai thường xuyên và kéo dài trước đó.
7. Tìm hiểu về quá trình thụ thai
Nếu bạn đang mong ngóng có em bé, đừng quá sốt ruột. Bạn có thể tăng cơ hội mang thai bằng những đọc những điều cơ bản nhất về quá trình thụ thai qua nguồn sách báo. Tìm hiểu về thời gian rụng trứng để xác suất thụ thai cao hơn. (Mách bạn: Thời gian tối ưu để thụ thai (11-21 ngày từ ngày đầu tiên của chu kỳ kinh cuối) lúc này dịch nhầy âm đạo tiết ra nhiều, trở lên mỏng và trơn hơn khả năng thụ thai cao hơn.)
Tìm hiểu cả về những dấu hiệu có thai để kịp thời chuẩn bị cho các bước tiếp sau. ( ☛ Xem thêm: Dấu hiệu mang thai sớm nhất )
8. Chuẩn bị tài chính trước khi mang thai
Chuẩn bị có thêm thành viên mới trong gia đình, vợ chồng bạn sẽ phải lo lắng rất nhiều thứ, đặc biệt là tài chính. Vì vậy ngay từ trước khi mang thai, bạn nên cân nhắc xem tình hình tài chính hiện nay của cả hai vợ chồng như thế nào? Một số khoản chi phí cơ bản bạn cần chú ý:
- Chi phí khám thai định kỳ và sinh đẻ
- Chi phí quần áo, thuốc men cho mẹ
- Chi phí quần áo và vật dụng cá nhân cho bé
- Chi phí sữa cho con
- Chi phí dự phòng bất trắc, bệnh tật
- Chi phí trong thời gian nghỉ thai sản
Với việc xác định các khoản phải chi tiêu như trên các cặp vợ chồng sẽ xác định chi phí hàng tháng hết bao nhiêu, có thể tiết kiệm được chừng nào và kế hoạch tạo dựng thêm nguồn thu nhập mới để chuẩn bị cho sự ra đời của em bé.
Một số mẹo giúp các cặp đôi vợ chồng chuẩn bị tài chính khoa học, hiệu quả nhằm giảm bớt nỗi lo tài chính khi sinh con là: không sắm quá nhiều đồ bầu, mua bảo hiểm thai sản, hạn chế chi phí sinh hoạt không cần thiết, mở sổ tiết kiệm hoặc tiết kiệm với heo đất…
9. Dinh dưỡng trước khi mang thai như thế nào?
Chế độ dinh dưỡng trước khi mang thai không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của người mẹ, mà nó cũng có ảnh hưởng rất lớn sự phát triển toàn diện của con sau này. Mẹ khoẻ mạnh sẽ giúp cho thai nhi dung nạp đủ dưỡng chất cần thiết để phát triển trong suốt thai kỳ.
Do đó, trong các bữa ăn hàng ngày, mẹ cần thay đổi thực đơn từ những món ăn nhanh, nhiều dầu mỡ sang các thực phẩm tươi, có lợi cho sức khỏe. Mẹ cần bổ sung nhiều hơn lượng protein, sắt, can-xi và acid folic mỗi ngày. Các thực phẩm dồi dào dinh dưỡng này gồm có trái cây, đậu phộng (lạc), rau xanh (đặc biệt là rau lá xanh), ngũ cốc và các sản phẩm ít béo. Song song với đó, mẹ nên giảm các loại thực phẩm có hàm lượng calo thấp, khoai tây chiên, đồ nướng, soda…
Không chỉ có mẹ mà bố cũng cần thay đổi theo thực đơn này vì con là kết quả của cả bố và mẹ.
Tuy nhiên, chế độ ăn hàng ngày rất khó thể cung cấp đủ dưỡng chất cần thiết, một số chất dễ bị thiếu như: Acid folic, sắt, kẽm, vitamin D, vitamin B12; đặc biệt là thiếu hụt Omega 3 do thói quen ít ăn hải sản hay các loại cá giàu Omega 3 trong bữa ăn hàng ngày của người Việt Nam. Vì vậy, ngay từ khi chuẩn bị mang thai, phụ nữ được khuyên dùng viên bổ tổng hợp mỗi ngày để cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho cơ thể.
>> Xem thêm: 3 lưu ý lựa chọn thuốc bổ khi chuẩn bị mang thai
10. Tìm hiểu kỹ thông tin các bệnh viện phụ sản
Không thừa và sớm quá khi bạn tìm hiểu về thông tin bệnh viện ngay từ trước khi mang thai. Hãy lên kế hoạch tìm hiểu các bệnh viện hay trung tâm phụ sản từ ngay bây giờ. Hiện có các gói chăm sóc sinh sản từ những tháng đầu tiên đến khi đi sinh.
Sau 9 tháng 10 ngày mang thai, sinh nở là “chướng ngại vật” cuối cùng mà các mẹ phải trải qua để chào đón bé yêu. Vì vậy, việc chọn bệnh viện phụ sản phù hợp với điều kiện sống, tốt nhất cho mẹ và bé cũng rất quan trọng .Trước những kênh thông tin từ người thân, bạn bè, các trang mạng xã hội… tùy theo khả năng tài chính mà các bà mẹ có thể lựa chọn bệnh viện công, bệnh viện tư hay bệnh viện phụ sản quốc tế. Nên chọn những bệnh viện, phòng khám gần nhà, thuận tiện đi lại và hãy tìm cho mình những địa chỉ tin cậy để có thể khám thai định kỳ và đăng ký dịch vụ sinh tốt nhất.
11. Chuẩn bị tinh thần đón con yêu
Bạn đã thực sự sẵn sàng chào đón con yêu? điều này cần phải đến từ 2 phía vợ và chồng. Hãy cùng nhau trả lời những câu hỏi sau:
- Hai vợ chồng đều mong muốn có em bé lúc này chưa?
- Bạn đã có kế hoạch sắp xếp công việc và chăm sóc em bé như nào chăm sóc mẹ bầu ra sao?
- Bạn đã chuẩn bị gì cho việc làm bố, làm mẹ?
Và còn gì nữa mà không thực hiện ngay từ bây giờ.
Xem video chia sẻ Chuẩn bị gì trước khi mang thai từ chuyên gia
CHƯƠNG TRÌNH LIVESTREAM SỨC KHỎE VÀ CUỘC SỐNG với sự tham gia của Bác sĩ khách mời: Ths Bs Nguyễn Thị Thanh Tâm – Nguyên bác sĩ Bệnh viện Từ Dũ – GĐ Chuyên môn PK DK SIM Medical Center giải quyết các vấn đề như:
- Tại sao phải chuẩn bị trước khi mang thai? Với nam, với nữ?
- Khám sức khỏe trước khi mang thai, cụ thể là khám những gì: tổng quát, máu- nước tiểu, nhiễm sắc thể, sức khỏe sinh sản…?
- Tiêm phòng những vacxin nào?
- Dinh dưỡng trước khi mang thai?
- Bổ sung gì trước khi mang thai?
- Lời khuyên từ bác sĩ chuyên gia.
Trên là những chia sẻ về những điều cần chuẩn bị trước khi mang thai. Hi vọng bài viết giúp ích nhiều cho bạn. Chúc bạn có một thai kỳ thành công!
PM Procare – Nhân đôi hạnh phúc làm Mẹ
102 thoughts on “Danh mục những điều cần chuẩn bị trước khi mang thai”
Mình có uống thuốc PM PROCARE từ 3 tháng trước khi mang thai đến khi nào?
Chào bạn Nguyễn Trúc,
PM Proare là sản phẩm cung cấp 18 dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể. Đây là các dưỡng chất cần thiết cho thai kỳ mà chế độ ăn hàng ngày khó có thể cung cấp đủ. Chính vì vậy, ngoài tăng cường chất lượng bữa ăn, phụ nữ chuẩn bị mang thai, mang thai và cho con bú có thể sử dụng Procare hàng ngày để đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng tăng lên trong thời kỳ này. Với liều lượng 01 viên sau ăn, PM Procare sẽ cùng với thức ăn hàng ngày đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng cho mẹ khỏe mạnh, thai nhi phát triển tối ưu; phòng ngừa các biến chứng trong thai kỳ: sảy thai, sinh non, sinh con nhẹ cân, cao huyết áp, tiền sản giật, đái tháo đường…
Chúc bạn một thai kỳ mạnh khỏe!
Bác cho con hỏi: lúc trước con có điều trị mun uống các thuốc này ” isotina, levo, clinda” con uống trong thời gian 2 tháng 1 tuần. Con ngưng uống vào cuối tháng 9.2017. Bây giờ con muốn có e bé thì có được không ạ ? Nếu không được thì thời gian ngưng thuốc bao lâu mới đươc ạ ? Liều lượng dùng thuốc là ” đối với viên thuốc màu nâu đen uống 1 viên /1 ngày, 2 loại dạng trụ uống 1 ngày 2 lần” Em không biết tên nào ứng với thuốc nào nữa. Chỉ nhớ hình dạng thuốc thôi. Mong Bác tư vấn giúp Em ạ. Em xin cám ơn !
Chào bạn Luật,
Trong số các thuốc bạn dùng, cần lưu ý nhất là thuốc Isotina bởi nguy cơ gây khuyết tật cho thai nhi rất cao nếu dùng thuốc gần và trong thời gian mang thai. Thuốc được khuyến cáo ngừng sử dụng trước khi mang thai ít nhất 1 tháng để đảm bảo an toàn cho thai kỳ.
Bạn ngưng dùng thuốc tính đến nay đã được 5 tháng, đủ thời gian an toàn cho việc mang thai. Vì vậy, nếu muốn có em bé thì bạn hoàn toàn có thể mang thai được rồi bạn nhé!
Chúc bạn mạnh khỏe và sớm có tin vui!
Em uống thuốc tránh thai tới giờ là được 3 năm rồi giờ em muốn có con thì phải ngưng thuốc trong bao lâu
Chào bạn Huế,
Sau khi ngưng thuốc tráng thai cơ thể cần một khoảng thời gian để phục hồi lại. Thời gian để cơ thể phục hồi không giống nhau giữa các cá thể. Có người chỉ mất 1-2 tháng, có người cần tới 6 tháng. Bạn không thể biết mình cần bao nhiêu thời gian. Chính vì vậy, bạn nên ngừng thuốc ngay khi có kế hoạch mang thai. Thay vào đó nên thực hiện các biện pháp tránh thai khác như: dùng bao cao su, màng tránh thai nếu chưa muốn có con ngay.
Thân ái,
E chuẩn bị có thai, mẹ em bị quai bị, e có tránh và giữ gìn, vì sức đề kháng em yếu, nên e hơi lo, bác sĩ tu vấn cho em với
Chào bạn,
Bệnh quai bị ro virus gây ra, bệnh lây truyền chủ yếu qua các chất tiết của đường hô hấp. Bệnh quai bị chỉ bị một lần trong đời, nếu trước đây bạn đã tiêm vacxin thì sẽ có miễn dịch suốt đời. Bênh thường tiến triển trong 7-10 ngày là khỏi.
Nữ giới bị quai bị có thể dẫn tới viêm buồng trứng, Tình trạng viêm này sẽ gây ra các cơn đau nhức nhưng không gây hại cho trứng của phụ nữ. Tuy nhiên, nếu mắc quai bị khi mang thai thì tình trạng sẽ nghiêm trọng hơn, có thể dẫn tới sảy thai, suy thai, dị tật,…
Để phòng tránh lây nhiễm quai bị trước hết bạn cần hạn chế tiếp xúc với người bệnh, đồng thời tăng cường chế độ ăn uống, bổ sung dưỡng chất, uống nhiều nước để nâng cao sức để kháng. Vaccine phòng ngừa quai bị thường không có hiệu quả sau khi đã tiếp xúc nguồn lây. Tuy nhiên vaccine này vẫn được khuyên dùng vì nó có khả năng bảo vệ trong những lần tiếp xúc sau đó. Vì vậy, bạn có thể thực hiện tiêm phòng quai bị để tránh lây nhiễm nếu lần sau tiếp xúc với nguồn bệnh.
Chúc bạn mạnh khỏe!
Chào bác sỹ. Đầu năm nay mình có bầu nhưng được hơn 5 tháng thì phát hiện bé bị dị tật đành phải bỏ. Vợ chồng mình đã cố gắng tìm hiểu nguyên nhân ở bv Từ Dũ song kết quả là không rõ nguyên nhân. Nay mình muốn có bầu lại. Bác sỹ có thể giới thiệu cho mình bệnh viện nào khám, tư vấn trước khi mang thai tốt ko? Ở miền nam càng tốt ạ!
Chào bạn Nguyễn Ngọc,
Không phải tất cả các trường hợp thai lưu, sảy thai, thai dị tật để có thể xác định được nguyên nhân cụ thể. Vẫn có một tỷ lệ nhất định không xác đinh được nguyên nhân.
Bênh viện Từ Dũ là Bệnh viện sản phụ khoa hàng đầu, hoặc bạn có thể tới bênh viện Hùng Vương, Bệnh viện Phụ sản MÊKÔNG, BV Quốc tế Hạnh Phúc… đều có chất lượng y tế tốt bạn nhé!
Trân trọng,