Sắt có lẽ là dưỡng chất mẹ bầu quan tâm đầu tiên khi mang thai bởi nó có vai trò thực sự quan trọng đối với thai kỳ. Nhưng nên bổ sung như thế nào thì không phải ai cũng nắm rõ. Cùng Procare tham khảo 3 giải pháp bổ sung sắt hiệu quả cho bà bầu dưới đây để có cách bổ sung thích hợp cho mình nhé!
1. Bổ sung sắt cho bà bầu thông qua thực phẩm
Bổ sung sắt từ chế độ ăn luôn là điều cần thực hiện trước tiên. Bởi sắt từ thực phẩm là sắt hữu cơ dễ hấp thu, đồng thời không gây ra các tác dụng phụ như sử dụng thuốc bổ sung.
Hơn nữa, tăng cường chế độ ăn giàu sắt còn giúp cung cấp nhiều dưỡng chất cần thiết khác. Bổ sung dinh dưỡng từ thực phẩm luôn là biện pháp tối ưu và cần là nguồn dinh dưỡng chính để đảm bảo một thai kỳ khỏe mạnh, an toàn.
Một số thực phẩm giàu sắt bạn có thể tham khảo:
Sắt có nguồn gốc động vật (sắt dạng Heme) hấp thu tốt hơn sắt có nguồn gốc thực vật bởi vì trong protein có một loại peptide đặc biệt giúp hấp thu sắt cao hơn. Hơn nữa, sắt heme có thể tan được trong môi trường kiềm nên với người có axit thấp vẫn có thể hấp thu được trong khi đó, sắt ở thực vật không hấp thu được khi dạ dày không có đủ độ axít. Tỉ lệ hấp thu của sắt heme là 25%, trong khi tỉ lệ hấp thu của sắt không heme chỉ 10%.
Tăng cường chế độ ăn với thực phẩm giàu sắt có nguồn gốc động vật cùng với các loại rau quả chứa nhiều vitamin C sẽ giúp hấp thu sắt tối ưu.
2. Bổ sung sắt cho bà bầu từ thói quen ăn uống
Cần thực hiện giảm các chất ức chế hấp thu sắt, nếu không thể cắt giảm thì thời điểm sử dụng nên cách xa thời điểm bổ sung sắt ít nhất 2h để sắt được hấp thu tốt nhất có thể.
Tăng cường các chất có tác dụng thúc đẩy hấp thu sắt là điều nên thực hiện để sắt được hấp thu tối ưu.
Thành phần bữa ăn có Polyphenols, tanin (trà, cà phê, gia vị thảo dược), canxi (trong một số rau, hạt, đậu và tất cả các loại sữa tươi và sữa có bổ sung canxi), phytate (gạo, lúa mì, lúa mạch, ngô, đậu và hạt các loại) sẽ cản trở sự hấp thu sắt.
Bữa ăn giàu sắt của bạn sẽ chỉ hấp thu chưa đến 50% lượng sắt có trong đồ ăn nếu bạn uống sữa bò/dê hay sữa đậu nành có bổ sung canxi ở mức 300-600mg canxi trong vòng 2h trước và sau khi ăn.
Món ăn giàu sắt, đặc biệt là từ thực vật thì bạn nên uống thêm nước chanh, cam (hay ăn một loại trái cây giàu vitamin C như ổi, dưa lưới, cam, bưởi, quýt…).
3. Bổ sung sắt cho bà bầu bằng liều thấp nhất có thể
Khi nhu cầu sắt tăng cao mà chế độ ăn hàng ngày không cung cấp đủ thì bạn cần bổ sung sắt từ thuốc sắt cho bà bầu. Tuy nhiên, chỉ nên bổ sung liều thấp nhất có thể mà thôi.
Cơ thể thường chỉ hấp thu được 10-15% lượng sắt mà bạn đã cung cấp. Phần sắt không được hấp thu sẽ gây ra các tác dụng không mong muốn trên đường tiêu hóa: viêm loét dạ dày, tiêu chảy hoặc táo bón, đi ngoài phân đen… Do đó, liều lượng bổ sung sắt từ thuốc càng thấp càng giảm tối đa những tác dụng phụ do thuốc gây ra.
Tùy vào chế độ ăn, theo bảng nhu cầu dinh dưỡng khuyến nghị cho người Việt Nam 2016 lượng sắt khuyến nghị cần bổ sung mỗi ngày như sau:
Thực hiện chế độ ăn khoảng 01 lạng thịt cá/ngày với mẹ bầu không khó. Với chế độ ăn này bạn chỉ cần bổ sung trung bình khoảng 27,1mg sắt nguyên tố/ngày (bao gồm từ thức ăn và từ thuốc bổ sung).
Tuy nhiên, nhu cầu sắt của cơ thể mỗi giai đoạn một khác. Do đó việc bổ sung trải đều trong suốt thai kỳ sẽ không phát huy tối đa hiệu quả.
- Trước và trong 3 tháng đầu thai kỳ: nhu cầu sắt tương tự như khi bạn chưa mang thai, thậm chí ở thai kỳ thứ nhất nhu cầu sắt còn giảm đi bởi mẹ không bị mất máu do kinh nguyệt.
- Từ 3 tháng giữa trở đi: nhu cầu sắt bắt đầu tăng cao và lên tới đỉnh điểm trong vòng 6-8 tuần cuối thai kỳ để đáp ứng đủ cho thai nhi ngày một lớn.
- Sau sinh: bổ sung sắt tương tự như giai đoạn trước và trong 3 tháng đầu.
Bạn có biết cơ thể chúng ta có thể điều chỉnh hấp thu sắt để phù hợp với nhu cầu hay không? Khi nhu cầu không cao thì cơ thể sẽ có cơ chế giảm hấp thu tương ứng. Lúc này, bổ sung càng nhiều sắt sẽ càng khiến cơ thể gặp phải các tác dụng không mong muốn do dư thừa.
Hấp thu sắt giảm trong 3 tháng đầu thai kỳ, sau đó tăng dần trong suốt các tháng sau cho tới 1 tháng sau sinh để đáp ứng đủ nhu cầu và tái lập dự trữ sắt cho mẹ.
Sắt không phải cứ bổ sung nhiều là tốt. Để hạn chế tác dụng không mong muốn do bổ sung sắt gây ra, nên lựa chọn sản phẩm bổ sung sắt phù hợp với từng giai đoạn của thai kỳ và tùy thuộc vào chế độ ăn thực tế hàng ngày của bạn.
Xem thêm: Bổ sung sắt ĐÚNG – ĐỦ cho bà bầu
Như vậy, muốn bổ sung sắt hiệu quả thì điều cần làm đầu tiên là cải thiện chế độ ăn, thay đổi thói quen ăn uống để không cản trở hấp thu. Sau đó mới là bổ sung sắt từ thuốc và chỉ nên bổ sung ở liều tối thiểu mà thôi.
Theo Procarevn
40 thoughts on “3 giải pháp bổ sung sắt hiệu quả cho bà bầu”
Bác sĩ cho em hỏi: năm nay em 34 tuổi, chồng em 40 tuổi. Em có kinh nguyệt đều, hai vợ chồng quan hệ bình thường nhưng vẫn chưa có em bé. Kinh nguyệt của em là ngày 21 tây thì rụng trứng là ngày 11 đến 14 đúng không ạ? Xin bác sĩ tư vấn giúp em
Chào bạn Sen,
Cách tính ngày rụng trứng còn tùy thuộc vào số ngày chu kỳ kinh nguyệt của bạn. Ví dụ chu kỳ kinh nguyệt của bạn kéo dài 28 ngày thì thời gian rụng trứng là xung quanh ngày thứ 14 và bạn dễ có bầu nếu quan hệ trong ngày thứ 13-15.
Hiện nay trên thị trường có các que thử rụng trứng để xác định chính xác ngày trứng rụng để thụ thai, bạn có thể mua chúng ở nhà thuốc.
Khó có thai đôi khi có thể còn do các nguyên nhân từ bạn hoặc chồng, vì vậy bạn nên sắp xếp thời gian cùng chồng đến bệnh viện chuyên khoa sản để được tư vấn.
Nếu bạn đang dự định có thai thì nên bổ sung một số dưỡng chất cần thiết để cơ thể sẵn sàng cho việc mang bầu. Bạn có thể sử dụng 1 viên PM Procare Diamond mỗi ngày để cung cấp:
– Acid folic 500mcg theo khuyến cáo giúp phòng ngừa dị tật ống thần kinh thai nhi.
– DHA và EPA đặc biệt dành cho phụ nữ trước khi mang thai, trong khi mang thai và cho con bú, giúp tăng khả năng thụ thai; tăng cường sự phát triển não bộ, thị giác và hệ miễn dịch của thai nhi. Thành phần dầu cá tự nhiên dạng Triglyceride và tỉ lệ DHA/EPA~ 4/1 là tỉ lệ hấp thu tối ưu qua nhau thai.
– Các vitamin và khoáng chất khác như sắt, iot, kẽm, vitamin A, B, C, D…bổ sung giúp cơ thể khỏe mạnh, sẵn sàng cho việc thụ thai.
Chúc gia đình bạn mạnh khỏe và sớm có tin vui!
Con mình vừa mất sau sinh 12 giờ. Bác sĩ kết luận con mình thiếu máu, tiếp máu bé lại không nhận được. Lúc mang bầu mình chỉ uống viên bổ tổng hợp và canxi. Có phải do mình không bổ sung thêm sắt không mà con mình lại bệnh như vậy? Cảm ơn bác sĩ đã tư vấn.
Chào bạn Lan,
Chúng tôi rất tiếc về trường hợp của con bạn, xin chân thành chia sẻ cùng gia đình nỗi buồn này. Con sinh ra bị thiếu máu có thể do thiếu sắt, cũng có thể do các nguyên nhân khác như bất thường gen, bất đồng yếu tố Rh…
Bạn nên trao đổi lại với bác sĩ trực tiếp khám thai cho bạn để tìm ra nguyên nhân cụ thể. Lần mang thai tiếp theo bạn cần theo dõi chặt chẽ và có thể cân nhắc làm các xét nghiệm tầm soát trước sinh.
Chúc bạn mau chóng khỏe trở lại!
Em có một vấn đề này xin bác sĩ tư vấn dùm, em cảm ơn bác sĩ. Tháng rồi em có kinh nguyệt vào ngày 4 tây, ngày sạch kinh là 9 tây. Tháng này em có vào ngày 3 tây, nhưng rất ít, máu bầm. Nhiều chị bạn bảo thử que, có khi do lượng huyết dơ trong người nên dư vậy. Sáng hôm sau em thử thì que lên 2 vạch, đi siêu âm thì chưa thấy gì, bác sĩ hẹn 1 tuần sau quay lại.
Sang hôm sau em thử lại vẫn là 2 vạch nữa (1 đậm, 1 lợt). Chị dâu bảo là do huyết dư cuối chu kỳ kinh vì bạn chị cũng từng như vậy. Vậy có phải là em đã mang thai không?
Chào bạn Ngọc,
Kết quả thử thai từ que thử có thể bị sai lệch nếu nước tiểu có lẫn máu, mủ hay protein. Để kết quả chính xác hơn, bạn nên lấy mẫu thử vào buổi sáng sau khi thức dậy và sau khi sạch kinh 1 tuần nhé.
Chúc bạn và gia đình mạnh khỏe!
Chào bác sĩ, tôi đang mang thai 32 tuần, xét nghiệm bác sĩ bảo thiếu máu. Tôi chỉ được 3.2 triệu tế bào máu. Xin tư vấn giúp tôi cách bổ sung sất thế nào cho hợp lý
Chào bạn Nguyên,
Bạn nên bổ sung sắt qua các thức ăn giàu sắt như thịt đỏ, trứng, rau chân vịt, ngót.. và viên bổ sung sắt. Lưu ý nên bổ sung viên sắt ở dạng muối dễ hấp thu chẳng hạn như sắt fumarate và uống lúc đói, kết hợp cùng vitamin C để tăng khả năng hấp thu sắt vào cơ thể.
Chúc bạn một thai kỳ mạnh khỏe!
Bác sĩ cho em hỏi, hiện nay em đang mang thai được 20 tuần. Em đang uống thuốc bổ cho bà bầu gestarelle. Em uống thêm dầu cá fish oil với thuốc bổ sắt timoferol và canxi có được không? Xin cảm ơn bác sĩ
Chào bạn,
Thuốc Gestarelle G3 đã có bổ sung dầu cá, tuy nhiên không công bố dạng dầu cá là Triglycerid hay Ethyl Esther và hàm lượng DHA trong đó không cao, vì vậy không chắc chắn được hiệu quả đến đâu.
Bạn có thể bổ sung thêm dầu cá dạng Triglyceride dành cho phụ nữ có thai riêng, hoặc chuyển sang dùng thuốc bổ bà bầu khác có chứa dầu cá tự nhiên và hàm lượng DHA, EPA phù hợp với khuyến cáo cho PNCT như PM Procare Diamond.
Các viên thuốc bổ tổng hợp thường không bổ sung đủ canxi vì vậy bạn có thể bổ sung thêm canxi qua chế độ ăn, sữa (1 cốc sữa tương đương với khoảng 200mg canxi), hoặc uống các chế phẩm bổ sung. Lưu ý chỉ bổ sung tối đa 500mg canxi mỗi lần và nên uống vào buổi sáng để tránh bị sỏi thận, uống cách xa thời điểm uống các loại vitamin khác vì canxi gây cản trở hấp thu chất khác.
Hàm lượng sắt trong thuốc bạn đang dùng thấp và ở dạng muối sulfat khó hấp thu. Bạn có thể bổ sung thêm sắt qua thịt đỏ, trứng, rau xanh hoặc viên uống bổ sung. Tuy nhiên bạn lưu ý bổ sung sắt hàm lượng cao và ở dạng muối sulfat khó hấp thu có thể gây táo bón.
Chúc bạn một thai kỳ mạnh khỏe,