Có khoảng 80% các bà bầu đều trải qua các cơn đau lưng và hông. Cơn đau lưng nhiều nhất là 3 tháng giữa và 3 tháng cuối, thường xảy ra ở khớp cùng xương chậu nơi tiếp giáp với cột sống. Đau lưng khi mang thai không nguy hiểm nhưng sẽ khiến bà bầu khó chịu và gây nhiều phiền toái đến sinh hoạt hàng ngày. Các bác sĩ đã bật mí những bí kíp nào giúp cho các bà bầu hạn chế được chứng đau lưng khó chịu trên?
Bà bầu bị đau lưng – Nguyên nhân
Nội tiết tố biến đổi trong thai kỳ có thể làm nới lỏng các khớp và dây chằng nối với xương chậu, cột sống để chuẩn bị cho việc sinh nở. Việc thả lỏng các khớp nà có thể gây đau lưng.
Cơ bụng trở nên yếu ớt và bị giãn mạnh do thai phát triển to khiến cho vùng cơ lưng bị chèn ép gây đau lưng.
Lưng bà bầu phải cong về phía trước nhiều hơn do tử cung của mẹ lớn dần lên, trọng lượng cơ thể dồn về trước trong một thời gian dài sẽ gây mỏi và đau lưng hơn.
Cũng vì trọng lượng dồn nhiều về phía trước, trong quá trình di chuyển, bà bầu thường ngả về phía sau khiến phần lưng bị cong, gây đau nhức.
Ngoài ra, nhiều thai phụ có thói quen chống tay vào lưng khi đứng lên, ngồi xuống hoặc khi đi lại cũng khiến vùng lưng bị tác động một lực lớn làm tổn thương, nhất là phần xương cụt, gây đau lưng.
Chế độ ăn không được cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng, đặc biệt là canxi và magie cũng là một trong những nguyên nhân kiến bà bầu bị đau lưng.
Bà bầu bị đau lưng có được dùng thuốc?
Bà bầu vẫn có thể dùng các thuốc giảm đau thông thường hoặc các loại cao dán, tuy nhiên vẫn cần được sự cho phép của bác sĩ.
Không nên lạm dụng các loại thuốc giảm đau này để tránh gây hại cho thai nhi. Đặc biệt, không dùng miếng dán giảm đau lên phần lưng có vết thương hở hoặc những bà bầu hay bị dị ứng, mẩn đỏ trên da cũng không nên dùng các loại cao dán này.
Xem thêm:
- Dấu hiệu có thai
- Dấu hiệu mang thai tuần đầu
- omega 3 6 9 có cần thiết cho bà bầu?
- Vitamin A – Bà bầu cần biết
- DHA – Vi chất quan trọng không thể bỏ qua
- Axit folic – Không thể thiếu cho bà bầu
- Cẩm nang Mang thai
- Dấu hiệu sắp sinh
Bà bầu bị đau lưng – Làm sao cho hết?
Dùng nệm cứng để hạn chế đau thắt lưng
Tắm ngâm trong bồn nước ấm để thư giãn các cơ bắp
Nhờ người xoa bóp, massage lưng.
Bà bầu nên nằm nghiêng bên trái sẽ có lợi cho tuần hoàn máu giữa mẹ và thai nhi. Tuy nhiên, không vì thế mà nằm mãi một tư thế, sẽ gây mỏi, đau nhức khi trọng tâm cơ thể dồn quá lâu về một bên. Vì vậy, bà bầu nên luân phiên thay đổi tư thể để cơ thể được thoải mái.
Ngồi đúng tư thế khi mang thai: giữ thẳng cổ, người không chúi về phía trước, vai thả lỏng, chân tạo thành một góc 90 độ với mặt đất, mông chạm vào lưng ghế. Hạn chế ngồi quá lâu mà nên thay đổi tư thế thường xuyên.
Khi ngồi lên từ vị trí nằm, lăn qua một bên đẩy người lên bằng bàn tay.
Tư thế đứng là hai chân thẳng, bàn chân nên hơi mở sang hai bên để trọng tâm rơi vào gần tâm bàn chân. Nếu mẹ bầu phải đứng quá lâu thì cách vài phút phải đổi tư thế trước, sau của hai chân để có thể giảm mệt mỏi.
Khi nâng cái gì lên, cong đầu gối xuống, không khom lưng, không cúi gập bụng quá lâu.
Vận động vừa sức, không mang vác vật nặng
Mang giày bệt, hạn chế đi giày cao gót vì sẽ làm gia tăng các triệu chứng đau lưng, đau xương khớp.
Chườm khăn nóng hoặc chai nước nóng để giảm đau lưng.
Trước khi đi ngủ có thể ngâm chân trong nước ấm khoảng 15 phút để các cơ, xương khớp được thư giãn, giảm triệu chứng đau lưng.
Mặc áo ngực nâng tốt, không chọn loại mút dầy hoặc quá bó vì sức nặng có thể làm bà bầu bị đau lưng
Thử mang dây đai thai sản để giữ lưng thẳng
Có chế độ ăn uống cân bằng và đầy đủ dưỡng chất, bổ sung canxi, magie và các nguồn vitamin.
Canxi có nhiều trong các loại rau có màu xanh thẫm; các loại hạt, đậu; tôm, cua, cá và trong các chế phẩm từ sữa. Do đó, thai phụ nên tăng cường bổ sung các loại thực phẩm trên, đặc biệt nên uống 2 cốc sữa tươi hàng ngày để bổ sung lượng canxi nhất định. Bên cạnh đó, bà bầu nên uống bổ sung các loại dưỡng chất từ các loại thuốc bổ dành cho bà bầu để cơ thể phát triển khỏe mạnh, phòng ngừa bệnh tật.
Tập thêm các bài tập giúp hạn chế đau lưng:
- Ngồi thẳng lưng, khoanh chân trên thảm hoặc nền nhà. Sau 15-30 giây, thả lỏng cơ thể rồi lại tiếp tục giữ cho lưng thẳng. Mỗi ngày dành khoảng 10-15 phút để tập, triệu chứng đau lưng sẽ thuyên giảm.
- Quỳ gối, chống tay trên sàn nhà, đầu hơi ngẩng. Từ từ hạ đầu xuống, nâng lưng lên. Giữ nguyên trong vài giây, sau đó, hạ lưng về tư thế ban đầu. Tập 2-3 lần/ngày.
- Tập các động tác cho phần lưng trên: xoay đầu, nhún vui, xoay tròn cánh tay, hoặc tập yoga dưới sự hướng dẫn của huấn luyện viên.
- Tập các động tác cho thắt lưng: Nằm xuống và đong đưa /xoay khung chậu tới lui, chéo đầu gối qua lồng ngực, bơi lội, tập yoga tiền sản.
Nếu bị đau vùng thắt lưng bên trái, nên đến khám bác sĩ để kiểm tra về thận vì khi mang thai, thận của bạn cũng hay bị chèn ép bởi tử cung lớn lên.
Nếu có biểu hiện đau âm ỉ kéo dài, bà bầu cần đến ngay cơ sở y tế chuyên khoa sản để khám và được tư vấn điều trị.
Theo PGS.TS Nguyễn Thị Lâm